Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 203 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại trung tâm viễn thông 2 – viễn thông hà nội (Trang 65 - 72)

2.3.2.1. Hạn chế

Nhìn chung, giai đoạn 2018 đến 2020, Trung tâm Viễn thông 2 đã đạt được những thành tích thay đổi tích cực trên nhưng bên cạnh đó vẫn còn những điều mà công ty chưa thực hiện được để sử dụng tài sản của mình một các hiệu quả nhất.

Tổng tài sản trong 3 năm 2018 - 2020 đang giảm dần qua các năm, tài sản ngắn hạn đang dần lên, trong khi tài sản dài hạn lại giảm xuống. Nhưng do, tài sản dài hạn của công ty đang chiếm tỷ trọng lớn nên kéo theo tổng tài sản trong 3 năm đó bị sụt giảm. Trung tâm Viễn thông 2 cần phân bổ lại nguồn phân chia tổng tài sản một cách hợp lý hơn để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách cân đối lại tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Biết rằng Trung tâm Viễn thông 2 là công ty con chuyên phụ trách và điều hành mảng kỹ thuật cho VNPT Hà Nội, nên công ty sẽ chú trọng khoản mục tài sản dài hạn hơn. Vậy nên trong tương lai, cần có những giải pháp để cải thiện khoản mục ấy bằng cách có những chính sách giúp ổn định lại chỉ tiêu các khoản phải thu dài hạn, tăng trưởng và ổn định lại các TSCĐ cũng như các TSDH khác.

Thứ hai, mức sinh lời của tài sản ngắn hạn:

Khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn trong 3 năm 2018 đến 2020 có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2020, lợi nhuận của Trung tâm Viễn thông 2 sụt giảm mạnh dẫn đến hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn giảm. Chứng tỏ rằng một số chính sách đầu tư tài sản của Trung tâm Viễn thông 2 đã bị lỗi thời và không còn thích hợp với xu hướng thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, nền kinh tế thế giới suy giảm, công ty cũng bị ảnh hưởng 1 phần nhỏ, nên lợi nhuận của năm 2020 không được như những năm trước đó. Do đó, Trung tâm Viễn thông 2 phải chịu thêm các khoản chi phí để quản lý tài sản ngắn hạn của mình để bảo tồn các sản phẩm hàng hoá bị dư thừa của năm 2020. Trong những năm tiếp theo, công ty cần cải thiện cách quản lý của mình, có chiến lược sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả hơn để đem lại lợi nhuận cao hơn, đồng thời cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết nhằm tăng trưởng lợi nhuận.

Thứ ba, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho trong 3 năm gần đây có dấu hiệu tăng lên, đây là một tín hiệu không tốt đối với doanh nghiệp. Bởi vì sản phẩm hàng hoá không được tiêu thụ, sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng trong kho bãi, kéo theo đó là sự hỏng hóc do để trong kho quá lâu. Ngoài ra, doanh nghiệp phải chi các khoản phí để phục vụ bảo quản các sản phẩm bị

ứ đọng đó, chi phí bảo dưỡng cho các sản phẩm hỏng hóc. Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng dần trong 3 năm này. Việc đòi các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng, Trung tâm Viễn thông 2 chưa thực hiện tốt dẫn đến vốn bị khách hàng chiếm dụng tăng làm gia tăng các chi phí tài chính. Trung tâm Viễn thông 2 cần lưu ý tình trạng này và cấp thiết đưa ra những giải pháp để khắc phụ vấn đề trên. Có vậy, doanh nghiệp mình mới không bị mất thêm những khoản chi phí không đáng có, tập trung gia tăng chất lượng sản phẩm hàng hoá để đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, trong giai đoạn 3 năm từ 2018 đến 2020, các chỉ tiêu như mức sinh lời, hàng tồn kho và các khoản phải thu của Trung tâm Viễn thông 2 có xu hướng sụt giảm, không đạt yêu cầu với kế hoạch đề ra. Do đó dẫn đến doanh thu là lợi nhuận của công ty trong 3 năm này có sự biến động nhưng nhìn tổng thể là đang giảm đi. Điều này phản ánh Trung tâm Viễn thông 2 chưa quan tâm sát sao đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhằm tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Vậy nên, việc giúp Trung tâm Viễn thông 2 sử dụng nguồn tài sản của mình hiệu quả thì bộ phận cán bộ quản lý cần tìm ra những nguyên nhân cũng như các hạn chế mà công ty còn chưa thực hiện được và kịp thời đưa ra những giải pháp khắc phục. Từ đó, giúp cho Trung tâm Viễn thông 2 khẳng định chỗ đứng trên thị trường và tăng trưởng ưu điểm cạnh tranh của mình với các đối thủ cùng ngành khác.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a, Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ quản lý tài sản chưa tốt

Công tác quản lý tổng tài sản của Trung tâm Viễn thông 2 chưa thật sự tốt. Các nhà quản lý doanh nghiệp chưa có giải pháp cân đối tài sản một cách hợp lý. Cụ thể, tài sản dài hạn trong 3 năm gần đây có dấu hiệu giảm sút, mặc dù tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tìm hiểu lý do và khắc phục lại tình trạng giảm sút của tài sản dài hạn vì tài sản dài hạn vẫn là nguồn tài sản chính của công ty. Tài sản ngắn hạn trong 3 năm này có sự gia tăng phát triển do chính sách mới của VNPT tập trung hơn vào các tài sản ngắn 51

hạn như kinh doanh các gói cước, dịch vụ sản phảm viễn thông hơn. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn chỉ lại chiếm phần ít trong tổng tài sản của Trung tâm Viễn thông 2. Vậy nên việc cân đối lại tỷ lệ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được những đồng lợi nhuận.

Hiện tại, Trung tâm Viễn thông 2 đang phụ trách mảng kỹ thuật của VNPT Hà Nội, vậy nên việc cân đối sử dụng tài sản đem lại lợi nhuận trong kinh doanh chưa thật sự được chú tâm như Trung tâm Kinh doanh của Viễn Thông Hà Nội. Có thể nói đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc quản lý tài sản của Trung tâm Viễn thông 2 chưa cân đối và hiệu quả đem lại từ việc sử dụng tài sản là chưa hiệu quả.

Thứ hai, công tác quản lý hàng tồn kho còn nhiều bất cập

Có thể nói, hàng tồn kho tăng lên được coi là 1 trong những tín hiệu tốt của doanh nghiệp vì doanh nghiệp luôn sẵn sàng cung cấp hàng hoá dịch vụ, những đơn hàng lớn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho tăng lên số lượng khá nhiều thì trở thành mối quan ngại cho các doanh nghiệp. Khi số hàng hoá dịch vụ trong kho bị ứ đọng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng hỏng hóc, doanh nghiệp sẽ tốn thêm những khoản phí để dự trữ, thậm chí là sửa chữa cải tiến hàng hoá lỗi thời và thanh lý những sản phẩm cũ ấy. Trung tâm Viễn thông 2 đang gặp tình trạng hàng tồn kho bị ứ đọng và tăng dần trong 3 năm 2018 - 2020. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua chỉ số thanh toán hiện hành tài sản ngắn hạn, như kết quả ở trên phân tích ta thấy Trung tâm Viễn thông 2 đang để tài sản ngắn hạn của mình bị phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Công ty chưa có những giải pháp để giúp mô hình quản lý và đưa ra mức dự báo tối ưu hoá mục dữ trự hàng tồn kho mà chỉ xác định dựa trên ý kiến chủ quan của mình. Vậy nên, Trung tâm Viễn thông 2 còn phải đối mặt với những bất cập về hàng tồn kho.

Thứ ba, quản lý các khoản phải thu chưa tốt

Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu đã cho thấy việc quản lý các khoản phải thu ngắn hạn của Trung tâm Viễn thông 2 chưa tốt. Do trong vòng 3 năm, chỉ tiêu này sụt giảm dần. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi các khoản nợ không trong tầm kiểm soát và có khả năng bị chiếm dụng vốn. Trong 3 năm 2018 - 2020, thực trạng vốn

chủ sở hữu của Trung tâm Viễn thông 2 đang bị sụt giảm, cho thấy rằng chính sách của công ty chưa thắt chặt việc thu hồi các khoản nợ, công tác quản lý các khoản phải thu còn nhiều bất cập.

Thứ tư, chưa tận dụng tối đa mạng lưới bán hàng, marketing

Do Trung tâm Viễn thông 2 được giao nhiệm vụ phụ trách mảng điều phối kỹ thuật, nên đội ngũ cán bộ quản lý còn chưa tập trung tối đa cho việc kinh doanh. Trung tâm Viễn thông 2 vẫn chưa có các chính sách để đầu tư kinh doanh sản phẩm viễn thông của mình. Vậy nên, các hoạt động marketing và các hình thức bán hàng chưa phát triển. Vì vậy công ty chưa tận dụng được hết hiệu quả từ các kênh bán hàng, dẫn tới hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao.

b, Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, công nghệ và kỹ thuật sản xuất còn điểm chưa tốt

Công nghệ và kỹ thuật sản xuất sản phẩm còn nhiều bất cập, chưa được cải tiến dẫn đến năng suất chưa cao, khả năng hạ giá sản phẩm để thu hút người tiêu dùng, cạnh tranh với các đối thủ trong ngành còn yếu. Trong nền kinh tế Việt Nam, ngành viễn thông hiện nay có 4 tập đoàn lớn đang chiếm lĩnh thị trường: Tổng công ty viễn thông Mobifone, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và công ty cổ phần viễn thông FPT. Vậy nên, công ty cần có những chính sách để làm nổi bật ưu thế cạnh tranh của mình, cần tiến hành đổi mới, cập nhật xu hướng các dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến vào sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ hai, thị trường tài chính chưa phát triển

Thị trường tài chính chưa phát triển, chưa tạo điều kiện quản lý tài sản lưu động hiệu quả, cho nên việc huy động vốn thông qua thị trường tài chính vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy thị trường chứng khoán hiện nay đang có những thành công tốt nhưng chưa làm các công ty tin tưởng gửi gắm vậy nên các công ty thiếu cơ hội đầu tư tài chính ngắn hạn. Điều này đã giới hạn khả năng huy động vốn để đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn

của công ty do thị trường tài chính Việt Nam hiện đang còn chứa nhiều nguy cơ rủi ro.

Thứ ba, chính sách quản lý đầu tư có nhiều điểm bất cập

Ngày nay, các quy định quản lý tài chính doanh nghiệp và quản lý tài sản mà pháp luật Việt Nam ban hành còn nhiều điểm hạn chế và không hợp lý. Hơn nữa, quy định về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, các quyết định về quản lý chất lượng dự án công trình, kiểm soát chi phí đầu tư chưa được hoàn thiện, các thủ tục còn phức tạp và rườm rà. Chính vì vậy đã vô hình gây khó khăn cho Trung tâm Viễn thông 2 trong việc triển khai, thực hiện các dự án cũng như cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, dẫn tới tình trạng bị kéo dài thời gian thực hiện các dự án, làm phát sinh các khoản chi phí khác và ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.

Thứ tư, nền kinh tế biến động bất lợi dẫn đến thị trường kinh doanh bị co hẹp Trải qua năm 2020 với đại dịch bệnh Covid-19 làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ khi bị chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch này, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất kinh doanh trong nước. Các dự án bị cắt giảm dẫn đến nhu cầu thuê dùng dịch vụ cho các dự án cũng bị suy giảm theo. Do phải kéo dài tiến độ thi công đã làm tăng chi phí vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tích cực hội nhập và mở cửa với bạn bè quốc tế, điều đó đem lại nhưng cơ hội phát triển nhưng cũng đem lại những thách thức trong cạnh tranh khi xuất hiện các đối thủ công ty nước ngoài. Tuy rằng, ngành viễn thông trong nằm vừa rồi không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi đại dịch, nhưng VNPT Hà Nội và Trung tâm Viễn thông 2 luôn đầu tư công tác tìm kiếm và học hỏi với đối tác để cập nhật xu thế mới nhất, nắm bắt được tình hình kinh tế thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Điều này đã làm giảm lợi nhuận cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của Trung tâm Viễn thông 2.

Kết luận chương 2

Chương 2 tập trung khai thác, phân tích sâu các khía cạnh đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Trung tâm Viễn thông 2. Phần đầu chương 2 đã giới thiệu rõ nét về công ty thông qua quá trình hình thành, khái quát ngành nghề công ty, phân tích bao quát tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Viễn thông 2. Phần tiếp theo đề cập đến phân tích và đánh giá tình trạng sử dụng tài sản của công ty thông qua quy mô cơ cấu tài sản và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Phần cuối chương đã đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty thông qua những kết quả đạt được, những điểm hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Đây là tiền đề để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Trung tâm Viễn thông 2, những giải pháp đó sẽ được đề cập tới trong chương 3.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Trung tâm Viễn thông 2

Một phần của tài liệu 203 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại trung tâm viễn thông 2 – viễn thông hà nội (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w