5. Bố cục đề tài nghiên cứu
3.1.2 Khái quát về NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lai Châu
3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 15/01/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 56/QĐ-NHNN, về việc thành lập chi nhánh NHNN tỉnh Điện Biên và chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu, trên cơ sở chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu cũ. Ngày 01/02/2004, Chi nhánh thực hiện chia tách. Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TCCB ngày 30/1/2004, của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc điều động cán bộ. Chi nhánh NHNN tỉnh điều động 17 công chức, viên chức thuộc Chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu (cũ) về làm việc tại Chi nhánh mới. Trong điều kiện tỉnh mới thành lập, mọi cơ sở vật chất còn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn. Chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu đã phải thuê nhà làm việc tạm thời, vừa làm việc vừa cải tạo sửa chữa và xây dựng kho tạm.
Ngay sau khi thành lập, NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được giao, hoạt động tại đơn vị đã đi vào ổn định, quản lý tốt hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh nhà.
NHNN Chi nhánh tỉnh Lai Châu là một cơ quan quản lý hành chính nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của NHNN Việt Nam. Trụ sở của Ngân hàng đặt trên địa bàn rộng, là trung tâm của Thành phố lai Châu, là nơi tập trung nhiều cơ quan chức năng của tỉnh như: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Kho bạc nhà nước, Cục thuế.... Đồng thời, trên địa bàn này rất thuận lợi cho các NHTM đến giao dịch, rút và nộp tiền mặt,…
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lai Châu là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại Quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể:
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.
- Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây xựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.
- Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thế, tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.
- Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.
- Thực hiện thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
- Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.
- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc ủy quyền.
- Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định.
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc.
- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở.
- Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.
- Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lai Châu hiện nay có 38 cán bộ được phân công công tác tại 5 phòng (ba người trong Ban lãnh đạo):
- Phòng Hành chính nhân sự: 14 cán bộ - Phòng Kế toán thanh toán tin học: 5 cán bộ
- Phòng Nghiên cứu tổng hợp và kiểm soát nội bộ: 5 cán bộ - Thanh tra, giám sát ngân hàng: 5 cán bộ
Đứng trên góc độ chuyên môn hóa công việc, cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu được phân chia thành các bộ phận theo mô hình tổ chức bộ phận chức năng:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu
(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu)
* Lãnh đạo và điều hành:
- Lãnh đạo và điều hành Chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có 02 Phó giám đốc.
Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh do Thống đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Chi nhánh:
- Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về hoạt động của Chi nhánh.
- Quyết định, chương trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện các lĩnh vực công tác của Chi nhánh.
- Quản lý biên chế, sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc và quy định của Pháp luật. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC THANH TRA GIÁM SÁT NGÂN HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN THANH TOÁN TIN HỌC PHÒNG NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÓ GIÁM ĐỐC
- Tham mưu, trình Thống đốc xem xét việc chuẩn y hoặc chuẩn y theo ủy quyền của Thống đốc đối với các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Ban kiểm soát các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn và được quyền đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.
- Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
- Đại diện pháp nhân NHNN trước cơ quan pháp luật tại địa phương theo ủy quyền của Thống đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc Chi nhánh:
- Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công phụ trách.
- Tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Chi nhánh theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trưởng.
- Khi Giám đốc đi vắng, một Phó giám đốc được ủy nhiệm thay mặt Giám đốc điều hành công việc chung của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc đã giải quyết và báo cáo lại khi Giám đốc có mặt.
* Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận:
1. Phòng Hành chính nhân sự:
- Xây dựng, trình Giám đốc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm của Chi nhánh; đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức quản lý và sử dụng tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm phương tiện, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức Chi nhánh trong công tác quản lý đối với các hoạt động của NHTM.
2. Phòng Nghiên cứu tổng hợp và kiểm soát nội bộ:
- Giúp Giám đốc trong việc tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của NHNN về tiền tệ, ngoại hối, thanh toán tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt, các hoạt động khác đến các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
- Giúp Giám đốc thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, nghiên cứu, phân tích, dự báo các số liệu về thẻ ATM, POS, Thu chi tiền mặt,… trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc và chịu trách nhiệm triển khai chỉ đạo của Thống đốc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và hoạt động thanh toán của ngân hàng trên địa bàn.
- Thực hiện quản lý nhà nước về hệ thống thông tin báo cáo sử dụng trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật.
3. Phòng Thanh tra, giám sát ngân hàng:
- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của NHNN về lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc và các công cụ chính sách tiền tệ khác đối với tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan trên địa bàn để thực thi chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm thực hiện các nhiệm vụ do Thống đốc giao và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ thu hồi, cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.
- Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc trình Thống đốc chuẩn y hoặc chuẩn y theo ủy quyền đối với thành viên Hội Đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Ban kiểm soát các tổ chức tín dụng và đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.
4. Phòng Kế toán Thanh toán Tin học:
- Thực hiện việc mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua tài khoản cho các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước trên địa bàn.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện thanh toán bù trừ giữa các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện thanh toán trong hệ thống NHNN.
- Thực hiện hạch toán, kế toán, theo dõi và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản tại Chi nhánh.
- Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính của Chi nhánh. - Làm đầu mối với Cục công nghệ tin học, các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Quản lý và vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong phạm vi trách nhiệm của Chi nhánh.
5. Phòng Tiền tệ Kho quỹ:
- Thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước trên địa bàn theo hướng dẫn của NHNN Trung Ương.
- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ và việc chấp hành quy định về quản lý tiền mặt của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
- Làm đầu mối phối hợp công an địa phương, bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan trong việc đấu tranh phòng, chống tiền giả, tổ chức giám định tiền giả, tiền nghi giả.
- Quản lý, bảo quản an toàn tuyệt đối quỹ dự trữ phát hành, quỹ nghiệp vụ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại Chi nhánh, khi giao nhận; thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập quỹ dự trữ phát hành, thu, chi quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh.
3.1.3 Khái quát về hệ thống các NHTM CP trên địa bàn thành phố
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có sự hiện diện của 2 NHTM cổ phần nhà nước là: Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Có tổng số 7 điểm giao dịch trên địa bàn thành phố Lai Châu, trong đó: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển có 3 điểm (gồm Chi nhánh tỉnh và 02 phòng giao dịch); Ngân hàng TMCP Công Thương có 4 điểm (gồm Chi nhánh tỉnh, 03 phòng giao dịch).
* Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lai Châu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -– Chi nhánh Lai Châu (gọi tắt là BIDV Lai Châu) được thành lập theo Quyết định số 5360/QĐ-HĐQT ngày 25/12/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lai Châu được thành lập kể từ ngày 01/01/2004. Là Chi nhánh cấp 1 mới được thành lập trên cơ sở tách và nâng cấp chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Tam Đường (chi nhánh cấp 2) trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lai Châu (cũ) nay là Ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Điện Biên. Sau hơn 10 năm hoạt động kể từ ngày chia tách tỉnh BIDV Lai Châu đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động. Từ năm 2004 với 22 cán bộ, tổng dư nợ tại thời điểm bàn giao chia tách là 33,6 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động là 53,5 tỷ đồng. Đến 31/12/2015 BIDV Lai Châu có 72 cán bộ, tổng dư nợ là 1.943 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương là 1.404 tỷ đồng, thu dịch vụ ròng đạt 10,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 51,5 tỷ đồng.
* Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lai Châu: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương - Chi nhánh Lai Châu (sau đây gọi tắt là Viettinbank Lai Châu) được thành lập theo Quyết định số 1036 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vào tháng 11/2009. Đến nay đã 06 năm đi vào hoạt động luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vận dụng linh hoạt cơ chế điều hành kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam; trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để có mục tiêu chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả. Tính đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn đơn vị huy động tại địa phương là 758 tỷ đồng, dư nợ cho vay 681.92 tỷ đồng, tổng thu phí dịch