5. Kết cấu của luận văn
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.4.1. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế- xã hội ứng dụng vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính và đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ.
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như tần suất, số bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng của việc nâng cao thu nhập cho nông dân.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá sự biến động của các chỉ số. Phương pháp này dùng để so sánh sự khác nhau về thu nhập từ các ngành nghề khác nhau, cơ cấu thu nhập,... giữa các hộ.
2.2.4.3. Phương pháp chuyên khảo
Lấy ý kiến thăm dò của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các cơ quan Nhà nước nhằm thu thập ý kiến đóng góp, kinh nghiệm quý báu và thực tế trong vấn đề nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế bền vững.
Như phân tích ở trên, tình trạng nghèo của hộ gia đình xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Điều đó có nghĩa là khả năng nghèo của hộ gia đình sẽ là một hàm phụ thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng đến nó mà các nhân tố này chính là những nguyên nhân gây ra nghèo đói. Để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính theo hàm Cobb-Douglass, sử dụng phương pháp ước lượng OLS. Đây là một phương pháp phổ biến, phù hợp với việc ước lượng mô hình sử dụng dữ liệu chéo (cross-sectional data).
Mô hình có dạng như sau:
Y = f (dientich, hocvan, lamnong, sotienvay, duongoto, quymo) Khi đó hàm sản xuất Cobb-Douglass có dạng:
Y = a0 x dien ticha1 x hocvana2 x lamnonga3 x sotienvaya4 x duongotoa5 x quymoa6
Trong đó:
Biến phụ thuộc: Y là thu nhập của hộ (1.000đ) Biến độc lập:
(1) Dientich: Là biến thể hiện diện tích đất của hộ gia đình (1.000m2), kỳ vọng mang dấu (-)
(2) Hocvan: Là biến thể hiện số năm đi học của chủ hộ, kỳ vọng mang dấu (-)
(3) Lamnong: Là biến giả kỳ vọng mang dấu (+)
Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ làm việc liên quan đến nghề nông
Nhận giá trị 0 nếu chủ hộ làm việc không liên quan đến nghề nông
(4) Sotienvay: Là biến cho biết giá trị số tiền vay của hộ gia đình từ các tổ chức tín dụng chính thức (triệu đồng), kỳ vọng mang dấu (-)
(5) Duongoto: Là biến giả, kỳ vọng mang dấu (-) Nhận giá trị 1 nếu hộ có đường ô tô đến tận nhà
(6) Quymo: Thể hiện quy mô hộ gia đình, kỳ vọng mang dấu (+) u: Là sai số ngẫu nhiên.
- Đề tài sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để mô tả sự tác động qua lại giữa các nhóm yếu tố và áp dụng mô hình tuyến tính để phân tích sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của nông hộ. Với các kết quả phân tích, tác giả lựa chọn và đề xuất các chính sách nhằm tăng thu nhập cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên