Mục tiêu phát triển kinh tế huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng và phát triển các thương hiệu sản phẩm hàng hóa, gắn với mô hình mỗi xã, phường một sản phẩm.

- Trồng trọt: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, mở rộng diện tích các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa các sản phẩm đã được chứng nhận thương hiệu hàng hóa, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Quan tâm chỉ đạo mở rộng vùng sản xuất rau an toàn. Giữ vững và nâng cao chất lượng vùng sản xuất Nếp cái hoa vàng 500 ha và Na dai trên 920 ha đã được cấp nhãn hiệu tập thể. Mở rộng vùng trồng Cam V2, Cam đường canh và một số cây ăn quả có giá trị khác. Đưa nhanh các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất vụ đông, nâng cao hệ số sử

- Hoàn thành việc đầu tư hạ tầng và tổ chức thực hiện 2 khu chăn nuôi tập trung tại xã La Hiên, Dân Tiến; hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, nhất là khu vực nội thị để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phòng ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại. Cải tạo vùng nuôi thủy sản tập trung theo hướng đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao sản lượng.

Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tạo điều kiện cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến nông sản và nông trại quản lý trực tiếp của nhà đầu tư Hàn Quốc, gắn với chỉ đạo quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. Hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Tràng Xá, làm nòng cốt, tạo sự lan tỏa trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các hợp tác xã, các nhà khoa học và người sản xuất. Tích cực nghiên cứu thị trường để tổ chức sản xuất các sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tiếp tục xây dựng các mô hình mới trong sản xuất có hiệu quả để nhân ra diện rộng. Quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất, đổi mới mô hình hoạt động của hợp tác xã, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ để đổi mới tổ chức và phát triển sản xuất. Tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Chủ động công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới bền vững” theo hướng phát huy sức mạnh của cộng đồng; tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chương trình, khơi dậy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên tinh thần “lấy công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp; lấy thành thị dẫn dắt nông thôn” và “cộng đồng dân cư ở nông thôn là chủ thể chương trình”. Triển khai xây dựng thương hiệu địa phương “nông thôn mới kiểu mẫu”, đổi mới sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)