Chức năng và vai trò quản lý của NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố lai châu​ (Trang 32)

5. Bố cục đề tài nghiên cứu

1.2.2. Chức năng và vai trò quản lý của NHNN

* Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (số 46/2010/QH12, điều 2) quy định:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

- Chức năng: NHNN có hai chức năng

+ Chức năng ngân hàng trung ương: Chức năng này gồm: Ngân hàng phát hành tiền; Ngân hàng của các TCTD; Cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

+ Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống TCTD.

- Vai trò:NHNN có ba vai trò chính bao gồm:

+ Điều tiết nền kinh tế vĩ mô: Điều tiết bằng công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Phối hợp đồng bộ với các công cụ kinh tế tài chính khác.

+ Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế: Tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Tài trợ tín dụng có thể kìm hãm hay thúc đẩy phát triển các ngành nghề kinh tế.

+ Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia: Cân đối tổng cung và tổng cầu của toàn xã hội thông qua ổn định sức mua đối nội của đồng tiền quốc gia; Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

1.2.3. Khái niệm quản lý của NHNN đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM

Quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng là một trong những chức năng quan trọng nhất của Nhà nước. Theo đó, NHNN là một cơ quan trong bộ máy nhà nước thông qua hệ thống những công cụ pháp luật và chính sách để điều chỉnh và tác động lên hoạt động huy động vốn của các NHTM nhằm phát huy và liên kết mọi tiềm lực của đất nước vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, đảm bảo các yêu cầu về tính tuân thủ và an toàn trong hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng, thực hiện tốt nhất đường lối kinh tế xã hội và định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra cho từng giai đoạn trên cở sở nắm vững các quy luật khách quan, tình hình thực tế và trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng qua mỗi thời kỳ.

1.2.4. Sự cần thiết và mục tiêu quản lý của NHNN đối với hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Sự cần thiết quản lý của NHNN đối với các ngân hàng thương mại

- Xuất phát từ một trong những nhiệm vụ của NHNN Việt Nam được quy định trong Luật NHNN Việt Nam (số 46/2010/QH12, điều 4): Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt

động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Xuất phát từ vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế: Hệ thống NHTM phát triển ổn định là cơ sở để một nền kinh tế phát triển bền vững. Khi các NHTM hoạt động thiếu hiệu quả, không bảo đảm an toàn vốn sẽ kéo theo những hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế.

- Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh: Hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc, mang tính dây chuyền đối với nền kinh tế.

1.2.4.2. Sự cần thiết quản lý của NHNN đối với hoạt động huy động vốn

Kể từ khi Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng được ban hành năm 2010. Hàng loạt các thông tư quy định về lãi suất huy động vốn được ban hành và thay đổi liên tục. Bắt đầu từ năm 2011 cho đến nay, lãi suất huy động đã thay đổi rất nhiều lần, từ lãi suất 14% cho tất cả các kỳ hạn đã hạ dần xuống liên tục làm cho tình hình huy động vốn của các NHTM càng trở nên khó khăn. Trong giai đoạn 2013 đến năm 2015 tình hình lãi suất huy động vốn có chiều hướng ổn định tuy nhiên việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng khiến cho một số ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh chịu áp lực lớn về quy mô nguồn vốn. Và hàng loạt các NHTM cũng đua nhau huy động vốn vượt trần lãi suất huy động. Mặc dù các mức lãi suất huy động đã được NHNN quy định cụ thể đối với từng loại kỳ hạn, nhưng các NHTM vẫn tìm cách đi “cửa sau”, lách luật để vượt trần lãi suất bằng nhiều hình thức khác nhau. Khách hàng gửi càng nhiều tiền sẽ được NHTM tăng lãi suất vượt mức so với quy định. Ngoài ra, các NHTM còn thực hiện các chương trình khuyến mại rầm rộ khi khách hàng gửi tiền bằng việc bốc thăm trúng thưởng, tặng chuyến du lịch trọn gói, tặng quà tặng như xe ô tô, phiếu mua hàng, tặng vàng … Đây là một cách lách luật của các NHTM hiện nay. Nhưng trong thực tế NHNN chưa có biện pháp giám sát chặt

chẽ các chương trình cũng như chi phí khuyến mại mà các NHTM đưa ra. Trong khi chi khuyến mại với lãi suất thực tế luôn vượt quá mức lãi suất đã quy định. Tình trạng vượt trần lãi suất huy động không còn là chuyện mới, nhưng để xóa được tình trạng này lại rất khó, cho dù NHNN đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo các NHTM.

Vào tháng 9 năm 2015 Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 1938/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014. Theo đó, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất huy động vốn bằng USD bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức của các tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) tối đa là 0%/năm. Điều này khiến cho các NHTM khó thu hút vốn ngoại tệ, khiến cho cuộc đua huy động vốn “nóng” lên. Vì vậy, tình trạng “vượt” trần lãi suất lại có dấu hiệu gia tăng. Các NHTM dù được coi là những “ông lớn” trong ngành Ngân hàng cũng đã đưa ra những sản phẩm nhằm mục đích lách trần lãi suất. Ngược lại, các ngân hàng, nhất là những ngân hàng quy mô nhỏ cũng không thể từ chối khách hàng và ngồi nhìn khách hàng mang tiền gửi ở nơi khác, nên đã sẵn sàng trả thêm mức chênh lệch ngoài lãi suất thực ghi trên sổ tiết kiệm. Kỳ hạn thỏa thuận được thực hiện phổ biến hiện vẫn là 1 - 3 tháng (trong ngắn hạn), và thoả thuận không kỳ hạn với các đối tượng huy động là khách hàng tổ chức kinh tế.

Tại thời điểm hiện nay khi NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, thị trường chứng khoán với nhiều biến động theo xu hướng không tích cực, đồng thời thực hiện tái cơ cấu bằng việc sáp nhập và giải thể một số ngân hàng làm cho việc huy động vốn trong NHTM trở nên hết sức khó khăn, các ngân hàng tự cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng mình nhằm huy động lượng vốn tối đa. Vì vậy nhất thiết phải có sự quản lý của NHNN để đảm bảo sự tuân thủ và tính cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong hoạt động huy động vốn.

1.2.5. Nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM

Theo quá trình quản lý, NHNN Việt Nam thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM trên nhiều phương diện nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng và thể hiện trách nhiệm đối với cơ quan đại diện của Nhà nước trong quản lý về hoạt động ngân hàng, cụ thể như sau:

Từ đó có thể xây dựng nội dung QLNN của NHNN chi nhánh tỉnh với hoạt động huy động vốn tại các NHTM:Là việc thực hiện chức năng QLNN của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đối với các TCTD trong phạm vi địa giới hành chính theo ủy quyền của Thống đốc.

1.2.5.1. Xây dựng chính sách, quy định pháp luật về hoạt động huy động vốn của các NHTM

Trong QLNN đối với hoạt động của các NHTM, về thẩm quyền thì NHNN Việt Nam được tham gia vào quá trình soạn thảo các luật, văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ và Chính phủ trình Quốc hội. Với NHNN chi nhánh tỉnh được tham gia vào dự thảo các văn bản quy phạm Pháp luật, ban hành các văn bản hành chính trong chỉ đạo điều hành hoạt động của các NHTM. Về hệ thống các văn bản, quy định về hoạt động huy động vốn mà NHNN từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh ban hành và hướng dẫn thực hiện tập trung vào hai lĩnh vực cơ bản:

- Các quy định về nghiệp vụ nhận tiền gửi: Hiện nay, pháp luật có khá

nhiều quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi, nhưng lại quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lý cao nhất hiện nay có quy định về vấn đề này chính là Luật các TCTD năm 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó có những vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn bằng nghiệp vụ nhận tiền gửi mà NHNN cần quản lý ở các NHTM là:

+ Quy định về Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Được quy định trong văn bản hợp nhất số 14/VBHN-NHNN ban hành ngày 21/5/2014. Theo đó Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 10 năm 2006 đã được hợp nhất văn bản để sử dụng một số nội dung còn hiệu lực phù hợp với luật TCTD mới ban hành. Trong hoạt động này NHNN tiến hành quản lý hoạt động huy động vốn của các NHTM về đối tượng gửi tiền, phân loại kỳ hạn gửi, bao gồm những nội dung cơ bản sau:

• Huy động vốn theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán); Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm); Phát hành giấy tờ có giá.

• Huy động vốn theo loại tiền: Huy động bằng tiền Việt Nam (VND), huy động bằng các loại ngoại tệ khác (USD, EUR…)

• Huy động vốn theo chủ thể kinh tế: Tiền gửi dân cư, Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, Tiền gửi Kho bạc nhà nước.

+ Quy định về bảo hiểm tiền gửi: Nội dung này được thể hiện trong Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012, gồm:

• Mục đích của bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

• Nội dung của quy định mua bảo hiểm tiền gửi: Các cá nhân, tổ chức khi gửi tiền bắt buộc phải mua bảo hiểm tiền gửi đó trong lần đầu tiên và nhận lại giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi để làm cơ sở thực hiện trách nhiệm cũng như hưởng quyền lợi khi phát sinh.

• Chủ thể quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi: (1). Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi. (2). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi. (3). Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn

của mình có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi. (4). Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi tại địa phương.

• Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam: (1). Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn

bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. (2). Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi. (3). Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tiền gửi. (4). Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tham gia tổ chức quốc tế về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. (5). Ký kết thỏa thuận quốc tế hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bảo hiểm tiền gửi.

+ Quy định về Phòng chống rửa tiền: Rửa tiền được coi là một loại hình tội phạm nguy hiểm, gây nguy hại đến nền kinh tế của một quốc gia. Hoạt động rửa tiền tồn tại dưới nhiều loại hình tinh vi nhằm biến những nguồn tiền bẩn, không rõ nguồn gốc được gửi vào ngân hàng nhằm hợp pháp hóa những đồng tiền đó để trở thành tiền sạch có tính hợp pháp. Luật phòng chống rửa tiền được ban hành nhằm ngăn chặn hoạt động nói trên, tránh thất thoát dòng tiền và ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.

Theo đó, luật quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạt động chống rửa tiền như sau: (1). Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền. (2). Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch về phòng, chống rửa tiền. (3). Tổ chức đầu mối theo quy định của Chính phủ để thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ về các giao dịch và các thông tin khác theo quy định của Luật này nhằm phục vụ việc phân tích, chuyển

giao thông tin về hành vi rửa tiền. (4). Thông báo kịp thời cho cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền thông tin về hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố theo quy định của Luật này và pháp luật về phòng, chống khủng bố. (5). Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. (6). Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền; trao đổi thông tin với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định của pháp luật. (7). Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền. (8). Đào tạo đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan khác của Chính phủ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân, tổ chức khác về phòng, chống rửa tiền. (9). Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống rửa tiền. (10). Chủ trì,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố lai châu​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)