5. Bố cục đề tài nghiên cứu
3.3.2. Những kết quả đạt được
NHNN đã xây dựng tương đối đầy đủ khung pháp lý làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động an toàn và có hiệu quả như quy định về lãi suất, phòng chống rửa tiền…Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới về công nghệ hiện đại mới, NHNN đã thiết lập được một hệ thống thông tin báo cáo điện tử rõ ràng, chặt chẽ, cập nhật kịp thời và có tính minh bạch cao phục vụ tốt cho công tác quản lý thông tin từ đó có những chỉ đạo, điều chỉnh cần thiết đối với việc phát triển hoạt động huy động của ngân hàng. Với hệ thống báo cáo này NHNN có thể tiếp nhận dữ liệu từ các NHTM một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và đảm bảo tính đồng bộ về mặt dữ liệu.
Những chính sách, giải pháp đổi mới về công tác huy động trong thời gian qua đó góp phần tích cực giải quyết tình trạng cạnh tranh lãi suất huy động, đảm bảo ổn định cho hoạt động huy động vốn trên địa bàn. Huy động tối đa được nguồn vốn dân cư và các tổ chức kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên vẫn chưa đạt kỳ vọng về tỷ trọng nguồn vốn huy động từ hệ thống NHTM đạt 60% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn.
NHNN đã xây dựng được bộ máy quản lý và mạng lưới tổ chức phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Trong đó, đội ngũ cán bộ trong ngành Ngân hàng trưởng thành nhanh chóng, có khả năng tiếp cận kiến thức mới và công nghệ ngân hàng hiện đại, có năng lực điều hành và thực hiện các hoạt động ngân hàng ngày càng có tính chuyên nghiệp hơn theo yêu cầu của nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
3.3.3. Những hạn chế trong quản lý nhà nước với hoạt động huy động vốn của các NHTM
Nhiệm vụ QLNN của Chi nhánh còn bị động, phụ thuộc nhiều vào sự điều hành chính sách của NHNN, Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh; NHNN cần có sự điều hành chủ động xuất phát từ diễn biến tình hình kinh tế trên địa bàn, và từ thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM.
- Về công tác cụ thể hoá, triển khai các văn bản quy định liên quan đến
hoạt động huy động vốn: NHNN tỉnh Lai Châu luôn bám sát các văn bản chỉ
đạo của ngành, của tỉnh trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Mọi văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đều được NHNN tỉnh triển khai đến các NHTM để quán triệt, phổ biến thực hiện. Tuy nhiên, các văn bản ban hành mới chỉ mang tính phổ biến mà chưa có tính hướng dẫn cụ thể cho phù hợp với tình hình địa phương. Định kỳ tổng kết hoạt động ngân hàng trên địa bàn, những đánh giá về hoạt động huy động vốn mới chỉ tập trung vào con số cuối kỳ, chưa quan tâm đến thực tế thực hiện hoạt động huy động vốn của các NHTM ra sao, tình hình cạnh tranh diễn ra như thế nào. Do vậy phần xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp mang tính quản lý cho tăng trưởng nguồn vốn huy động tại địa phương qua hệ thống NHTM còn chưa có, mà chỉ phụ thuộc vào các giải pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động của các NHTM.
- Công tác thực thi các quy định chính sách trong QLNN về hoạt động huy động vốn: Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn về
phương pháp còn mang tính thủ công, chưa hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác quản lý, thiên về sử dụng biện pháp hành chính là chủ yếu, chưa chú trọng sử dụng biện pháp kinh tế. Điển hình là công tác tính toán đầy đủ giá vốn huy động trong việc sử dụng các hình thức khuyến mại, tặng quà cho khách hàng gửi tiền. Điều này làm tăng lãi suất thực tế huy động của các NHTM. NHNN quản lý hoạt động huy động vốn chủ yếu là phương thức giám sát từ xa chưa phát huy đầy đủ việc kết hợp phương thức thanh tra tại chỗ,
các công cụ thanh tra khác như: công tác kiểm toán, tổng hợp phân tích thông tin qua các nguồn hay trao đổi nghiệp vụ cho việc kiểm tra từng loại công việc cụ thể. Qua đó, NHNN không thể kiểm soát được nguy cơ vượt trần huy động tiềm ẩn trong hoạt động huy động vốn của các NHTM. Công tác giám sát việc tuân thủ quy định về tiền gửi, huy động vốn còn hình thức, cán bộ đi khảo sát những biểu hiện bên ngoài mà chưa có sự điều tra, thực nghiệm cụ thể xem trong công tác thực tế huy động vốn các NHTM đã thực sự tuân thủ quy định nhà nước không, hay vẫn còn tồn tại tình trạng “ thoả thuận ngầm” hay lãi suất “đi đêm”. Bên cạnh đó cũng chưa thể nhận dạng một cách đầy đủ các loại rủi ro bằng phương pháp định tính cũng như định lượng để có biện pháp cụ thể hướng dẫn các ngân hàng thiết lập được một hệ thống phòng tránh rủi ro hữu hiệu như xây dựng đề án chống tin đồn thất thiệt, chống rửa tiền,… Ngoài ra, chưa phân định rõ chức năng xử lý sai phạm trong việc phân cấp giữa NHNN Việt Nam và Chi nhánh.
Biên chế cán bộ của Chi nhánh trong giai đoạn 2013 - 2015 có nhiều biến động do nghỉ hưu, chuyển công tác, do vậy Chi nhánh thường xuyên thiếu biên chế. Đồng thời, nhân lực tại NHNN bố trí cho hoạt động thanh tra quá ít (bộ phận thanh tra duy trì 5 cán bộ trong nhiều năm liền trong khi hệ thống NHTM không ngừng phát triển hệ thống mạng lưới), cán bộ làm công tác tổng hợp mới chỉ đạt khả năng ở mức tổng hợp dữ liệu, chưa có khả năng phân tích và dự báo tình hình. Cán bộ cũ thì làm việc theo lối mòn, cán bộ mới thì chưa mạnh dạn, kinh nghiệm chưa nhiều trong công tác chuyên môn.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định văn bản về hoạt động huy động vốn tại các NHTM: Công tác thanh tra, kiểm tra về
hoạt động huy động vốn còn ít, mới chỉ dừng ở công tác kiểm tra và giám sát, những tồn tại phát hiện được mới chỉ là vi phạm nhỏ, không phát hiện được những vấn đề tồn tại, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động huy động vốn. Ngoài ra, công tác thanh tra chỉ chú trọng đến nhiệm vụ thanh tra, chỉ nêu ra các sai sót
của đơn vị không phù hợp với văn bản, thường bỏ qua việc phát hiện các văn bản không còn phù hợp với thực tế hiện nay, để có kiến nghị cấp trên điểu chỉnh, sửa đổi.