Đánh giá thực trạng tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần dầu khí Sơn Hả

Một phần của tài liệu 229 giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần dầu khí sơn hải (Trang 68 - 75)

Hải giai đoạn 2018-2020

Từ những tìm hiểu về đánh giá khái quát và chi tiết hoạt động kinh doanh của công ty, các chỉ tiêu về tài chính và tỷ suất sinh lời giai đoạn 2018-2020, ta thấy được rõ nét về tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần dầu khí Sơn Hải. Từ đó thấy được những mặt đạt được và những hạn chế còn gặp phải của Công ty.

2.3.1. Kết quả đã đạt được

Tình hình kinh tế nước ta trong ba năm qua diễn ra khi nền kinh tế thế giới đang có

những dấu hiệu chững lại do các tác động khách quan đến từ rủi ro và sự gia tăng thách thức. Thị trường xuất nhập khẩu và đầu tư trên thế giới có sự giảm sút, sự tranh chấp giữa

các nước về thị phần thương mại toàn cầu ngày càng sâu sắc, thị trường kinh doanh xăng

dầu trong nước và khu vực diễn biến phức tạp, khó đo lường và chưa thể dự báo chính xác diễn biến thị trường (cung/cầu/giá). Năm 2020, do “khủng hoảng kép” của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây được coi là năm vô cùng khó khăn của ngành. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vừa phải tập trung ứng phó với dịch bệnh (dẫn đến nhu cầu thị trường thấp, thu hẹp) vừa phải ứng phó với suy giảm giá dầu thô chưa từng có trong lịch sử khi giao dịch dầu khí thấp kỷ lục trong gần 20 năm trở lại đây. Đặt ra rất nhiều bài toán cho các cấp quản lý điều hành kinh doanh xăng dầu, trong đó có Công ty Cổ phần dầu khí Sơn Hải. Tuy nhiên, Công ty đã biết nắm bắt những ưu điểm để thu được kết quả kinh doanh mong muốn, nâng cao lợi nhuận.

nhất trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gần đây của Công ty, tuy các số liệu về doanh thu, lợi nhuận đều có dấu hiệu sụt giảm nhưng Sơn Hải đã nỗ lực hết sức để lợi nhuận không âm. Còn trong giai đoạn 2018-2019, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Sơn Hải không những tăng mà còn tăng mạnh so với những năm trước đó, nguồn thu chủ yếu tập trung ở doanh thu từ hoạt động kinh doanh, cho thấy Sơn Hải luôn nắm vững ưu thế kinh doanh xăng dầu của mình và đặt nó lên hàng đầu.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng mạnh về cả giá trị và tốc độ trong giai đoạn 2018-2019. Trong thời gian qua, Sơn Hải đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình trên toàn miền Bắc, xây dựng thêm nhiều chi nhánh mới, đồng thời, Công ty luôn tuân thủ và cân bằng giữa chế độ giá xăng dầu được Nhà nước quy định và các chế độ ưu đãi đối với từng bộ phận khách hàng một cách hợp lý, góp phần nâng cao số lượng hàng hóa tiêu thụ, mở rộng và phát triển năng lực sản xuất và bán hàng.

Quản lý hiệu quả các chi phí trong hoạt động kinh doanh. Cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh xăng dầu, giá vốn hàng bán cũng sẽ tăng lên rõ rệt tuy nhiên luôn được Sơn Hải điều chỉnh và cân đối ở mức thấp hơn doanh thu thuần cùng kỳ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có tăng lên trong ba năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể so với doanh thu thuần chứng tỏ Công ty đã cố gắng chi tiêu ít cho các khoản mục này nhằm duy trì và tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ. Đặc biệt là chi phí bán hàng cũng có xu hướng được cải thiện cho thấy việc mở rộng các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố, đưa sản phẩm của Công ty đến gần hơn với khách hàng và các đại lý có nhu cầu đã ngày một hiệu quả, cắt giảm bớt chi phí cho khâu trung gian. Hiện nay, với mạng lưới 4 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố cùng với đại lý và cửa hàng cấp 1, cấp 2, hệ thống dầu khí Sơn Hải đã gần như phủ kín miền Bắc.

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu giai đoạn 2018-2019 có xu hướng tăng. Tỷ suất sinh lời doanh thu tăng cho thấy quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của Công ty có hiệu quả. Nhờ sự nỗ lực quản lý các công tác chi phí kết hợp cùng sự cố gắng tăng trưởng doanh thu qua các kỳ nhằm mục đích kích thích tăng trưởng doanh thu vượt bậc so với các chi phí phát sinh thêm trong kỳ.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những điểm sáng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác thực hiện lợi nhuận của Sơn Hải còn vướng phải một số điểm hạn chế như:

Tỷ lệ chi phí so với doanh thu thuần. Mặc dù Sơn Hải vẫn luôn cố giữ các chi phí ở mức thấp nhưng trên thực tế trong ba năm qua chi phí vẫn chiếm tỷ trọng khá cao so với doanh thu trong kỳ. Cụ thể, so với doanh thu thuần, trung bình chi phí giá vốn hàng bán chiếm đến 94,97%, chi phí quản lý kinh doanh (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) chiếm 2,62%. Lợi nhuận thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 2,41%. Điều đó cho thấy rằng, trong 100 đồng doanh thu thuần thì có 94,97 đồng là chi phí giá vốn hàng bán, 2,62 đồng chi phí quản lý kinh doanh và chỉ còn lại 2,41 đồng là của lợi nhuận. Phần doanh thu tạo ra chủ yếu để bù đắp các khoản chi phí đã mất đi chứ không phải phần lợi nhuận mà Công ty gặt hái được.

Doanh thu hoạt động tài chính không ổn định qua các năm và có giá trị thấp. Trong giai đoạn ba năm, doanh thu từ hoạt động tài chính tuy có sự gia tăng đều đặn nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với chi phí tài chính. Cụ thể, năm 2018, doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ vỏn vẹn 0,70801 triệu đồng, giảm mạnh so với các năm trước đó. Đến năm 2019, tình hình doanh thu đã được cải thiện và tăng vọt lên 73 triệu đồng (tương ứng tăng 10210,31%). Sang năm 2020, con số này tăng lên 105 triệu đồng (43,84%), đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn 2018-2020. Tuy nhiên, danh mục hoạt động tài chính của Sơn Hải chưa được đa dạng hóa, chỉ bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng và lãi trái phiếu đầu tư. Trong đó, những khoản đầu tư mua trái phiếu vào các công ty khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đa phần là nguồn thu từ lãi tiền gửi ngân hàng.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng mạnh. Tốc độ tăng của cả chi phí bán hàng và CPQLDN của Sơn Hải trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 đều lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp của Sơn Hải năm 2019 tăng 15% so với năm 2018 và chi phí bán hàng năm 2020 tăng mạnh 21,36% so với năm

2019. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của công ty chưa thực sự tốt. Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu qua các năm cũng đều có xu hướng tăng nhẹ.

Lợi nhuận không thực sự gia tăng bứt phá và có sự giảm sút. Mặc dù Sơn Hải đã thực sự nỗ lực và đầu tư một khoản tiền lớn vào trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất

trong công ty và tại các đại lý lớn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, dựa trên kinh phí đã bỏ ra để đầu tư, điển hình là Công ty đã rút một khoản tiền gửi ngân hàng lớn để trang bị máy móc thì lợi nhuận thực tế công ty thu được chưa thực sự hấp dẫn và bứt phá so với các năm trước đó. Cụ thể, năm 2019, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 454,29 triệu đồng so với năm 2018, trong khi năm 2020, lợi nhuận này lại giảm 481,73 triệu đồng do hậu quả của dịch bệnh. Thêm vào đó, mặc dù đã cải tiến thiết bị máy móc nhưng chi phí về giá vốn vẫn tăng lên rõ rệt.

Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu qua các năm đều giảm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời trên tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của công ty đều chưa hiệu quả. Đồng thời, hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều yếu kém. Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty. Vốn chủ sở hữu qua các năm vẫn duy trì ở mức 9.500 triệu đồng, mặc dù hệ số nợ giảm dần trong giai đoạn 2018-2020, tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về rủi ro vỡ nợ, cơ cấu vốn chưa thực sự an toàn, ảnh hưởng đến uy tín của công ty và sự an tâm của các nhà đầu tư khi hợp tác với Sơn Hải.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam: Việt Nam đang có những bước đi rất nhanh trước một thời kỳ phát triển đầy hứa hẹn khi các hiệp định quan trọng liên tục được ký kết thành công như Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) được ký kết và có hiệu lực, tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty lĩnh vực xăng dầu nói riêng phải đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Việc phát triển hệ thống xăng dầu phổ biến phục vụ nhu cầu cho người dân cũng như các nhà máy lọc dầu lớn đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty cần thực sự cố gắng và đầu tư để có thể vươn ra chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế cũng như các bộ luật liên quan đến ngành dầu khí còn một số bất cập, chưa phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, tạo áp lực trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự biến động về giá xăng dầu: Xăng dầu là một ngành hàng luôn có sự nhạy cảm về giá. Trong danh mục hàng hóa để tính chỉ số tiêu dùng (CPI) tại nhiều nước, năng lượng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chỉ số đó. Đồng thời năng lượng, cụ thể là xăng dầu, là một tác động đa phương đến giá của nhiều loại dịch vụ hàng hóa khác. Vì vậy, những biến động dù là nhỏ về giá xăng dầu trên thế giới hay trong nước cũng đáng chủ ý trong việc gây ra lạm phát ở một số nền kinh tế.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác quản lý các khoản vay và đầu tư tài chính chưa đạt hiệu quả cao: Các khoản tài chính trong các năm không chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của Công ty, Sơn Hải có một số khoản đầu tư trái phiếu nhằm hưởng lãi và một số khoản tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, việc đầu tư tài chính, góp vốn vào các công ty khác của Sơn Hải còn nhiều hạn chế, các khoản đã đầu tư có giá trị không cao, chưa được phát huy tối đa trong thời gian qua. Việc quản lý các khoản vay còn nhiều yếu kém cùng với tình hình kinh tế bất ổn trong giai đoạn vừa qua đã khiến Công ty có nhiều khoản lỗ và chi phí tăng lên.

Công tác quản lý chi phí chưa hiệu quả: Một phần là do ảnh hưởng của các yếu tố cạnh tranh và các đối thủ lớn mạnh cùng kinh doanh mặt hàng xăng dầu, sự gia tăng giá cả hàng hóa dịch vụ đầu vào đồng thời chịu ảnh hưởng của việc thất thoát và hao hụt nhiên liệu trong quá trình vận chuyển và buôn bán. Bên cạnh đó, Sơn Hải còn phải thực hiện các kinh phí liên quan đến phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường do nhà nước quy định. Xét về việc quản lý chi phí tài chính, do ảnh hưởng của các khoản chiết khấu cho khách hàng nên vấn đề quản lý chi phí tài chính còn một số khó khăn nhất định.

Công tác tìm kiếm khách hàng: Đứng trước thời đại 4.0 hiện nay, khi hình thức buôn bán online ngày càng phát triển, cửa hàng về mọi hàng hóa, lĩnh vực đều phổ biến và trải khắp từ thành thị đến nông thôn. Chính vì sự cạnh tranh gay gắt đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào khâu quảng bá hình ảnh, marketing sâu rộng để khách hàng biết đến mình nhiều hơn. Tuy nhiên, hình thức này chưa được Sơn Hải sử dụng triệt để, dẫn đến nguồn khách hàng mục tiêu của Công ty là khách hàng quen, mối làm ăn lâu năm qua nhiều người khách cũ giới thiệu.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro: Đứng trước những biến động về tăng giảm giá dầu trên thế giới và trong nước cũng như những sự việc liên quan đến cháy nổ, đòi hỏi Sơn Hải cần có công tác chuẩn bị tài chính tốt nhằm ứng phó mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong một số giai đoạn năm 2019, 2020, Công ty gặp những áp lực lớn về chiết khấu, giảm giá xăng dầu, kho đầu nguồn. Công ty đã lỗ rất nhiều chi phí nhưng vẫn cam kết đảm bảo nguồn hàng ổn định cho khách hàng.

Chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên: Hàng năm, Sơn Hải tuyển dụng nhân sự tại các chi nhánh rất nhiều. Lao động trẻ chiếm đa số trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Tuy nhiên, nhân sự văn phòng Công ty còn yếu và chưa xứng tầm thương nhân, chưa bảo quát được công việc, chưa sắc sảo trong chỉ đạo điều hành. Một số cán bộ công nhân viên chưa chủ động, sáng tạo tư duy thúc đẩy phát triển kinh doanh, vẫn ỷ lại theo cơ chế bao cấp. Ý thức chấp hành còn kém, gây rủi ro, thiệt hại cho công ty. Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ, khen thưởng dành cho cán bộ công nhân viên giỏi, có thành tích xuất sắc chưa thực sự hấp dẫn cao.

Chưa đầu tư sâu vào các dòng xe vận chuyển xăng dầu tiên tiến với dung tích lớn. Sản phẩm cốt cán của Công ty là xăng dầu và các nhiên liệu rắn, lỏng, khí. Và thành công trong việc tăng trưởng lợi nhuận phần lớn đến từ sản phẩm chủ chốt này của Sơn Hải. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn phân phối rộng rãi, thời gian cung ứng hàng hóa nhanh, chính xác đòi hỏi những dòng xe có dung tích lớn hơn, ít hao hụt, rò rỉ xăng dầu trong quá trình vận chuyển cũng như thời gian vận chuyển nhanh. Bởi lẽ, thị trường xăng dầu không còn là thị trường mới mẻ trong nền kinh tế, có rất nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực béo bở này, sức cạnh tranh ngày một gia tăng, đòi hỏi Sơn Hải cần có những bước tiến mới và đột phá hơn để duy trì và phát triển khả năng kinh doanh của mình trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2: “Thực trạng tình hình lợi nhuận tại Công ty Cổ phần dầu khí Sơn Hải” đã khái quát về sự hình thành, phát triển và quá trình kinh doanh của Công ty Cổ phần dầu khí Sơn Hải trong ba năm qua. Đồng thời, phân tích và làm rõ về thực trạng tình hình lợi nhuận trong giai đoạn 2018-2020 một cách khách quan nhất và đưa ra những điểm hạn chế cũng như những kết quả đã gặt hái được. Trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung giai đoạn 2018-2020, đặc biệt là khủng hoảng dịch bệnh Covid 19 diễn ra trên toàn thế giới, Công ty đã duy trì tốt và mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị lợi nhuận một cách thành công. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế liên quan đến quản lý tài chính mà Công ty khó tránh khỏi trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, trong chương 3, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Công ty Cổ phần dầu khí Sơn Hải tiếp tục nâng cao được lợi nhuận của mình trong những năm tiếp theo.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ SƠN HẢI

Một phần của tài liệu 229 giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần dầu khí sơn hải (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w