Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố lai châu​ (Trang 50)

5. Bố cục đề tài nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê: Sử dụng để phân nhóm thông tin, phân tích và làm rõ các xu hướng vận động của những vấn đề có liên quan để luận giải, minh chứng cho những nhận xét và kết luận nghiên cứu của tác giả. Dùng bảng thống kê để tổng hợp số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, sau đó phân tích đánh giá tình hình và kết quả hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn thành phố Lai Châu. Bằng phương pháp này sẽ có được cái nhìn tổng quan về hiện trạng quản lý hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn.

- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Trong luận văn sử dụng phương pháp so sánh để thấy sự biến động của số liệu theo thời gian. Về sự tăng lên giảm xuống của tổng nguồn vốn huy động được, hay sự dịch chuyển cơ cấu tỷ trọng các nguồn huy động vốn từ các đối tượng khách hàng khác nhau. Qua đó đánh giá nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

+ Huy động vốn cuối kỳ: Số dư tổng nguồn vốn huy động tại NHTM cuối kỳ đánh giá.

+ Huy động vốn bình quân: Số dư huy động vốn bình quân tính theo từng kỳ hạn của từng khoản tiền gửi. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và tính ổn định nguồn vốn huy động tốt hơn chỉ tiêu huy động vốn cuối kỳ.

+ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng VHĐ = (Tổng VHĐ kỳ này-Tổng VHĐ kỳ trước)/ (Tổng VHĐ kỳ trước)*100

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động: Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng

trong hoạt động kinh doanh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động

Tỷ trọng từng NVHĐ= (Khối lượng từng NVHĐ)/(Tổng NVHĐ)*100 Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dang, cân đối trong đó cần đảm bào một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữ nội tệ và ngoại tệ…mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng.

Tỷ trọng VHĐ theo đối tượng = (Khối lượng VHĐ theo đối tượng)/ (Tổng NVHĐ )*100

Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn = (Khối lượng VHĐ theo kỳ hạn)/(Tổng NVHĐ)*100

Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền = (Khối lượng VHĐ theo loại tiền)

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện hoạt động quản lý của NHNN

+ Các chỉ đạo trong công tác huy động vốn: Là các văn bản phổ biến, chỉ đạo, triển khai hay hội nghị tập huấn liên quan đến thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành về chính sách tiền tệ của NHNN đến các NHTM.

+ Tổng số hồ sơ kiểm tra: Là số hồ sơ được Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Lai Châu lựa chọn để thực hiện kiểm tra giám sát trong công tác huy động vốn.

+ Tỷ lệ hồ sơ vi phạm: Là số hồ sơ bị phát hiện sai phạm trên số hồ sơ được thanh tra.

+ Số cuộc thanh tra: Tổng số cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Lai Châu thực hiện với các NHTM.

+ Số lượng kiến nghị, đề xuất xử lý sau thanh tra kiểm tra: Số các kiến nghị được các NHTM khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra.

+ Số văn bản chỉ đạo đôn đốc thực hiện khắc phục, chỉnh sửa: Là số văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện công tác khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Thành phố Lai Châu.

Thành phố Lai Châu trung tâm văn hóa - chính trị của tỉnh Lai Châu, được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 2004 theo Nghị định số 176/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Được công nhận lên Thành phố theo Nghị quyết số 131/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2013. Có 7 đơn vị hành chính gồm 05 phường và 02 xã: phường Đoàn Kết, Quyết Thắng, Tân Phong, Quyết Tiến, Đông Phong và 2 xã Nậm Loỏng, San Thàng. Theo đó, thành phố Lai Châu được thành lập trên cơ sở toàn bộ 7.077,44 ha diện tích tự nhiên, 52.557 nhân khẩu, với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính: Kinh 67%, Giáy 17,5%, Thái 8,5%, Mông 6%, còn lại là các dân tộc khác chiếm tỷ lệ khoảng 1%.

Thành phố có diện tích đất nông nghiệp lớn (2.707,4ha), khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, ngoài ra với 1.769ha rừng và 110ha mặt nước là điều kiện phát triển đa ngành nông nghiệp. Khai thác tiềm năng đó, thành phố đã đưa nhiều loại giống cây con mới, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các mô hình trang trại, chăn nuôi tập trung, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa,…. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp phát triển cả về quy mô lẫn hiệu quả: Năm 2015, giá trị ngành nông nghệp đạt 126 tỷ đồng, bình quân mỗi ha canh tác đạt 45 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 150 ha thu nhập từ 80-120 triệu đồng/năm. Với nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ, các hoạt động sản xuất như chế biến chè, may mặc, vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, sửa chữa, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp… công nghiệp trên địa bàn ngày càng khởi sắc. Năm 2015, toàn thành phố có 556 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho

hàng nghìn lao động, tạo giá trị sản xuất 184 tỷ đồng. Thành phố cũng đã quy hoạch 8ha đất để đáp ứng nhu cầu mặt bằng của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Trong những năm qua, thành phố còn huy động các nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các chợ, siêu thị; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; hình thái sản phẩm chủ lực, đặc sản. Đến nay, trên địa bàn có 7 chợ các loại, 3 siêu thị, tạo thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân. Các loại hình dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, vận tải… được đầu tư, nâng cấp với 346 điểm phục vụ và 142 đơn vị vận tải…thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển toàn diện. Công tác quy hoạch, xây dựng đô thị cũng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, hình thành rõ nét các khu chức năng như: trung tâm hành chính - chính trị, văn hóa - thể thao, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ, các khu dân cư, công trình phúc lợi… Đến nay, 100% tuyến phố chính và trên 80% ngõ xóm có điện chiếu sáng, 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia và nước hợp vệ sinh. Sau hơn 10 năm phát triển, thành phố Lai Châu vươn lên mạnh mẽ và xác lập vai trò đô thị trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh. Hiện tại thành phố đang tích cực phối hợp với các Sở ngành và chỉ đạo các phòng, ban, phường xã tham mưu hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách phát triển đô thị cũng như các ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư. Việc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch cũng được chú trọng và thường xuyên trên các báo, đài, các hội nghị,... Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành các cấp chính quyền, tiến dần tới mô hình chính quyền đô thị; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển mạnh từ hành chính sang phục vụ. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân cũng được coi trọng, nâng cao văn hóa trong giao tiếp, ứng xử nhằm xây dựng hình ảnh người dân thành phố Lai Châu văn minh thanh lịch.

Với điều kiện tự nhiên và đặc điểm tình hình kinh tế xã hội nêu trên đã cho thấy một số những thuận lợi và khó khăn nhất định trong hoạt động của NHTM trên địa bàn thành phố nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng, cụ thể:

- Với tình hình kinh tế phát triển ổn định trong giai đoạn 2013-2015, an sinh xã hội được đảm bảo; quốc phòng an ninh khu vực biên giới được củng cố và giữ vững. Tạo môi trường kinh doanh ổn định cho hệ thống NHTM, mặt bằng lãi suất huy động vốn cũng được ổn định hơn đặc biệt là so với giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2010 - 2013.

- Với một chính quyền thành phố quan tâm đến đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao mặt bằng dân trí, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

- Bằng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tạo cho thành phố nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng có được đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt nhu cầu công tác.

* Khó khăn:

- Điều kiện tự nhiên khí hậu diễn biến phức tạp tăng dần qua các năm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra thời tiết xấu cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các công trình trọng điểm, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do đó cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng.

- Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng sau hơn 10 năm phát triển, tạo nhiều các cơ hội đầu tư đa dạng cho người dân và doanh nghiệp. Với bặt bằng lãi suất liên tục giảm trong giai đoạn 2013 - 2015 đã làm cho việc gửi tiền vào các ngân hàng kém hấp dẫn hơn các kênh đầu tư vào thị trường khác như bất động sản hay kinh doanh vàng.

- Tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng còn chưa phát triển, thu nhập người dân còn thấp; tình hình tài chính doanh nghiệp còn hạn chế, chi phí sinh hoạt tăng cao ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của dân cư cung như tổ chức kinh tế không cao. Do đó việc huy động vốn tại địa phương của các chi nhánh NHTM gặp nhiều khó khăn, áp lực cạnh tranh lớn.

3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 15/01/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 56/QĐ-NHNN, về việc thành lập chi nhánh NHNN tỉnh Điện Biên và chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu, trên cơ sở chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu cũ. Ngày 01/02/2004, Chi nhánh thực hiện chia tách. Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TCCB ngày 30/1/2004, của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc điều động cán bộ. Chi nhánh NHNN tỉnh điều động 17 công chức, viên chức thuộc Chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu (cũ) về làm việc tại Chi nhánh mới. Trong điều kiện tỉnh mới thành lập, mọi cơ sở vật chất còn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn. Chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu đã phải thuê nhà làm việc tạm thời, vừa làm việc vừa cải tạo sửa chữa và xây dựng kho tạm.

Ngay sau khi thành lập, NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được giao, hoạt động tại đơn vị đã đi vào ổn định, quản lý tốt hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh nhà.

NHNN Chi nhánh tỉnh Lai Châu là một cơ quan quản lý hành chính nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của NHNN Việt Nam. Trụ sở của Ngân hàng đặt trên địa bàn rộng, là trung tâm của Thành phố lai Châu, là nơi tập trung nhiều cơ quan chức năng của tỉnh như: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Kho bạc nhà nước, Cục thuế.... Đồng thời, trên địa bàn này rất thuận lợi cho các NHTM đến giao dịch, rút và nộp tiền mặt,…

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lai Châu là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại Quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể:

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

- Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây xựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.

- Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thế, tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Thực hiện thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

- Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.

- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc ủy quyền.

- Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định.

- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố lai châu​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)