5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Thực trạng về thu nhập của hộnôngdân nghèo trên địa bàn huyện Võ
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
3.2.2.1. Thu và cơ cấu các khoản thu * Tổng các nguồn thu và cơ cấu thu
Cũng giống như bao hộ dân ở các vùng núi và trung du phía bắc khác, nhu cầu về cuộc sống và thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Võ Nhai
tỉnh Thái Nguyên luôn gắn liền với đất và đồi. Về nguồn thu nhập cũng rất đa dạng phong phú, ngoài những nguồn thu chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi, lương… họ còn thu được những nguồn làm dịch vụ du lịch, thợ xây, may, buôn bán... và đặc biệt là khai thác các sản phẩm từ rừng. Hoạt động sản xuất của hộ nông dân vùng núi cũng theo mùa vụ, họ còn có thể đi làm thuê trong những thời gian nhàn rỗi, một số hộ còn có thu nhập từ người nhà đi xa gửi về, các nguồn này đều trực tiếp làm tăng thu nhập của hộ. Bên cạnh đó các hộ còn được hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần từ hoạt động của các dự án của các tổ chức.
Thu và cơ cấu các khoản thu tính bình quân 1 hộ của từng nhóm hộ được thể hiện ở bảng 3.6. Qua số liệu ở bảng 3.6 có thể thấy:
Tổng thu bình quân 1 hộ năm 2014 là 19640,4 nghìn đồng, trong đó thu từ nông nghiệp là chủ yếu chiếm 75,48%, thu từ lâm nghiệp là 9,17%, thu từ hoạt động phi nông nghiệp là 11,2%. Thực trạng này thể hiện riêng ở các nhóm hộ như sau:
Tuy các hộ ở Vũ Chấn và Tràng Xá được hỗ trợ từ các dự án nhưng tổng thu bình quân 1 hộ vẫn thấp hơn so với La Hiên, điều này do các hộ La Hiên tập trung nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp. Trong tổng thu của hộ La Hiên có tới trên 28% tổng thu ngoài nông nghiệp trong khi các hộ Tràng Xá vẫn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp với 75% tổng thu từ nông nghiệp.
Nông nghiệp là nguồn thu chính của hộ thuần nông nên các hộ này luôn có tổng thu thấp hơn các hộ khác chỉ đạt 15851,86 nghìn đồng 1 hộ. Tập trung vào các hoạt động dịch vụ đem lại tổng thu đáng kể cho các hộ kiêm ngành nghề, bình quân 1 hộ có tổng thu 23842,57 nghìn đồng, trong đó thu ngoài nông nghiệp chiếm 20,95% tổng thu của hộ.
Sự chênh lệch tổng thu giữa các hộ dân tộc kinh và các hộ dân tộc thiểu số là khá cao, hộ Kinh bình quân tổng thu đạt 22241,91 nghìn đồng, hộ dân
tộc thiểu số đạt 17038,89 nghìn đồng. Nguồn thu chủ yếu của các hộ đều từ nông nghiệp nhưng hoạt động dịch vụ thương mại của hộ kinh phát triển hơn rất nhiều đem lại 12,19% tổng thu, trong khi nguồn thu này chỉ mang lại 9,94% cho các hộ dân tộc thiểu số.
Bảng 3.6: Thực trạng tổng thu của hộ điều tra năm 2014 (tính bq 1 hộ)
Phân loại hộ Số hộ (hộ) Tổng thu bq 1 hộ (1000đ)
Trong đó
Nông nghiệp Lâm nghiệp Phi nông nghiệp Thu khác Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) 1. Theo xã 180 Xã Vũ Chấn 60 18057.21 13245.14 73.35 1821.31 10.09 2012.44 11.14 978.32 5.42 Xã La Hiên 60 21421.26 15577.62 72.72 1947.21 9.09 2978.32 13.9 918.11 4.29 Xã Tràng Xá 60 19572.74 14722.11 75.22 1986.32 10.15 2117.12 10.82 747.19 3.82 Bq chung 19640.4 14848.29 75.48 1784.95 9.17 2202.63 11.2 804.54 4.16 2. Ngành nghề sx 180 Nông nghiệp 78 15851.86 14257.18 89.94 821.35 5.18 571.12 3.6 202.21 1.28 NLKH 62 18790.17 15747.29 83.81 1504.18 8.01 1026.31 5.46 512.39 2.73 Hộ kiêm 40 19241.96 15847.55 82.36 1377.74 7.16 1462.17 7.60 555.11 2.88 3. Hộ dân tộc 180 Kinh 115 22241.91 16476.32 74.08 2241.13 10.08 2712.13 12.19 812.33 3.65 Thiểu số 65 17038.89 13220.26 77.59 1328.77 7.80 1693.13 9.94 796.75 4.68
*Thu và cơ cấu thu từ sản xuất nông nghiệp
Số liệu ở bảng 3.7 ta thấy trong tổng thu từ nông nghiệp, thu từ ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng chủ yếu 80,14%, ngành chăn nuôi chiếm 19,86%. Nguồn thu từ trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất là xã Vũ Chấn chiếm 82,47% thấp nhất là xã La Hiên chiếm 77,98%.
Một số hộ dân tộc thiểu số vẫn thiến hành chăn nuôi theo phương thức chăn thả rông, tuy số con trong đàn đông nhưng hiệu quả lại không cao nên chăn nuôi chỉ mang lại 8,15% thu từ nông nghiệp của hộ. Đầu tư hợp lý, cách chăm sóc có khoa học (thức ăn tinh, thức ăn tăng trọng, chăn nuôi trong chuồng trại) nên thu từ chăn nuôi của hộ Kinh chiếm 29,91% thu từ nông nghiệp của hộ.
Như vậy, các hộ dân vẫn tập chung chủ yếu vào trồng trọt, chăn nuôi vẫn chưa được chú trọng phát triển. Việc tìm ra và thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăm sóc tốt chưa mang tính định hướng, hầu hết là tự phát cá nhân nên chưa nâng cao thu nhập cho hộ.
Bảng 3.7: Thu và cơ cấu khoản thu từ nông nghiệp của các nhóm hộ (tính bq 1 hộ điều tra)
Chỉ tiêu Thu từ sản xuất nông nghiệp bq 1 hộ (1000đ) Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) 1. Theo xã Xã Vũ Chấn 13245.14 10923.54 82.47 2321.6 17.53 Xã La Hiên 15577.62 12147.58 77.98 3430.04 22.02 Xã Tràng Xá 14722.11 11774.33 79.98 2947.78 20.02 Bq chung 14848.29 11615.15 80.14 2899.81 19.86 2. Ngành nghề sx Nông nghiệp 14257.18 10588.65 74.27 3668.53 25.73 NLKH 15747.29 10514.77 66.77 5232.52 33.23 Hộ kiêm 15847.55 12645.54 67.09 3202.01 32.91 3. Hộ dân tộc Kinh 16476.32 11547.65 70.09 4928.67 29.91 Thiểu số 13220.26 12142.32 91.85 1077.94 8.15 Bq chung 14848.29 11844.99 80.97 3003.31 19.03
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả * Thu và cơ cấu thu từ sản xuất lâm nghiệp
Tổng thu bình quân từ sản xuất lâm nghiệp 1 hộ là 1784,95 nghìn đồng 1 năm chiếm 9,17% tổng thu của hộ. Với diện tích đất đồi rừng khá lớn thì con số này chưa khai thác hết tiềm năng của huyện Võ Nhai. Nguồn thu lâm nghiệp chủ yếu là từ măng, gỗ và củi.
Măng mang lại 53,74% tổng thu từ lâm nghiệp, các hộ ở Tràng Xá do có dự án trồng măng triển khai trên địa bàn xã nên phần lớn nguồn thu từ lâm nghiệp là từ măng chiếm 60,98%. Măng là nguồn thu chủ yếu của hộ nghèo chiếm 80,56 % thu từ lâm nghiệp.
Hộ kiêm có thu từ lâm nghiệp khá lớn là 1377,74 nghìn đồng mỗi năm tuy nhiên nguồn thu này không đều mỗi năm do phụ thuộc vào từng loại cây và kế hoạch khai thác cũng như tuổi của mỗi loại. Măng đem lại 67,08%, từ gỗ là 17,82% cho hộ kiêm, đây là 2 sản phẩm chính mà loại hộ này tập trung phát triển. Không còn như trước đây (hộ dân tộc thiểu số phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu từ rừng) mà hiện nay chính các hộ kinh lại đầu tư và thu từ lâm nghiệp nhiều hơn với 2241,13 nghìn mỗi năm trong khi hộ dân tộc thiểu số chỉ có 1728,77 nghìn.
Qua đây ta thấy rừng đã được khoán cho người dân và những người mạnh dạn trong đầu tư sẽ thu được hiệu quả cao hơn từ rừng. Măng là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu của hộ dân tộc thiểu số. Phần đông số hộ (59%) cho biết họ có tham gia sản xuất lâm nghiệp. Cây trồng mang lại sản phẩm măng là cây phổ biến nhất với 55,62% số hộ trồng. Keo và bạch đàn là 2 loại cây không mấy phổ biến nhưng đem lại thu nhập cao thứ 2 trong
hệ thống cây lâm nghiệp của hộ. Phát triển lâm nghiệp cũng là một hướng đi tuy không mới nhưng cũng rất khả quan trong việc cải thiện thu nhập của hộ.
Bảng 3.8: Thu và cơ cấu các khoản thu từ sản xuất lâm nghiệp các nhóm hộ điều tra năm 2014 (tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu Thu từ sản xuất lâm nghiệp (1000đ) Trong đó
Măng các loại Gỗ các loại Củi
Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) 1. Theo xã Xã Vũ Chấn 1821.31 841.11 46.18 425.36 23.35 554.84 30.46 Xã La Hiên 1947.21 1052.36 54.04 371.23 19.06 523.62 26.89 Xã Tràng Xá 1986.32 1211.25 60.98 655.44 33.00 119.63 6.02 Bq chung 1784.95 1034.91 53.74 484.01 25.14 399.36 21.13 2. Ngành nghề sx Nông nghiệp 821.35 521.81 63.53 199.32 24.27 100.22 12.20 NLKH 1504.18 1052.62 69.98 425.38 28.28 26.18 1.74 Hộ kiêm 1377.74 1025.47 67.08 192.01 17.82 155.16 15.10 3. Hộ dân tộc Kinh 2241.13 1425.36 63.60 623.35 27.81 192.42 8.59 Thiểu số 1328.77 1045.26 78.66 182.18 13.71 101.33 7.63
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả * Tổng thu từ dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp
Các hoạt động dịch vụ ở huyện Võ Nhai như đã nói ở trên là rất phong phú và đa dạng tuy nhiên thiếu tập trung nhất quán. Hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về thị trường, trình độ dân trí sự nhạy bén và năng động của người dân... do đó hoạt động dịch vụ cũng phản ánh phần nào điều kiện trên của dân cư huyện Võ Nhai.
Tổng thu bình quân của 1 hộ từ hoạt động phi nông nghiệp là 2202,63 nghìn trong đó hộ khá có thu từ các hoạt động này là cao nhất với 14,93% tổng thu ứng với 3127,18 triệu, chủ yếu thu từ các hoạt động bán hàng và làm gỗ, tiếp đến là hộ kinh tế trung bình với 12,28% tổng thu ứng với 2315,36 nghìn và thấp nhất là hộ kinh tế nghèo với 5,56% chủ yếu tập trung vào các hoạt động đan lát, bán hàng khô hoặc rau ở chợ.. Rõ ràng có sự chênh lệch trong tổng thu từ hoạt động phi nông nghiệp giữa các nhóm hộ vì nó thể hiện hướng sản xuất chính của hộ.
Hộ thuần nông chỉ có hoạt động sản xuất nông nghiệp và thỉnh thoảng đem bán một số củ quả thu hoạch được nên thu từ hoạt động phi nông nghiệp chỉ chiếm 3,6% tổng thu của hộ, hộ nông lâm kết hợp có tỷ trọng là 5,46% thu từ hoạt động phi nông nghiệp. Hộ kiêm ngành nghề, dịch vụ có nguồn thu loại này chiếm tỷ trọng cao nhất là 10,75% tương ứng với 2562,17 triệu.
Theo cơ cấu dân tộc, hộ kinh có thu từ các hoạt động phi nông nghiệp là 2712,13 nghìn trong khi các hộ dân tộc thiểu số là 1693,13 nghìn sự chênh lệch này là đáng kể chứng tỏ hộ dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn phương hướng và ra quyết định sản xuất kinh doanh, chúng ta sẽ phân tích nguyên nhân của hiện tượng này khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
3.2.2.2. Chi và cơ cấu các khoản chi của hộ trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
* Chi phí sản xuất kinh doanh - Ngành nông nghiệp
Chi phí sản xuất đầu tư cho nông nghiệp bao gồm chi phí cho trồng trọt và chi phí cho chăn nuôi (cả chi phí nuôi trồng thủy sản). Chi phí cho trồng trọt bao gồm chi phí trồng và chăm sóc cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn cây tại vườn nhà, vườn đồi. Chi phí cho chăn nuôi bao gồm chi tu sửa, xây mới chuồng trại, chi thức ăn tinh, chi thuốc thú y phòng và chữa bệnh... cho trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, thỏ..., kết quả được tổng hợp tại bảng 3.9.
Bảng 3.9: Chi phí sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2014
Chỉ tiêu Số hộ (Hộ) Chi phí sản xuất nông nghiệp bq 1 hộ (1000đ) Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) 1. Theo xã 180 Xã Vũ Chấn 60 3490.69 2745.38 78.65 745.31 21.35 Xã La Hiên 60 3867.5 2844.32 73.54 1023.18 26.46 Xã Tràng Xá 60 3455.18 2612.41 75.61 842.77 24.39 Bq chung 3604.46 2734.04 75.93 870.42 24.07 2. Ngành nghề sx 180 Nông nghiệp 78 3789.98 2947.66 77.78 842.32 22.22 NLKH 62 4271.68 2744.32 64.24 1527.36 35.76 Hộ kiêm 40 4207.48 2886.15 68.60 1321.33 31.40 3. Hộ dân tộc 180 Kinh 115 4254.94 2677.32 62.92 1577.62 37.08 Thiểu số 65 2392.87 1847.55 77.21 545.32 22.79
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Qua điều tra cho thấy, bình quân mỗi hộ dành 3604,46 nghìn cho sản xuất nông nghiệp trong đó 75,93% dành cho trồng trọt và 24,07% dành cho chăn nuôi.
Các loại hộ phân theo hướng sản xuất kinh doanh lựa chọn cơ cấu không có sự khác biệt đáng kể, hộ nông nghiệp dành ít chi phí cho chăn nuôi nhất 22,22% tuy nhiên có một số hộ trong loại hộ này đang áp dụng mô hình chăn thả gia súc trên vườn đồi được giao, vật nuôi được chọn là dê và bò. Trong tổng chi phí cho nông nghiệp thì hộ nông nghiệp cho trồng trọt là nhiều nhất với 77,78%. Xét theo cơ cấu dân tộc, hộ kinh có chi phí cho sản xuất nông nghiệp là 4254,94 nghìn trong khi đó hộ dân tộc thiểu số là 2392,87 nghìn, tuy nhiên hộ kinh lại tập trung đầu tư cho chăn nuôi nhiều hơn với 37,08% còn hộ dân tộc thiểu số chỉ dành 22,97%. Chăn nuôi của nhóm hộ dân tộc vẫn mang tính chất tận dụng, vẫn còn hiện tượng thả rông gia súc do đó chăn nuôi đôi khi lại có ảnh hưởng tiêu cực đối với sản xuất.
- Các hoạt động lâm nghiệp
Chi phí đầu tư cho lâm nghiệp bao gồm các khoản chi giống trồng rừng (đối với các hộ nhận khoán rừng trồng mới), các khoản chi lấy gỗ củi, mật ong… Tuy nhiên có một đặc điểm rất khác biệt trong chi phí đầu tư lâm nghiệp là toàn bộ chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh... đều được cấp từ ngân quỹ huyện hoặc của các dự án, do đó phần chi phí cho lâm nghiệp phản ánh chưa hết thực tế hiệu quả đầu tư (chỉ tính những chi phí do hộ bỏ ra).
- Các hoạt động phi nông nghiệp
Như đã nêu trên lĩnh vực phi nông nghiệp ở huyện Võ Nhai bao gồm các hoạt động đi làm công ăn lương, làm thuê, thợ xây, thợ mộc, may... Hoạt động này diễn ra khá phong phú đa dạng và thu hút được đông đảo lao động tham gia. Bình quân mỗi năm chi phí cho hoạt các hoạt động này chiếm 15,47% tổng chi phí dành cho sản xuất của hộ.
Chi phí bình quân cho hoạt động phi sản xuất nông nghiệp ở hộ trung bình là cao nhất đầu tư 15,03% tổng chi phí sản xuất tương ứng với 774,350 nghìn, đầu tư ít nhất là hộ cận nghèo với 320 nghìn chiếm 15,17% chi phí sản
xuất của hộ. Như vậy hộ trung bình có tiềm năng rất lớn trong các hoạt động phi nông nghiệp và các hoạt động có chi phí cao nhưng đem lại thu nhập bằng tiền mặt cao bao giờ cũng hấp dẫn các hộ có điều kiện kinh tế tham gia nhiều hơn.
Các hộ dân có các ngành nghề phụ chi phí cho các hoạt động phi sản xuất nông nghiệp vượt trội hơn so với các nhóm hộ khác, tỷ trọng chi phí cho hoạt động này chiếm 30,81%, tương ứng với 1.508 nghìn mỗi năm, trong khi đó các hộ khác hầu như không có, hoặc có nhưng không đáng kể. Phần chi phí đầu tư của hộ kiêm là tương đối cao nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng.
3.2.2.3. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu cho đời sống của các nhóm hộ trên địa bàn huyện Võ Nhai
Chi tiêu trong hộ dân tại huyện Võ Nhai bao gồm các khoản: 1. Chi cho lương thực thực phẩm;
2. Chi cho y tế;
3. Chi cho giáo dục đào tạo; 4. Chi cho quần áo giầy dép; 5. Chi cho thông tin liên lạc; 6. Chi cho chất đốt;
7. Chi cho hiếu hỉ hội hè; 8. Các khoản lệ phí, thuế, quỹ; 9. Chi điện nước.
Các khoản chi này đều là chi tiền mặt, có một số không được tính trong các khoản trên được đưa vào chi khác.
Từ kết quả điều tra các hộ tại 3 xã chúng tôi tập hợp các khoản chi ngoài sản xuất kinh doanh của hộ dân tại huyện Võ Nhai năm 2014 được thể hiện qua bảng 3.10.
Số liệu bảng 3.10 cho thấy: tổng chi phí ngoài sản xuất kinh doanh (còn được gọi là chi tiêu dùng) bình quân của hộ dân tại huyện Võ Nhai là 2446,06 nghìn đồng một năm, trong đó hộ chi cho lương thực, thực phẩm là chủ yếu chiếm 56,09%. Chi phí cho mua sắm chiếm 12,09 %, chi cho đi lại chiếm 4,29%, điện nước chiếm 7,72% đặc biệt chí cho hiếu hỷ có tỷ trọng