Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ của hộnôngdân nghèo huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ của hộnôngdân nghèo huyện

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Mô tả dữ liệu điều tra trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Huyện Võ Nhai có tỷ lệ nghèo bình quân 26,11% cao nhất tỉnh, mặc dù huyện có nhiều tiềm năng về đất đai, khoáng sản. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích và tìm ra giải pháp để cải thiện tình trạng trên.

* Nghèo đói phân theo thành phần dân tộc

Đồng bào dân tộc ở huyện Võ Nhai chủ yếu là người Kinh và người Tày, Dao, Hmong sống ở các xã: Vũ Chấn, La Hiên . Như đã phân tích ở trên, do phong tục tập quán nghìn đời nên người Tày, Dao, Hmong sống quanh quẩn trong các cụm dân cư gần bìa rừng, suối và xa đường lộ, nghề nghiệp

Thực tế điều tra cho thấy, bà con dân tộc chưa tiếp cận được với những tiện nghi tối thiểu: còn 64,21% hộ chưa có nhà vệ sinh, 42,77% nhà vẫn còn nền đất, 11,43% hộ dân tộc chưa có điện và 62,55% hộ dân chưa được sử dụng nước máy. Theo thống kê năm 2013, toàn khu vực đã có mạng lưới điện, thế nhưng từ đường dây hạ thế vào tới nhà dân còn lắm khó khăn, nhất là đối với người nghèo. Tiếp cận được với những tiện nghi sẽ giúp cho chất lượng cuộc sống của bà con được nâng lên và từng bước đẩy lùi những hủ tục vẫn còn sót lại đâu đó trong cộng đồng.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo theo thành phần dân tộc

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Theo biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc khác là 42,28% và tỷ lệ hộ nghèo của người Tày, Dao, Hmong là 20,71%. Qua thực tế cho thấy, do bất đồng ngôn ngữ, cách biệt về văn hóa và trình độ chuyên môn hạn chế nên họ rất khó tìm việc làm trong các cơ quan, xí nghiệp để tạo thu nhập ổn định, điều nầy cũng khiến cho tỷ lệ hộ nghèo của họ cao hơn so với người Kinh.

Cũng theo mẫu điều tra, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc khác cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của người Tày, Dao, Hmong là 2,1 lần. Thế nhưng, chi tiêu bình quân đầu người của người Tày, Dao, Hmong cho ma chay, cưới hỏi bằng 70%

Biểu đồ 3.2. Làm nông và thành phần dân tộc của chủ hộ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Tỷ lệ làm nông của đồng bào dân tộc là 57,44% và đối với người Kinh là 37,65%. Theo thực tế điều tra cho thấy, do tập quán định cư nơi vùng đất gò, đồi ven theo chân núi, đất đai ít màu mỡ, nên vào mùa hạn, bà con dân tộc gặp khó khăn trong việc tưới tiêu. Mặc khác, do thói quen canh tác theo truyền thống, nhìn chung người Tày, Dao, Hmong ngại việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Điều nầy cũng là một bất lợi so với những người Kinh cùng làm nông nghiệp.

* Nghèo và giới tính của chủ hộ

Biểu đồ 3.3 cho thấy có đến 30,97% số chủ hộ là nữ không được đi học, con số đó của chủ hộ nam là 24,17%. Trình độ học vấn thấp cũng là một rào cản đáng kể đối với người nghèo trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong làm nông hoặc có thể tìm một việc làm trong khu vực phi nông nghiệp để có cơ may thoát nghèo.

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo giới tính chủ hộ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Tỷ lệ hộ nghèo và không nghèo giữa chủ hộ nam và nữ gần như ngang bằng nhau trong mẫu điều tra (Biểu đồ 3.4). Trường hợp nầy ta có thể lý giải là chính sách bình đẳng giới đã phát huy tác dụng hoặc lượng mẫu điều tra chưa đủ lớn để tránh sai lệch.

* Số người phụ thuộc trong gia đình

Biểu đồ 3.5 cho thấy, không có sự khác biệt lắm giữa tỷ lệ phụ thuộc và tình trạng nghèo của hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo có người sống phụ thuộc từ 1 đến 3 là 19,72%; lớn hơn 3 là 1,92%, con số này đối với hộ không nghèo là 18,62% và 1,77%. Với xu hướng hiện nay, khi con cái trưởng thành, lập gia đình thì “ra riêng”, hơn nữa, cũng theo mẫu điều tra, quy mô bình quân của hộ gia đình ở huyện Võ Nhai là: 4,28 người và số con trung bình của hộ là: 2,19 cũng không cao so với tỷ lệ trung bình của nước ta: 2,1 con / hộ gia đình.

* Tình trạng làm nông của hộ gia đình

Biểu đồ 3.6. Làm nông và tình trạng của hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Theo mẫu điều tra tại huyện Võ Nhai, có 24,61% hộ gia đình làm nông lâm vào cảnh nghèo, hộ nghèo sinh sống bằng những nghề phi nông nghiệp là 39,32%. Trong thời gian qua, giá vật tư nông nghệp biến động và giá nông sản bán ra tăng giảm bất thường cộng với thiên tai, dịch bệnh cũng khiến cho nông dân lâm vào cảnh nghèo túng. Cũng qua phiếu điều tra: 47,18% số hộ làm nông không được sự hỗ trợ từ các tổ chức khuyến

nghiệp không còn là của trời cho như trồng lúa mùa khi xưa, cứ chờ trời gần mưa, cày sơ rồi xạ lúa giống và chờ thu hoạch. Hộ nghèo với diện tích đất không nhiều, nếu không biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất thì rất dễ bị thua lỗ.

* Đi làm xa

Biểu đồ 3.7. Đi làm xa và tình trạng của hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 22,56% hộ không nghèo có người đi làm xa và đối với hộ nghèo, con số đó là 16,42%. Khi mà dân số ngày càng tăng, sự thay đổi giá trị hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp đang dần chuyển sang công nghệ và vốn thì lực lượng lao động ở nông thôn sẽ trở nên dư thừa. Giải pháp dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để tìm công ăn việc làm sẽ là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đối với các hộ nghèo và cận nghèo, đi làm ăn ngoài tỉnh sẽ là một cách để thoát nghèo.

* Sở hữu đất đai và tình trạng hộ gia đình

Biểu đồ 3.8. Tình trạng hộ gia đình và sở hữu đất

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua biểu đồ ta thấy hộ nghèo không có đất chiếm tỷ lệ 74,38%, con số đó của hộ không nghèo là 55,18%. Kết quả thống kê cũng cho thấy số diện tích đất bình quân trên đầu người của hộ nghèo là 270 m2, một diện tích quá khiêm tốn để có thể sinh sống

* Đường ô tô và khoảng cách của hộ gia đình đến trung tâm trợ.

Theo như biểu đồ 3.9, có đến 34,52% hộ nghèo không có đường ô tô tới tận nhà, con số đó đối với hộ không nghèo là 11,38%. Thật vậy, nhà của hộ nghèo ít khi có “mặt tiền” để có thể làm ăn, buôn bán hoặc cho thuê mặt bằng để làm phương tiện sinh sống. Cơ sở hạ tầng nói chung hay đường ô tô nói riêng là những điều kiện tiên quyết để cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân thông qua việc thuận lợi trong trao đổi hàng hóa.

* Vấn đề vốn vay và tình trạng hộ gia đình

Biểu đồ 3.10. Vốn vay và tình trạng của hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Theo mẫu điều tra số hộ nghèo không được vay vốn từ các nguồn tín dụng chính thức là 79,48%, trong khi đó số hộ không nghèo được vay là 48,77%. Muốn làm ăn, kinh doanh mua bán đều phải cần tiền. Vốn vay từ các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng chính thức là một kênh quan trọng để giúp hộ gia đình vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, các ngân hàng, dù rằng là ngân hàng chính sách đi nữa cũng vẫn là tổ chức kinh doanh tiền tệ, cho nên họ vẫn hướng tới vấn đề hiệu quả trong kinh doanh. “Có thóc mới cho mượn gạo”, đối với người nghèo, khi họ không có gì đáng giá để thế chấp thì

3.2.3.2. Kết quả phân tích hồi quy

Đầu tiên, chúng tôi đưa tất cả các biến vào mô hình. Sau nhiều lần hồi quy theo nguyên tắc loại bỏ dần các biến không có ý nghĩa thống kê và các biến dự đoán có khả năng đa cộng tuyến, kết quả ước lượng như sau:

Bảng 3.12. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên

Thu nhập bình quân của hộ nghèo Hệ số góc hồi quy Độ lệch chuẩn Giả trị kiểm định T Giá trị p-value Các biến số độc lập Hằng số 0.264544 0.372116 0.7109181 0.5211 Diện tích 0.381211 0.121134 -3.147019 0.0014 Đi làm xa 1.211342 0.587413 -2.062164 0.0412 Học vấn 0.224718 0.074733 -3.006945 0.0012 Làm nông 1,797312 0,472358 3,804978 0,0001 Số tiền vay -1.842156 0.54211 3.3981222 0.0018 R2 0.7834 - - 0.000

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS bằng phương pháp OLS)

Căn cứ kết quả hồi quy, chúng tôi tìm được mô hình chứa năm biến độc lập có ý nghĩa thống kê là: DIENTICH, DILAMXA, HOCVAN, LAMNONG và SOTIENVAY. Các biến độc lập trong mô hình phản ánh 78% sự thay đổi thu nhập bình quân của hộ nghèo.

- Biến DIENTICH: Thể hiện diện tích đất mà hộ gia đình sở hữu, tính trên 1.000 m2 . Hệ số hồi quy mang dấu (+), phù hợp với kỳ vọng. Ý nghĩa của biến là nếu hộ gia đình càng sở hữu nhiều đất thì thu nhập sẽ càng cao.

- Biến DILAMXA: thể hiện gia đình có người đi làm ngoài tỉnh, hệ số hồi quy mang dấu (+), phù hợp với kỳ vọng và biến có tác động khá lớn đến mô hình.

- Biến HOCVAN thể hiện số năm đi học của chủ hộ mang dấu (+), phù hợp với kỳ vọng. Thể hiện nội dung, càng được học hành bài bản, nghiêm túc, đầy đủ thì sẽ càng có thêm kiến thức để nâng cao thu nhập, giảm nghèo.

- Biến LAMNONG, thể hiện nghề nghiệp chủ yếu của hộ là nông nghiệp, hệ số hồi quy mang dấu (+), phù hợp với kỳ vọng. Biến LAMNONG có tác động mạnh mẽ nhất trong mô hình. Giải thích ý nghĩa rằng, hoạt động thuần nông cũng là một nguy cơ đẩy hộ gia đình lâm vào cảnh nghèo túng.

- Biến: SOTIENVAY: thể hiện số tiền mà hộ được vay từ các tổ chức tín dụng (triệu đồng). Hệ số hồi quy của biến mang dấu (-). Ý nghĩa của biến, khi hộ gia đình được vay để đầu tư làm ăn kinh tế thì thu nhập càng tăng.

Trong tất cả các biến có ý nghĩa, biến làm nông và biến đi làm xa có ảnh hưởng hết sức rõ nét và mạnh mẽ đối với thu nhập bình quân của nông hộ. Các biến khoảng cách và đường ô tô không có ý nghĩa thống kê. Điều nầy có thể giải thích như sau: Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, điện nước và chỉnh trang thôn xóm đặc biệt là những huyện miền núi và có vùng nhiều đồng bào dân tộc như huyện Võ Nhai . Các trục giao thông liên tỉnh, liên huyện, giao thông nông thôn đã được đầu tư nâng cấp và cho đến nay đã có 15/15 xã, thị trấn hầu hết là đường trải nhựa, đảm bảo giao thông thông suốt, xe bốn bánh lưu thông từ huyện đến tận chợ.

Các biến về đặc điểm nhân khẩu học như số người phụ thuộc và số năm định cư của hộ gia đình không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Mặc dù theo nhận định thông thường, càng đông con, càng có nhiều người phụ thuộc, gia đình càng phải mang gánh nặng về chi tiêu, hay càng định cư lâu thì càng ít nghèo. Tuy nhiên, do huyện Võ Nhai là một huyện nông thôn, vùng sâu, trẻ em và người rỗi việc lại có thể phụ giúp gia đình các công việc đồng áng, chăn thả súc vật, mò cua bắt ốc, hái thuốc nam … nên có thể đỡ đần phần nào chi tiêu của hộ. Ngoài ra, qua kết quả điều tra cũng cho thấy không có sự

phân biệt rõ ràng giữa tình trạng nghèo của người cư ngụ lâu năm và người mới định cư tại địa phương, cơ hội làm ăn, sinh sống dường như vẫn chia đều cho hai nhóm người trên.

Các biến dân tộc, giới tính không có ý nghĩa thống kê, một phần có thể do hạn chế của mẫu quan sát. Lý do quan trọng hơn, là những năm qua, các chính sách về dân tộc, các chương trình 135 đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc, các chương trình đào tạo nghề, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã phát huy mặt tích cực của nó. Vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa mới trong hộ gia đình và thôn xóm, tuyên truyền vận động việc bình đẳng giới của chính quyền các cấp cơ sở đã phát huy tác dụng, góp phần làm giảm tỉ lệ nghèo đói và lấp dần hố cách thu nhập của vùng đồng bào dân tộc ít người, hay những hộ phụ nữ neo đơn so với cộng đồng người Kinh.

3.3. Đánh giá những kết quả đạt được trong việc nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)