Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố lai châu​ (Trang 48 - 50)

5. Bố cục đề tài nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Số liệu thứ cấp: Là số liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Số liệu thứ cấp có thể là số liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc số liệu đã xử lý. Như vậy, số liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

+ Ưu điểm: tiết kiệm tiền bạc, thời gian. + Nhược điểm:

- Số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên cứu với các mục

đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta; khó phân loại số liệu; các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau...

- Số liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.

Trong luận văn này, nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của NHNN Chi nhánh tỉnh Lai Châu trong giai đoạn từ năm 2013-2015. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, giám sát từ xa của thanh tra NHNN tỉnh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM; các Luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của NHNN (các Nghị quyết, Thông tư, Nghị định, chỉ thị, công văn). Ngoài ra đề tài cũng sử dụng những số liệu đã được

công bố qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các website, các công trình nghiên cứu đã được công nhận, các bản tin của ngành… Các số liệu được lấy khách quan qua nhiều giai đoạn khác nhau nên có tính khả quan cao trong quá trình nghiên cứu.

- Số liệu sơ cấp: Khi số liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập số liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các số liệu tự thu thập này được gọi là số liệu sơ cấp. Hay nói cách khác, số liệu sơ cấp là số liệu do chính người nghiên cứu thu thập. Trong luận văn này, có sử dụng thông tin sơ cấp thu thập qua việc lấy ý kiến nhà quản lý về giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM CP trên địa bàn. Thông tin được thu thập bằng cách tiếp xúc trực tiếp với cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác thanh tra của NHNN, họ đóng vai trò như chuyên gia, nhằm thu thập thông tin liên quan đến hoạt động huy động vốn cụ thể : Dữ liệu sơ cấp trong luận văn được thu thập thông qua phỏng vấn 2 cán bộ quản lý của NHNNchi nhánh tỉnh Lai Châu và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vệt Nam Chi nhánh Lai Châu:

1. Anh Nguyễn Văn Luận - Chánh thanh tra NHNN Chi nhánh tỉnh Lai Châu

2. Anh Hà Tiến Việt - Trưởng phòng Khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lai Châu

Nội dung phỏng vấn tập trung :

Việc triển khai thực hiện các quy định của NHNN về lãi suất huy động trên địa bàn;

Việc ban hành các quy định nội bộ về quản lý huy động vốn của NHTM có phù hợp với quy định pháp luật, của NHNN không;

Công tác thanh tra có thực sự hiệu quả, có tác dụng trong quản lý việc tuân thủ quy định về huy động vốn của các NHTM;

Chất lượng cán bộ làm công tác huy động vốn có đáp ứng yêu cầu công việc không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố lai châu​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)