Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Kinh tế Võ Nhai cơ bản vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (chiếm 85% tỷ trọng). Do còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế,

đất đai kém màu mỡ, cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ dân trí thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện bình quân giai đoạn 2005-2014 chỉ đạt từ 5- 6% trên 1 năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, Lâm nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại và Dịch vụ đã có nhưng bước cải thiện.

Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2013 và 2014 của Huyện Võ Nhai được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Võ Nhai năm 2014

Đơn vị : Triệu đồng

Ngành

Giá trị sản xuất tăng thêm

năm 2013

Giá trị sản xuất tăng thêm

năm 2014

Tốc độ tăng trưởng (%)

1. Nông - Lâm - Thủy sản 114.617,25 118.574,36 103,45

2. Công nghiêp - Xây dựng 77.178,32 82.146,17 106,44

3. Du lịch - Dịch vụ 10.258,18 12.379,34 115,43

Nguồn: Phòng thống kê huyện Võ Nhai 3.1.2.2. Dân số và lao động

* Dân số

Dân số của huyện tính đến năm 2014 là 68.735 người, trong đó gồm nhiều dân tộc khác nhau đang sinh sống. Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Nhân khẩu nông nghiệp: 64.268 người chiếm 93,5%. - Nhân khẩu phi nông nghiệp: 4.467 người chiếm 6,5%.

Mật độ trung bình: 83 người/km2, phân bổ không đồng đều giữa các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ, và dọc quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu, vùng xa có mật độ thấp 22-25người/km2.

* Lao động

Toàn huyện có 33.420 lao động chiếm 52,47 % dân số, việc làm chủ yếu mang đặc thù sản xuất nông nghiệp - có tính chất thời vụ là chính, trong đó lao động nữ chiếm 57,5%.

Trình độ lao động thấp. Số người được bồi dưỡng kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng ở tiểu vùng I là 6,11%. Tiểu vùng II là 42,5% và tiểu vùng III là 32% tổng số hộ. Số lao động có văn hóa bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại trình độ trung cấp, Cao Đẳng, Đại học rất ít.

3.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, cơ chế quản lý được cải tiến, với phương châm sử dụng kết hợp và tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư, trên địa bàn huyện đã xây dựng được một số công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào.

Về xây dựng, huyện đã chủ động thu hút các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, trạm xá xã, trụ sở ủy ban nhân dân (UBND) của một số xã, xây dựng các công trình công cộng...

* Giao thông

Trong huyện có quốc lộ 1b chạy qua, phần chạy qua huyện cơ bản đã được cải tạo nâng cấp, còn lại khoảng 10 km cần đưa vào kế hoạch đầu tư nâng cấp trong thời gian tới, nhằm giảm bớt sự khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Tuyến đường đi từ Thị trấn Đình Cả đi xã Bình Long đến nay đã trải nhựa xong, nhưng còn một số cầu cống là cầu tạm hiệu quả đã giải quyết việc đi lại thuận tiện cho nhân dân trong và ngoài huyện.

Tuyến đường đi từ Tràng Xá đi Liên Minh và ra Thành phố Thái Nguyên, đã được đầu tư nâng cấp rải cấp phối, chất lượng hiện nay đảm bảo được việc đi lại của nhân dân.

Các tuyến đường 1b vào các xã ở phía bắc như Thượng Nung, Thần Xa, Nghinh Tường, Sảng Mộc trước đây đi lại rất khó khăn, hiện nay đã được cải tạo, nâng cấp cho nên ô tô đã đến được trung tâm xã.

Các tuyến đường liên xã, liên thôn xóm cơ bản vẫn là tuyến đường mòn, việc đi lại rất khó khăn nhất là đối với mùa mưa.

* Thủy lợi

Được sự hỗ trợ của Nhà Nước và đóng góp của nhân dân, Võ Nhai đã xây dựng được 11 hồ chứa, 50 phai đập kiên cố, 12 trạm bơm, khoảng 132km kênh mương và hàng trăm phai đập tạm, nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Năng lực thiết kế tưới khoảng 1.119ha, năng lực tưới thực tế được 597ha.

Tính đến năm 2014, huyện Võ Nhai có khoảng 105 công trình thủy lợi lớn, nhỏ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng nhìn chung các công trình thuỷ lợi trong huyện đều nhỏ lẻ, không được nâng cấp tu bổ thường xuyên, một số công trình trình đã xuống cấp, cộng với địa hình chia cắt và đồng ruộng phân tán trong các thung lũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất của người dân. Cụ thể, đến nay toàn bộ các công trình thuỷ lợi của huyện mới tưới được khoảng 850ha lúa Đông - Xuân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)