Một số đặc điểm cơ bản về hộnôngdân đã điều tra trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Một số đặc điểm cơ bản về hộnôngdân đã điều tra trên địa bàn huyện

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Đặc điểm của chủ hộ

Bảng 3.2: Thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Tổng điều tra Chia ra Vũ Chấn La Hiên Tràng Xá

1. Số chủ hộ điều tra Người 180 60 60 60

2. Tỷ lệ chủ hộ là nữ % 20,16 23,54 19,41 17,53

3. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 42,67 42 45 41

Trong đó: Tuổi BQ chủ hộ là nữ Tuổi 40,33 38 43 40

4. Trình độ văn hóa chủ hộ

< lớp 7 Người 16,33 17 14 18

Từ lớp 7-12 Người 25 26 24 25

Trên lớp 12 Người 18,67 17 22 17

5. Tỷ lệ chủ hộ tham gia tập huấn % 35,88 43,15 38,32 26,17

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Trong tổng số 180 hộ điều tra có 20,16% chủ hộ là nữ, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là ở Vũ Chấn với 23,54% và thấp nhất ở Tràng Xá với 17,53%. Tuổi bình quân chủ hộ là nữ thường thấp hơn so với bình quân chung từ 1 - 3 tuổi, chứng tỏ các hộ gia đình trẻ đang có được sự bình đẳng về giới trong suy nghĩ của mình. Xã có số chủ hộ có trình độ trên lớp 12 cao nhất là La Hiên với 5 người và đây cũng là xã có số chủ hộ dưới lớp 7 thấp nhất. Nhìn chung trình độ học vấn chung của các xã điều tra là thấp số chủ hộ có trình độ tập trung chủ yếu từ lớp 7- 12, các xã xa trung tâm huyện thị thì mức học vấn càng là vấn đáng quan tâm. Tỷ lệ chủ hộ tham gia các lớp tập huấn còn thấp, bình quân là 35,88 % trong đó cao nhất là ở Vũ Chấn và thấp nhất là ở Tràng

Xá. Các lớp tập huấn này chủ yếu thuộc các chương trình khuyến nông, các dự án nông lâm nhằm thay đổi tập quán canh tác và chuyển giao công nghệ sản xuất cho người dân

3.2.1.2. Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra

Bảng 3.3: Đặc điểm về điều kiện sản xuất của các hộ điều tra năm 2014

Diễn giải ĐVT Tổng điều tra Chia ra Vũ Chấn La Hiên Tràng Xá 1. DT đất bq 1 hộ m2 7241,83 7052,51 7125,62 7547,35 - Trong đó đất canh tác m2 3354,50 3287,83 3457,19 3318,49 2. Tỷ lệ hộ có diện tích đất canh tác - Dưới 1500m % 33,03 28,32 36,37 34,41 - Từ 1500-5000m % 35,01 35,36 34,18 35,48 - Trên 5000m % 31,96 36,32 29,45 30,11

3. Số nhân khẩu bq 1 hộ Người 5,22 5,62 4,47 5,58

4. Số lao động bq 1 hộ Người 2,13 2,09 2,18 2,11

5. Số vốn sx bq 1 hộ Trđ/năm 7,26 6,91 7,06 7,82

- Trong đó: Vốn vay Trđ/năm 3,29 3,24 3,47 3,15

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng trên cho thấy, diện tích đất bình quân 1 hộ các xã điều tra là 7241,83 m2 trong đó xã có diện tích bình quân hộ cao nhất là Tràng Xá (7547,35 m2 ). Đất canh tác bình quân 1 hộ ở ba xã điều tra là 3354,50 m2

phần lớn diện tích này là đất nông nghiệp, lâm nghiệp, diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản là rất ít chỉ chiếm khoảng 0.75% tổng diện tích đất canh tác. Số hộ có diện tích trên 5000m2 tập trung cao nhất ở Vũ Chấn chiếm 36,32 % tổng số hộ. Số hộ có diện tích từ 1500m2- 5000m2 là phổ biến, chiếm 35,01 % tổng số hộ. Số nhân khẩu bình quân 1 hộ là 5,22 người và lao động bình quân 1 hộ là 2,13 người. Vũ Chấn là xã có số nhân khẩu bình quân 1 hộ cao nhất 5,62 người số nhân khẩu cao tập trung chủ yếu ở các hộ dân tộc thiểu số sống theo tập quán cũ (đại gia đình). La

Hiên có số nhân khẩu bình quân hộ là thấp nhất do sống gần trung tâm huyện thường xuyên được tuyên truyền vấn đề kế hoạch hóa gia đình, nâng cao ý thức của người dân. Số vốn đầu tư cho sản xuất bình quân 1 hộ dao động từ 6,9 triệu đến 7,8 triệu, Tràng Xá là xã đầu tư cho sản xuất cao nhất, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề phi nông nghiệp, hộ đi vay không nhiều chứng tỏ tiềm lực kinh tế của các hộ Tràng Xá rất lớn. Vốn đầu tư thấp nhất là Vũ Chấn, tập trung vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp là chính. La Hiên là xã có lượng vốn vay cao nhất, nguồn vốn vay chủ yếu là từ các dự án mà hộ đang tham gia.

3.2.1.3. Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra

Sản xuất nông nghiệp

*Trồng trọt

Qua các biểu ta thấy, 100% các hộ dân đều tham gia sản xuất 1 loại cây, trong đó phổ biến nhất vẫn là cây lúa nước với 176/180 hộ tham gia trồng, tiếp đến là rau đậu (những thực phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của hộ). Cây lâu năm được trồng nhiều nhất là cam và quýt, diện tích cam và quýt đang được người dân mở rộng.

Theo các xã, diện tích các loại cây trồng bình quân mỗi hộ không chênh lệch nhau đáng kể, năng suất lúa nước cao nhất đạt được ở xã La Hiên với 84,94 tạ/ha, thấp nhất ở Vũ Chấn với 81,17 tạ/ha. Rau đậu là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân La Hiên, rau đậu thích hợp với điều kiện đất đai nơi đây nên được trú trọng phát triển tăng diện tích. Chè là cây đem lại hiệu quả cao nên được các hộ đầu tư phát triển mạnh nhất, diện tích và năng suất cao nhất đạt được ở Tràng Xá. Ngoài ra, Tràng Xá và Vũ Chấn cũng tập trung đầu tư cho cây cam.

Nhìn chung, năng suất các loại cây trồng của hộ nghèo thấp hơn hẳn so với hộ khá và trung bình, điều này có liên quan đến chi phí đầu tư mà hộ bỏ ra. Hiện nay, các hộ này đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu vườn tạp sang diện tích vải sớm, bình quân mỗi hộ có 0,12 ha với năng suất 61tạ/ha.

Đây cũng là hướng đi đúng giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập mà các cấp chính quyền đang khuyến khích các hộ dân phát triển. Trồng trọt không phải là nguồn thu nhập chính và duy nhất của hộ kiêm ngành nghề nên diện tích gieo trồng bình quân 1 hộ và năng suất các loại cây trồng luôn thấp hơn các loại hộ khác. Hộ thuần nông có diện tích bình quân cao nhất nhưng năng suất đứng sau hộ nông- lâm kết hợp. Điều này chứng tỏ hộ nông- lâm kết hợp là loại hộ có kỹ thuật canh tác và mức đầu tư hợp lý hơn trong trồng trọt so với hộ thuần nông.

Bảng 3.4: Tình hình sản xuất theo cơ cấu hộ thuộc các dân tộc trên địa bàn nghiên cứu

Diễn giải

Chung các hộ Theo dân tộc

DT bq 1 hộ (Ha) NS bq (Tạ/ha) Số hộ (Hộ)

Hộ dân tộc Kinh Hộ dân tộc thiểu số DT bq 1 hộ (Ha) NS bq (Tạ/ha) Số hộ (Hộ) DT bq 1 hộ (Ha) NS bq (Tạ/ha) Số hộ (Hộ) A. Cây hàng năm 1. Lúa nước 0.32 83.16 176 0.35 85.41 120 0.28 81.44 56 2. Lúa nương 0.14 74.14 53 0.08 76.21 33 0.15 70.23 20 3. Lạc, vừng 0.08 30.15 85 0.10 34.15 30 0.07 27.64 55 4. Rau, đậu 0.12 54.27 162 0.15 58.33 96 0.10 52.41 66

B. Cây lâu năm

1. Chè 0.15 60.22 65 0.12 61.18 54 0.17 58.27 41

2. Cam 0.14 44.38 89 0.14 45.27 44 0.12 41.31 45

3. Hồng, na 0.08 40.71 92 0.11 41.55 56 0.06 37.63 39

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả *Chăn nuôi

Vật nuôi chính và phổ biến nhất trên vùng nghiên cứu là trâu, bò, lợn, gà. Có 73/180 hộ nuôi bò trâu, 5% hộ nuôi bò đàn. Trâu bò được xem là tài sản có giá trị trong nhà, phát triển chăn nuôi bò mạnh tập trung ở một số hộ và hình thức chăn nuôi là chăn thả hoặc thả rông ở vườn, cánh đồng, bãi cỏ. Mỗi hộ gia đình cho xuất chuồng trung bình từ 2-2,5 lứa lợn mỗi năm, mỗi con từ 75kg - 85kg. Đàn dê cũng đang được nghiên cứu đưa vào mô hình chăn nuôi của hộ. Những hộ chăn nuôi dê thường phải có bãi chăn thả, đồi hoặc vườn rừng. Nuôi dê theo nghiên cứu rất phù hợp với điều kiện đồi núi của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ngoài ra nó còn mang tính chất sản xuất hàng hóa hàng năm đem lại một nguồn thu nhập đáng kể. Điều tra hộ cho thấy nuôi trồng thủy sản rất kém phát triển (6% số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản) điều này cũng cho biết địa hình địa thế khó khăn nhiều đồi núi ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên nếu hộ phát triển được nuôi trồng thủy sản thì nguồn thu nhập này rất cao. Một số hộ cũng đang tiến hành chăn nuôi thỏ, tuy nhiên thu nhập đem lại không đáng kể

Bảng 3.5: Thực trạng chăn nuôi tại các hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Vật nuôi

Tổng điều tra Xã Vũ Chấn Xã La Hiên Xã Tràng Xá

Số hộ nuôi (Hộ) Số con bq 1 hộ (Con) Số hộ nuôi (Hộ) Số con bq 1 hộ (Con) Số hộ nuôi (Hộ) Số con bq 1 hộ (Con) Số hộ nuôi (Hộ) Số con bq 1 hộ (Con) Bò 60 3.32 18 3.38 26 3.48 16 3.11 Trâu 13 2.17 4 2.17 4 2.19 5 2.16

Lợn 163 3.45 55 3.46 58 3.47 50 3.42

Gà/vịt 185 28.21 52 26.12 71 29.18 62 29.33

Dê 15 14.45 7 15.16 3 13.58 5 14.62

Thỏ 10 11.23 4 12.37 3 9.77 3 11.55

Ao cá 10 3004.20 2 3018.3 5 3119.6 3 2874.7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả * Khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ

- Khai thác lâm sản

Như đã phân tích ở trên, đời sống nhân dân ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí chưa cao, thiếu đất sản xuất, nhân dân không thường xuyên tiếp cận với cơ hội tìm kiếm việc làm bên ngoài. Thêm vào đó ranh giới giữa rừng và đất sản xuất chưa rõ ràng nên dẫn đến hiện tượng phá rừng, khai thác củi gỗ bừa bãi,… Những năm trước đây người dân vùng này cho rằng việc sử dụng tài nguyên rừng nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống trước mắt là vấn đề hiển nhiên vì vậy khai thác gỗ lậu là hoạt động diễn ra khá phổ biến và thường xuyên. Tuy nhiên đứng trước vấn đề đó không như những năm trước đây chính quyền và nhân dân địa phương luôn nhìn nhận vấn đề theo hướng bảo tồn và phát triển. Trong 3 năm trở lại đây, hoạt động khai thác lâm sản chủ yếu là khai thác lấy củi với mục đích là cải thiện đời sống và tăng thu nhập. Thân cành ngọn của cây khô, cây sâu bệnh được dùng làm củi đun hoặc bán lấy tiền. Những vụ vi phạm trái phép diễn ra năm 2012 là 85 vụ giảm 15 xuống ở năm 2014 là 70 vụ trong đó chặt phá rừng và mua bán trái phép gỗ là 22 vụ còn lại là chăn thả gia súc không đúng nơi quy định và hành vi khác.

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ trong vùng được chia theo nhóm mà mỗi nhóm có công dụng, đặc tính riêng. Nhóm lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng, nhóm

lâm sản ngoài gỗ theo dạng sống... Trong đó điển hình là người ta phân loại theo giá trị sử dụng như sau:

(1) Nhóm cây gỗ quý gồm 54 loài như: Pơ mu, Hoàng đàn, Nghiến, Giổi (2) Nhóm cây ăn quả gồm 19 loài như: Sấu, Trám, Bứa, Dọc, Gắm, Cóc, Muối…;

(3) Nhóm cây khác có nhiều giá trị sử dụng (Làm nguyên vật liệu, làm thực phẩm, làm thuốc v.v..): Tre nứa các loại, bò khai, rau sắng v.v... Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Võ Nhai chủ yếu là tre nứa các loại, có một số thuộc nhóm cây cảnh và thuốc nam nhưng số lượng không nhiều.

Qua điều tra cho thấy phần lớn các loài tre nứa nhằm mục đích khai thác măng và thân cây, ngoài ra còn khai thác mo nang. Các loài khác nhau có mùa vụ khai thác khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 5,6,7 vì đây là những tháng mưa nhiều măng mọc rộ. Số kg măng thu được trên hộ nhiều nhất là Tràng Xá trung bình khoảng 2.000kg/ha/năm. Tuy nhiên giá măng ngày càng lên cao sẽ thúc đẩy việc khai thác có tính tận thu triệt để dẫn đến sự phát triển không bền vững nguồn thu nhập này. Với lượng khai thác như trên tuy mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nhưng nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên này. Có thể thấy, dân mới chỉ tập trung khai thác nhóm lâm sản ngoài gỗ tre trúc là chính, phương thức khai thác là thủ công chặt, đào. ý thức người dân chỉ lo trước mắt nên nguồn thu nhập này khai thác cạn kiệt. Lãnh đạo huyện cũng như người dân chưa hướng vào các loài lâm sản ngoài gỗ như cây cảnh, cây thuốc nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)