a, Thị trường tài chính
Tác động từ nền kinh tế là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh (lạm phát, khủng hoảng, suy thoái ngành nghề...). Từ đó, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo, nguồn thu của doanh nghiệp động do nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi theo tình hình kinh tế. Doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa, và kích thích thị trường đễ không
dẫn tới tình trạng vốn ứ đọng hoặc tài sản không lưu thông được, từ đó nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản.
b, Môi trường pháp lý
Mỗi quốc gia, đất nước đều có những khung pháp lý, chính sách nhất định dành có các tổ chức kinh doanh nhằm tạo ra môi trường kinh tế lành mạnh, phát triển
bền vững. Hệ thống pháp luật và chính sách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng. Các chủ trương này cần có sự đồng nhất, tương ứng với các quy định quốc tế nhưng vẫn phù hợp với chế độ xã hội hiện hành. Những chính sách kinh tế có khả năng tác động tới môi trường đầu tư và phát triển của doanh nghiệp, nếu nhà nước đưa ra các chính sách rộng mở thì doanh nghiệp
sẽ có nhiều cơ hội phát triển trên nền kinh tế ổn định và thuận lợi. Ngược lại đối với các chính sách thắt chặt, gây nhiều khó khăn đối với các tổ chức kinh doanh. Vì vậy, sự thay đổi trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với từng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
c, Môi trường khoa học công nghệ
Bước vào kỷ nguyên kĩ thuật số, những tiến bộ khoa học phát triển không ngừng mỗi giờ, nếu nhà quản trị không kịp thời tìm hiểu, tiếp thu thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu, nhường chỗ cho các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng trong công tác đổi mới, tiếp thu những nền công nghệ để nâng cấp trang thiết bị và giảm sức lao động, từ đó giảm thiểu tình trạng thất thoát vốn và sử dụng tài sản đạt hiệu quả.
d, Những rủi ro bất thường
Đây là những tác động không lường trước được và không thể tránh khỏi (nợ khó đòi, lũ lụt, dịch bệnh, thiên tai...) làm tài sản hay tình trạng sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ, mất mát, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh. Đối với những rủi ro này thì chỉ có thể chấp nhận và khắc phục dần dần qua thời gian.
e, Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng
Hiệu quả sản xuất kinh doanh có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào điều kiện
tự nhiên như vị trí địa lý, mùa vụ, khoáng sản, năng lượng tự nhiên, khí hậu vùng miền.. .Do các loại hình sản xuất kinh doanh cần sử dụng tới các loại nhiên liệu hoặc sản phẩm theo mùa. Vị trí đặt nhà xưởng, máy móc sản xuất cũng cần chọn nơi có môi trường vệ sinh, trong sạch, giảm thiểu chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng và sản lượng tạo ra.
Ngoài ra để phát triển mạng lưới kinh doanh cần đặt các chi nhánh bán hàng ở những
địa điểm có hệ thống giao thông thuận lợi, nơi đông dân cư, từ đó tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng, chi phí vận chuyển cũng được giảm bớt. Hệ thống thông
tin điện tử, ngân hàng. cũng ảnh hưởng tới khả năng nắm bắt thông tin, huy động vốn, giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp.
f, Sự biến động của thị trường
Những biến động về giá cả, số lượng, cung cầu... tác động đến kế hoạch sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu thị trường đầu ra tăng thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh chóng, doanh nghiệp sớm thu hồi được giá trị tài sản, vòng quay tài sản sẽ nhanh còn nếu ngược lại, thị trường đầu ra có xu hướng giảm thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ, tài sản của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, vòng quay tài sản sẽ chậm lại, hiệu quả sử dụng tài sản bị hạn chế.
Kết luận chương 1
Toàn bộ chương 1 đã trình bày những lý luận chung về đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Qua việc hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Trung tâm Viễn thông 2
2.1. Khái quát chung về Trung tâm Viễn thông 2