5. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Một số vấn đề lý luận về nghèo đói và hộnôngdân nghèo
1.1.4.1. Khái niệm về nghèo đói
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, nghèo là tình trạng bị thiếu thốn trên nhiều phương diện: thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng.
Việt Nam sử dụng khái niệm về nghèo đói theo chủ trương của Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (tổ chức ở Thái Lan năm 1993) và được các quốc gia trong khu vực thống nhất. Khái niệm nầy cho rằng: “ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy đã được thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”.
Một khái niệm khác nhưng cụ thể hơn về nghèo đói được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh thế giới tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người
nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la Mỹ (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Theo Ngân hàng Thế giới, nghèo là tình trạng không có khả năng để có mức sống tối thiểu, chúng bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng.
Tóm lại: Tất cả những quan niệm trên về nghèo đói đều phản ảnh ba khía cạnh chủ yếu sau đây: Những người được xem là nghèo đói khi:
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình.
- Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người.
- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng
1.1.4.2. Xác định đối tượng nghèo và tiêu chí hộ nghèo ở nông thôn Việt Nam
Có nhiều cách phân loại giàu nghèo như: phân loại theo chi tiêu, phân loại theo thu nhập, vẽ bản đồ nghèo, phân loại giàu nghèo theo tiêu chí của địa phương và xếp hạng giàu nghèo. Mỗi phương pháp đều có những ưu, khuyết điểm riêng và có thể được áp dụng tùy lúc, tùy nơi, tùy mục đích.
Nhìn chung, hầu hết các nước phát triển đã thống kê về tình trạng nghèo thông qua mức thu nhập. Vì ở các nước này, thuế thu nhập được theo dõi rất chặt chẽ, thu nhập của người dân được khai báo đầy đủ, thể hiện cụ thể qua các tài khoản ngân hàng.
Có nhiều tiêu chí để xác định đối tượng hộ nghèo. Tuy nhiên, thông thường nhất là dùng tiêu chí thu nhập.
Ngày 30/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
1.1.4.3. Đặc điểm của hộ nông dân nghèo ở Việt Nam.
Thứ nhất, các hộ nông dân nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân cư vàkhả năng tiếp cận đến các thông tin và kỹ năng chuyên môn bị hạn chế. Các số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 70% hộ nghèo có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Điều này được giải thích rằng trình độ học vấn của các hộ nghèo làm giảm lợi tức từ tài sản và nguồn lực mà họ có, và ngăn cản họ tìm kiếm công việc tốt hơn trong các ngành trả lương cao.
Thứ hai, hộ nông dân nghèo thường có ít hoặc không có đất đai và tài sản khác, chính điều này đã làm cho họ gặp khó khăn trong quá trình làm ăn, hầu như không và ít tận dụng được các cơ hội có lợi từ bên ngoài để tạo ra thu nhập ổn định từ các hoạt động phi nông nghiệp.
Thứ ba, các hộ nông dân nghèo có xu hướng là hộ đông người với tỷ lệ người ăn theo cao hay nói cách khác các hộ có ít lao động hơn so với số miệng ăn trong gia đình. Các hộ gia đình đông con và ít lao động cũng đa phần là nghèo, bơi vì ngoài số tiền dành cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày họ còn phải trả cho các khoản chi phí giáo dục lớn hơn cũng như phải chịu thêm các chi phí khám chữa bệnh gây mất ổn định cho kinh tế gia đình. Do vậy, khi chi phí cho y tế và giáo dục tăng lên thì các hộ này thường cho con thôi học là điều hiển nhiên. Ngoài ra, những hộ bị mất đi lao động trưởng thành do bị
chết, bỏ gia đình đi hoặc tách ra khỏi hộ thường được cộng đồng xếp vào nhóm hộ nghèo nhất, đây thường là hộ do phụ nữ làm chủ hộ.. Bên cạnh đó, có những hộ neo đơn và chỉ có người già không có khả năng lao động cũng thuộc diện hộ nông dân nghèo.
Thứ tư, phần lớn hộ nông dân nghèo thường sống ở các vùng nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh dễ bị thiên tai tác động, là những nơi có cơ sở hạ tầng vật chất tương đối kém phát triển. Do mức thu nhập của hộ rất thấp và không ổn định, họ có khả năng tiết kiệm thấp và khó có thể đương đầu với tình trạng mất mùa, mất việc làm, thiên tai, suy sụp sức khoẻ và các tai hoạ tiềm năng khác.
Thứ năm, các hộ nông dân nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ. Do vậy, mà nhu cầu vốn thường mang tính thời vụ.
1.1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập của các hộ nông dân nghèo
Giới tính của chủ hộ
Ở các nước đang phát triển, nơi mà những thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắt khe thì giới tính của chủ hộ cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự nghèo đói của hộ. Những hộ có chủ hộ là nữ giới có nhiều khả năng rơi vào cảnh nghèo hơn so với chủ hộ là nam giới. Phụ nữ ở đây đóng một vai trò quan trọng trong việc lao động và cả trong việc quản lý tài chánh của gia đình nhưng họ thường phải đối mặt với việc bị phân biệt đối xử. Người phụ nữ ở nông thôn phải gánh vác công việc đồng áng, ngoài ra họ còn phải tham gia làm thuê hay buôn bán trong những lúc nông nhàn, chuyện cái ăn, cái mặc cho gia đình đã chiếm hết thời gian, họ ít có điều kiện giao lưu ra bên ngoài xã hội hay mở mang tri thức. Mặc dù đã có nhiều thay đổi để
thực hiện khẩu hiệu “nam nữ bình đẳng” nhưng ở nông thôn, trong gia đình, thường là người đàn ông sẽ quyết định mọi việc
Trình độ học vấn của chủ hộ
Theo các nghiên cứu trước đây, trình độ học vấn có tương quan nghịch với tỷ lệ đói nghèo. Người nghèo không có đủ tiền để trang trải chi phí học tập cho nên thường bỏ học rất sớm hay thậm chí là không đi học. Trình độ học vấn thấp sẽ là rào cản để người nghèo tìm kiếm một việc làm có thu nhập ổn định hoặc ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trình độ học vấn của chủ hộ còn có ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng hay cho con cái đi học.
Quy mô của hộ gia đình:
Trẻ con nhiều và số người sống phụ thuộc cao, vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ phụ thuộc cao nghĩa là có nhiều người ăn theo nhưng có ít người lao động để tạo thu nhập. Điều nầy khiến các thành viên tham gia lao động phải chịu gánh nặng về tiền bạc chi tiêu trong nhà. Trong trường hợp thu nhập không bù được mức chi tiêu, các hộ gia đình dễ rơi vào vòng nghèo túng. Do đó người ta cho rằng tỷ lệ phụ thuộc trong một hộ tỷ lệ thuận với khả năng và mức độ nghèo.
Vấn đề làm nông nghiệp của hộ gia đình:
Một đặc điểm của nghề nông là nông dân phải thường xuyên chịu áp lực về thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm hàng hóa nhiều nhưng chất lượng kém. Sức cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp yếu, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn thấp. Giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định, cụ thể: nông dân mua nguyên liệu, vật tư, phân bón, cây, con giống … để sản xuất nhưng khi bán thì người mua lại quyết định giá cả mà nông dân phải chấp nhận.
Trong các hộ nông dân, những hộ nghèo thường là những hộ thiếu hoặc không có đất, do vậy, cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ làm thuê. Trình độ học vấn thấp khiến họ ít có cơ hội tìm kiếm việc làm ngoài
công việc trong nông nghiệp vốn không ổn định và thu nhập thấp. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nhằm giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, các ngành chế biến nông sản và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển.
Số năm định cư tại địa phương của hộ gia đình:
Tìm hiểu số năm định cư của hộ gia đình để phần nào phản ảnh được tình hình di dân của các hộ gia đình. Theo báo cáo phát triển kinh tế của nước ta năm 2012 người di cư thường chiếm số đáng kể trong những hộ nghèo ở huyện lỵ, tỉnh lỵ. Giống như tình trạng nghèo ở nông thôn ngày càng tập trung ở nhóm dân tộc thiểu số thì hộ nghèo ở đô thị càng có xu hướng tập trung ở những người di cư.
Hộ có người đi làm xa(trong tỉnh, ngoài tỉnh, nước ngoài):
Tìm kiếm công ăn việc làm ở ngoài tỉnh là cách giúp cho hộ gia đình tạo thêm thu nhập. Các hình thức tìm kiếm việc làm đó có thể bao gồm: làm theo mùa vụ, đi làm thuê trong nông nghiệp ở vùng núi, làm theo mùa vụ trong nông nghiệp ở vùng xa. Do vậy, tìm việc làm ở nơi xa cũng là một giải pháp mà người dân lựa chọn để sang sẻ gánh nặng kinh tế gia đình cùng người thân.
Nhóm các yếu tố có liên quan đến nguồn lực sản xuất và cơ sở hạ tầng:
Vấn đề đất sản xuất
Các nguồn lực cơ bản và cần thiết cho sản xuất nông nghiệp là đất đai và vốn. Người nghèo thiếu các nguồn lực đó nên nghèo lại hoàn nghèo. Diện tích và chất lượng đất đóng vai trò quyết định đến mức sống của những hộ sống bằng nông nghiệp. Không có đất hoặc thiếu đất canh tác sẽ khiến cho hộ nông dân rơi vào hoàn cảnh sản xuất không đủ lương thực và thu nhập thấp. Thêm vào đó, người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư nên khó có thể nâng được giá trị của sản phẩm cây trồng, vật nuôi.
Vay ngân hàng
Không có vốn thì không thể hoạt động sản xuất kinh doanh gì cả. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp, kéo theo thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập lại tiếp tục thấp … Như vậy hộ gia đình sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy người nghèo hay gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của Chính phủ, trong khi đó những nguồn tín dụng phi chính thức chỉ mang giải pháp tình thế chứ ít có khả năng giúp hộ gia đình thoát nghèo. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nếu loại trừ nguyên nhân do sự nhũng nhiễu của những người có trách nhiệm thì nguyên nhân còn lại là do người nghèo thiếu hiểu biết, không có tài sản thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến không có khả năng trả được nợ.
Khoảng cách đến chợ và khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng
Đầu tư vào giao thông được coi là một công cụ quan trọng để giảm chênh lệch về mức sống giữa những vùng thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng núi nơi mà phần lớn việc chuyên chở và đi lại của người dân đều bằng đường bộ. Nên đường giao thông nông thôn được xem là một đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh tế ở địa phương, đồng thời giúp xóa đói giảm nghèo.