5. Bố cục đề tài nghiên cứu
4.3.2. Kiến nghị với NHNN Trung ương
4.3.2.1. Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý
Xây dựng hành lang pháp lý không phải là một chuyện một sớm một chiều mà phải được quan tâm nghiên cứu lâu dài cặn kẽ, được sự quan tâm phối hợp của nhiều ban ngành và điều quan trọng là phải được điều chỉnh dần trong quá trình áp dụng vào thực tế. Tuy vậy, trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn từ tiền gửi NHNN cần xây dựng những quy định chặt chẽ hơn vì nếu không rất dễ bị kẻ gian lợi dụng trong hoạt động rửa tiền.
- Cần có một văn quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao để điều chỉnh phạm vi của hoạt động huy động vốn, cụ thể là quy định về quy chế tiền gửi tiết kiệm cho phù hợp với các luật đang ban hành.
- Tại các NHTM hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin rất phát triển, theo đó các giao dịch của hoạt động huy động vốn thực hiện qua ngân hàng điện tử rất phổ biến NHNN và Chính Phủ cần có chính sách đầu tư hạ tầng cở sở, công nghệ viễn thông đảm bảo kiểm soát kịp thời cả các giao dịch điện tử của các NHTM.
- Có các biện pháp an toàn mạng, đảm bảo bí mật cá nhân trong giao dịch điện tử do các phương tiện điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và truyền tải thông tin nên nếu không quản lý cẩn thận, dễ dẫn đến vi phạm bí mật cá nhân. Đồng thời, cần phải có một cơ chế an ninh hữu hiệu để chống các hacker xâm nhập vào các hệ thống thanh toán điện tử.
4.3.2.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động ngân hàng
- Quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng cũng là quản lý con người và do con người thực hiện, để tăng cường năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung, Nhà nước cần thực hiện những giải pháp mạnh mẽ để tiếp tục giảm số biên chế dư thừa, không đủ năng lực, trình độ theo yêu cầu mới, mạnh dạn bố trí cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn và phẩm chất tốt; đẩy mạnh công tác đào tạo công chức theo tiêu chuẩn ngang tầm khu vực.
- Các cán bộ phải thường xuyên trau dồi, học hỏi, nắm vững nghiệp vụ về chuyên môn, văn bản pháp luật của ngành để trong quá trình quản lý có những nhận xét, kiến nghị thích hợp, quyết đoán, mang tính thuyết phục cao, không trái pháp luật. Đồng thời, phải thường xuyên nắm bắt, tiếp cận những hiểu biết về công nghệ mới đang được các ngân hàng áp dụng để phần nào bổ sung kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, thực tiễn trong quá tr.nh công tác, đáp ứng nhu cầu đổi mới ngày càng hiện đại trong hoạt động các ngân hàng hiện nay.