Quan điểm nâng cao thu nhập cho hộ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Quan điểm nâng cao thu nhập cho hộ dân

4.1.1.1. Chuyển đổi kinh tế hộ nông dân từ tình trạng tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Huyện Võ Nhai có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Mặc dù vậy cho đến nay huyện Võ Nhai chưa khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế của mình. Sản xuất nông nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ chưa thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Đây là nguyên nhân làm cho đời sống của người dân ở thị xã vẫn còn thấp, hộ đói nghèo chiếm 18,3%. Do đó, cần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để khai thác những tiềm năng và lợi thế sẵn có một cách đầy đủ và hợp lý.

Khi sản xuất hàng hoá phát triển là điều kiện thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất. Như vậy việc khai thác, sử dụng các nguồn lực sẽ hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ nông dân đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng tạo ra khối lượng sản phẩm lớn có giá trị kinh tế cao. Song để quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa một cách thuận lợi huyện Võ Nhai cần nhất trí một số quan điểm cụ thể sau:

Đẩy mạnh thâm canh, đa dạng hoá sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên quỹ đất hiện có.

Hiện nay diện tích nông nghiệp đang sử dụng thấp, Diện tích chưa sử dụng chỉ còn 1.522,01 ha chủ yếu là sông ngòi tự nhiên chiếm tới 80%. Diện

tích chiếm dụng đất của các khu công nghiệp ngày càng tăng nên việc mở rộng diện tích đất canh tác ngày càng khó khăn. Do vậy hộ nông dân muốn tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập cần thiết phải thâm canh tăng vụ trên diện tích đất đang sử dụng.

Song để đạt được giá trị sản xuất hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác, hộ nông dân cần phải lựa chọn giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao chế độ canh tác phù hợp với từng địa phương. Huyện Võ Nhai, mấy năm qua, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng ruộng đất và thu nhập nhìn chung thấp. Nguyên nhân do diện tích sản xuất nông nghiệp vẫn chuyên canh cây lúa, giá trị sản xuất cây lúa chiếm hơn 70% giá trị sản xuất ngành trồng trọt tổng giá trị ngành trồng trọt sản xuất mới chú ý tới năng suất chưa quan tâm tới chất lượng của sản phẩm. Do đó, cần đẩy mạnh việc chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng thấp sang hệ thống cây trồng vật nuôi khác phát triển hơn phù hợp hơn như: Giống lúa cao sản, giống ngô lai, khoai tây lai, chăn nuôi lợn hướng nạc và vịt siêu trứng,... hay thay đổi cả hệ thống canh tác từ sản xuất lúa 2 vụ cho năng suất thấp chuyển sang sản xuất nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, trồng cây cảnh cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần.

Chính vì vậy để tận dụng hết khả năng lợi thế so sánh của từng địa phương thì việc thâm canh, đa dạng hóa giống vật nuôi cây trồnghay chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là một điều cần thiết nhằm tang thu nhập cho các hộ nông dân.

Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

Công nghiệp hóa là phương tiên, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất,nâng cao đời sống và nâng cao trình độ cho con người. Khi kinh tế phát triển, đòi hỏi con người có trí tuệ để làm chủ khoa học kỹ thuật đưa KHKT & CN mới

vào sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Cho đến nay, ở huyện Võ Nhai cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, việc ứng dụng KHKT trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh trạnh hàng hoá nông sản còn yếu, sản xuất nông nghiệp mới chú trọng tới năng suất chưa quan tâm tới chất lượng của sản phẩm công nghiệp chế biên và ngành nghề sản xuất công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kém phát triển, lao động ở nông thôn dư thừa nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đã được quan tâm song vẫn còn thấp. Hệ thống kiên cố hóa kênh mương chưa được thực hiện trên toàn thị xã. Vì vậy, để khuyến khích hoạt động nông nghiệp phát triển với quy mô lớn cần thiết đẩy mạnh việc áp dụng thành tựu KHKT mới với máy móc, công cụ hiện đại, tích cực mở rộng công nghiệp và các ngành nghề nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Khuyến khích hình thành và phát triển kinh tế hộ theo quy mô trang trại

Đặc trưng chủ yếu của trang trại gia đình là quy mô sản xuất tương đối lớn, lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính. Phát triển trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo lên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Trang trại góp phần thúc đẩy phát triển ngành nghề khác nhất là công nghiệp chế biến và dich vụ trong nông thôn, làm tăng hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Sự phát triển mô hình sản xuất trang trại sẽ góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang diện tích đất, góp phần giảm nghèo. Ngoài ra các trang trại còn góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm

Tạo môi trường tốt nhằm giúp hộ dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Về vốn sản xuất đây là yếu tố quan trọng đối với hộ dân. Do đó vốn phải được các hộ dân tự phấn đấu tích lũy mặt khác cũng có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức. Hiện nay vốn ngân hàng cho các hộ dân chủ yếu chỉ đến được các hộ khá, giàu, nông dân nghèo sợ rủi ro không chấp nhận lãi suất cao. Do đó cần phải có một hệ thống ngân hàng phi thương mại và một hệ thống tín dụng rộng khắp do dân tự quản lý.

Hợp tác kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn là một hình thức bảo hộ cho nhau tránh rủi ro, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi người

Hiện nay luật hợp tác kinh tế đưa ra hình thức liên kết 4 nhà nhằm giúp đảm bảo cho việc sản xuất của nông dân từ khâu đầu vào cho đến khâu đầu ra của quá trình sản xuất. Song chúng ta không thể ép buộc được các hộ nông dân tham gia mà chỉ giúp họ thấy được nhu cầu và lợi ích thiết thực của việc hợp tác. Do đó, các kiểu tổ chức và nội dung liên kết hợp tác phải do họ bàn bạc, quyết định trong khuô khổ pháp luật.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đây cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân có tồn tại và phát triển. Do đó, mỗi địa phương cần thiết phải có kế hoạch xây dựng các tụ điểm tiêu thụ sản phẩm cho dân, nhất là hướng dẫn cho nông dân dứng ra tự tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Có thể tổ chức ngay trong các HTX, có thể lập tổ chức hợp tác giữa các công ty liên kết với nông dân cùng làm, cũng có thể các đoàn thể quần chúng khởi xướng làm…

Như vậy để giúp quá trình chuyển hóa sản xuất hàng hóa được thuận lợi và có hiệu quả không bằng con đường nào khác là các hộ nông dân phải tự mình vươn lên, tự mình tích lũy vốn, tự mình quyết định hoạt động sản xuất, tự tham gia vào các tổ chức và tự mình tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước chỉ là

người định hướng cho các hộ nông dân phát triển theo đúng đường lối của Đảng và Chính phủ, bên cạnh đó nhà nước cũng có phần hỗ trợ các hộ nông dân trong giai đoạn khó khăn.

4.1.1.2. Tăng thu nhập cho các hộ nông dân cần gắn với chương trình mục tiêu XĐGN

Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ được giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài, được giải phóng sức lao động, được khuyến khích và tự do làm giàu chính đáng. Điều này tất yếu dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các hộ và đương nhiên làm bộc lộ sự chênh lệch về kinh tế giữa các hộ.Những hộ có điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn vốn, trình độ sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn và đem lại nguồn thu nhập cao lên gấp nhiều lần. Ngược lại, những hộ có mức sống thấp, thu nhập thấp lại là những hộ có điều kiện sống kém, ít khả năng tiếp cận với các nguồn lực trong sản xuất, khả năng chuyển đổi việc làm phi nông nghiệp còn hạn chế, không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin. Từ đó hoạt động sản xuất kém phát triển gây ra nguồn thu nhập thấp và cuộc sống rơi vào vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Ở huyện Võ Nhai hiện nay có tới 1850 hộ nghèo và cân nghèo chiếm khoảng 12,5% trong đó có khoảng 956 hộ nghèo do thiếu kinh nghiêm làm ăn, 120 hộ nghèo do thiếu lao động, 520 hộ nghèo do thiếu vốn và 154 hộ nghèo do những rủi ro khác. Thu nhập bình quân của mỗi hộ này là trên dưới 150.000đ/người/tháng. Tất nhiên chúng ta khuyến khích các cá nhân và tập thể làm giàu chính đáng nhưng đồng thời cũng có biện pháp giúp đỡ người nghèo.

4.1.2.3. Tăng thu nhập của người nông dân phải dựa trên quan điểm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Một nền kinh tế phát triển có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự công bằng và tiến bộ của xã hội. Song không thể khoanh tay thụ động ngồi chờ một nền kinh tế phát triển cao, có sản phẩm dồi dào mới quan tâm giải quyết các

vấn đề xã hội.Vì chính việc giải quyết tố các vấn đề xã hội là điều kiện tạo ra động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế phát triển và tăng trưởng nhah chóng.

Hiện nay hiện tượng lao động nông thôn di dời đến các khu thành thị tăng lên, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, trộm cắp, mê tín dị đoan, ma chay, cưới xin lãng phí,... đang là vấn đề nhức nhối làm cản trở sự phát triển kinh tế nông thôn. Hiện tượng này cũng được diễn ra trên địa bàn huyện Võ Nhai. Nguyên nhân của vấn đề này là do phần lớn số hộ có mức sống dưới trung bình thì điều kiện sống rất khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc. Trong khi đó các vấn đề xã hội chưa được quan tâm giải quyết đúng mức như: thất nghiệp tăng, mất công bằng trong xã hội. Do đó, phải có biện pháp tạo công ăn việc làm cho những người có khả năng lao động giúp họ có thu nhập để sinh sống. Ngoài ra, việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phong tục tập quán xã hội tốt đẹp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)