Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ​ (Trang 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển tỉnh Phú Thọ

Quản trị RRTD bao gồm 4 nội dung: nhận biết và xác định rủi ro; đo lường; quản lý và kiểm soát; xử lý tổn thất. Tại BIDV tỉnh Phú Thọ, hoạt động quản trị RRTD đã thực hiện đầy đủ các nội dung trên.

3.2.2.1. Nhận biết và xác định RRTD

Nhận biết và xác định các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của BIDV tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, chủ yếu do Phòng khách hàng thực hiện, bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay,… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất thường. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng còn mang tính thụ động, chủ yếu xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn,

kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt. Nguyên nhân tình trạng này là do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của CBTD; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn chưa sát sao, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa.

Để nhận biết, xác định RRTD, BIDV tỉnh Phú Thọ xây dựng một hệ thống các dấu hiệu về khách hàng có khả năng phát sinh rủi ro cho ngân hàng. Đó là:

- Khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phòng RRTD của BIDV.

- Khách hàng có nợ đã được xử lý dự phòng RRTD chưa thu đang hạch toán ngoại bảng.

- Khách hàng chưa bị phân loại thành nợ xấu nhưng có một hoặc các dấu hiệu rủi ro sau:

+ Các khách hàng có quan hệ trong nhóm khách hàng liên quan có hiện tượng chuyển giá, chuyển doanh thu nội bộ, chiếm dụng vốn nội bộ,...

+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ (do mất khách hàng, sản phẩm mất khả năng cạnh tranh, liên tục thua lỗ, ngành/lĩnh vực kinh doanh gặp rủi ro,...).

+ Gặp khó khăn trong đầu tư (dự án đầu tư bị ngưng trệ, dừng triển khai,...). + Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối tài chính (sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, sử dụng vốn vay sai mục đích,...).

+ Khách hàng có biểu hiện không có thiện chí hợp tác (không cung cấp kịp thời báo cáo theo yêu cầu, trốn tránh hoặc có hành vi che dấu thông tin, không có thiện chí tận thu mọi nguồn để trả nợ,...).

+ Khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật, người điều hành của khách hàng bị khởi tố, khởi kiện có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

+ Các ngân hàng khác có hiện tượng thu hồi nợ trước hạn. + Khách hàng có nợ xấu tại tổ chức tín dụng khác.

+ Khách hàng có các chỉ số tài chính có dấu hiệu xấu đi (kéo dài thời hạn thanh toán, nhu cầu vay vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng, hệ số thanh toán giảm, hàng tồn kho lớn, kỳ thu tiền tăng, hệ số nợ tăng, dòng tiền giảm,...).

+ Các trường hợp chi nhánh đánh giá có khả năng chuyển thành nợ xấu.

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về công tác nhận diện rủi ro tại BIDV tỉnh Phú Thọ

STT Nội dung Điểm Ý nghĩa

1 Các dấu hiệu để nhận diện rủi ro tín dụng là đầy đủ 2,62 Trung bình

2 Thông tin thu thập phục vụ công tác nhận diện rủi

ro tín dụng là đầy đủ và đáng tin cậy 2,71 Trung bình

3 Nhận dạng rủi ro từ dấu hiệu liên quan đến công ty

được thực hiện tốt 3,11 Trung bình

4

Nhân viên thực hiện công việc nhận diện rủi ro tín dụng thể hiện khả năng phân tích và dự đoán chính xác

3,05 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua kết quả khảo sát đánh giá ý kiến của nhân viên Chi nhánh về hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng của Chi nhánh, nhận thấy công tác còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục như:

Thứ nhất: Các dấu hiệu để nhận diện rủi ro tín dụng tại chi nhánh chưa đầy đủ

do các dấu hiệu để nhận diện rủi ro tại các NHTM nước ta nói chung và chi nhánh nói riêng còn chưa rõ ràng. Điều này, được thể hiện khi nội dung phỏng vấn chỉ đạt số điểm ở mức 3, mức trung bình là 2,62 điểm.

Thứ hai: Chi nhánh chưa thu thập được những thông tin tin cậy và đầy đủ để

nhận diện và dự đoán chính xác rủi ro tín dụng của Chi nhánh trong tương lai. Điều này thể hiện ở nội dung phỏng vấn thông tin thu thập phục vụ công tác nhận diện rủi ro tín dụng là đầy đủ và đáng tin cậy chỉ đạt 2,71 điểm.

Thứ ba: Chi nhánh chưa chú trọng, quan tâm đến công tác theo dõi hoạt động

kinh doanh của các công ty thực hiện vay vốn tại chi nhánh nên việc nhân diện RRTD từ các dấu hiệu liên quan đến khách hàng doanh nghiệp chưa được thực hiện tốt và nội dung phỏng vấn này chỉ đạt 3,11 điểm.

Thứ tư: Trình độ nhân viên quản lý rủi ro tại chi nhánh còn yếu kém về trình độ nghiệp vụ cũng như khả năng dự đoán tình hình thay đổi lãi suất trên thị trường. Do đó, nội dung phỏng vấn nhân viên thực hiện công việc nhận diện rủi ro tín dụng thể hiện khả năng phân tích và dự đoán chính xác chỉ được đánh giá ở mức trung bình là 3,05 điểm.

Như vậy, số liệu nghiên cứu cho thấy công tác nhận diện rủi ro tín dụng của đạt mức khá thấp dao động trong khoảng 2,62 – 3,11 tương đương mức Trung bình. Điều này phản ánh công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại ngân hàng chưa được đánh giá cao.Việc thu thập thông tin nhận diện rủi ro tín dụng và phân tích đánh giá còn chưa cao. Điều này cần thiết phải tăng cường cải thiện thêm trong thời gian tới.

3.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Việc đo lường rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị rủi ro. Ngân hàng xây dựng các công cụ định lượng và định tính để đo lường các rủi ro tồn tại trong danh mục tín dụng tạo cơ sở cho việc quản lý, kiểm soát và điều chỉnh rủi ro tín dụng.

Hiện nay, BIDV tỉnh Phú Thọ đã áp dụng mô hình định lượng RRTD. Đó là Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV được ban hành theo Quyết định số 108/QĐ-BIDV.CSTD ngày 10/08/2011 của Tổng Giám đốc BIDV. Đây là công cụ đo lường RRTD đối với từng khách hàng theo phương pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được BIDV tỉnh Phú Thọ sử dụng để xem xét cấp tín dụng, phân loại nợ và quản lý rủi ro theo danh mục khách hàng.

Thang điểm tối đa đối với mỗi khách hàng là 100, được chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định. Tổng điểm ban đầu sẽ là tích số giữa điểm tài chính và phi tài chính ban đầu và trọng số có tính đến việc báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm toán hay không. Điểm cuối cùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng là tổng điểm ban đầu có sự điều chỉnh bởi tham số rủi ro của ngành kinh tế/khu vực/... Trên cơ sở tổng điểm cuối cùng, khách hàng được xếp loại vào một trong 16 hạng đối với khách hàng doanh nghiệp và 10 hạng đối với khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp:

Hình 3.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp

Nguồn: Ngân hàng BIDV tỉnh Phú Thọ

Khách hàng

Ngành kinh tế

Quy mô

Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp thông thường

(Điểm quy mô từ 6 đến 32)

Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp siêu nhỏ

(Điểm quy mô nhỏ hơn 6 điểm) < 6

> 6

Chấm điểm chỉ tiêu tài chính

Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cá nhân, hộ gia đình

Hình 3.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân hộ gia đình

Nguồn: Ngân hàng BIDV tỉnh Phú Thọ

Khách hàng Chấm điểm khách hàng Tổng hợp điểm Xếp hạng khách hàng Chấm điểm tài sản đảm bào Đánh giá khách hàng

Kết quả xếp hạng doanh nghiệp được mô tả trong bảng sau:

Bảng 3.8a. Kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng tại BIDV

Tổng điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro

Từ 91 đến 100 AAA Rủi ro thấp

Từ 81 đến dưới 91 AA Rủi ro thấp

Từ 75 đến dưới 81 A Rủi ro thấp

Từ 70 đến dưới 75 BBB Rủi ro trung bình

Từ 65 đến dưới 70 BB Rủi ro trung bình

Từ 60 đến dưới 65 B Rủi ro cao

Từ 55 đến dưới 60 CCC Rủi ro cao

Từ 50 đến dưới 55 CC Rủi ro cao

Từ 40 đến dưới 50 C Rủi ro cao

Dưới 40 D Rủi ro cao

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Từ kết quả xếp hạng tín dụng BIDV tỉnh Phú Thọ áp dụng chính sách tín dụng đối với khách hàng như sau:

Bảng 3.8b. Chính sách tín dụng đối với khách hàng tại BIDV tỉnh Phú Thọ

Nhóm Xếp hạng tín dụng Chính sách tín dụng

I Từ A+ đến AAA Ưu tiên tăng trưởng

II Từ BB+ đến A - Duy trì, không tăng trưởng, trừ các tường hợp: i) Khách hàng có khả năng chuyển lên nhóm I;

ii) Khách hàng là DN SMEs đáp ứng được quy định về tỷ lệ tài sản đảm bảo theo quy định của BIDV. - Tăng cường rà soát, tăng tài sản đảm bảo. - Tìm phương án tăng hạng.

III Từ B+ đến BB Lên phương án giảm dư nợ, trừ các trường hợp:

- Khách hàng có khả năng phục hồi,

- Khách hàng SMEs có bảo đảm toàn bộ theo quy định của BIDV

IV Từ B trở xuống D - Xử lý nợ

- Loại bỏ dần khỏi danh mục tín dụng

Với mô hình trên đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng. Để đánh giá công tác đo lường rủi ro tại BIDV tỉnh Phú Thọ ta tham khảo bảng khảo sát sau:

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về công tác đo lường rủi ro tại BIDV tỉnh Phú Thọ

STT Nội dung Điểm Ý nghĩa

1 Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đang sử dụng tại

Chi nhánh là phù hợp 4,31 Rất đồng ý

2 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng tại Chi

nhánh là hợp lý 2,81 Trung bình

3 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng tại

Chi nhánh là phù hợp với thực tế tại Chi nhánh 3,52 Đồng ý

4 Hoạt động đo lường rủi ro tín dụng được tính toán một

cách chính xác 3,05 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Nhận thấy, hoạt động đo lường rủi ro đang được BIDV tỉnh Phú Thọ thực hiện rất tốt với hầu hết các nội dung phỏng vấn đều đạt số điểm ở mức đồng ý và rất đồng ý, cụ thể:

Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đang sử dụng tại Chi nhánh là phù hợp: Qua phân tích kiểm định giá trị trung bình là 4,31; được đánh giá mức 5, mức rất đồng ý. Điều này thể hiện Chi nhánh đã sử dụng phương pháp đo lường rủi ro tín là đúng, phù hợp.

Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng tại Chi nhánh là phù hợp với thực tế tại Chi nhánh: Qua phân tích kiểm định giá trị trung bình là 3,52; được đánh giá mức đồng ý. Điều này thể hiện Chi nhánh đã sử dụng các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng là đúng, chính xác.

Hoạt động đo lường rủi ro tín dụng được tính toán một cách chính xác: Qua giá trị trung bình là 3.65; được đánh giá mức đồng ý. Điều này thể hiện Chi nhánh đã tiến hành công tác đo lường rủi ro tín dụng được tính toán tương đối kỹ và chính xác.

Tuy nhiên, công tác đo lường rủi ro của BIDV tỉnh Phú Thọ còn một số nhược điểm mô hình đo lường không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để

thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế. Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng được đánh giá thông qua kết quả khảo sát sau: Mô hình đo lường rủi ro lãi suất được sử dụng tại Chi nhánh là hợp lý: Qua phân tích kiểm định giá trị trung bình là 2,81; được đánh giá mức trung bình.

3.2.2.3. Quản trị và giảm thiểu rủi ro

* Mục tiêu, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV tỉnh Phú Thọ

- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề lĩnh vực có liên quan đến nhau, một loại tiền tệ, và tại một địa bàn.

- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ lập thể (nhiều ngành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.

- Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh.

* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng BIDV tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất, chấp hành quy định về cơ chế, chính sách tín dụng: (i) Quy định giới hạn kiểm soát RRTD theo Quyết số 571/QĐ- BIDV.HĐQT ngày 8/10/2012 của Chủ tịch HĐQT BIDV:

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của BIDV.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của BIDV.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một công ty con, công ty liên kết của BIDV hoặc một doanh nghiệp mà BIDV nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của BIDV.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với tất cả các công ty con, công ty liên kết của BIDV hoặc doanh nghiệp mà BIDV nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của BIDV.

- Tổng mức dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất không được vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay của BIDV.

- Tổng mức dư nợ cho vay 01 ngành/lĩnh vực không được vượt quá 10% tổng dư nợ cho vay của BIDV.

- Tỷ lệ nợ xấu tối đa trong khoảng 3% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng xấu không vượt quá 5% tổng dư nợ. - Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo đạt tối thiểu 60% tổng dư nợ. (ii) Chính sách phân bổ tín dụng:

Phân theo vùng địa lý: Theo Quyết định số 408/QĐ-NHNT. CSTD ngày 18/02/2008 của Tổng Giám đốc BIDV thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý trên cơ sở hệ thống các chi nhánh, BIDV tỉnh Phú Thọ chỉ được cấp tín dụng cho khách hàng trong giới hạn địa chính tỉnh Phú Thọ và các tỉnh giáp danh như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn. Tuy nhiên hiện nay, khách hàng của BIDV tỉnh Phú Thọ tập trung trong tỉnh.

Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: Hàng năm BIDV giao chỉ tiêu tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)