Xây dựng niềm tin cho nhãn hiệu doanh nghiệp trên mạng

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 54)

Nhãn hiệu là niềm tin, là những lời hứa, một sự bảo đảm về những mong muốn sẽ được đáp ứng. Những khách hàng sẽ nhận ra ngay rất nhiều ý nghĩa trong bất cứ nhãn hiệu nào. Họ có thể điều chỉnh nhu cầu hợp tác hay không phụ thuộc vào những tín hiệu nhãn hiệu gửi đến cho họ có ý nghĩa như thế nào. Đó là một thách thức cho những người xây dựng nhãn hiệu trong thương mại điện tử. Do đó, một số biện pháp sau có thể được xem như một số gợi ý với các doanh nghiệp khi muốn tiến hành xây dựng nhãn hiệu trên mạng.

 Thiết kế website đơn giản nhưng cung cấp nhiều thông tin: website càng đơn giản khi sử dụng và thông tin cung cấp càng đầy đủ trọn vẹn thì càng đặt nhiều niềm tin vào nhãn hiệu của doanh nghiệp.

 Sử dụng những chứng thực và xác nhận chất lượng: nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp không nổi tiếng, hãy sử dụng sức mạnh của những ý kiến phát biểu để chứng tỏ niềm tin mà những người khác đã đặt vào nhãn hiệu của công ty. Những người phát biểu càng nổi tiếng bao nhiêu thì ý kiến của họ càng được coi trọng bấy nhiêu. Mọi người sẽ ghé thăm website của doanh nghiệp và đánh giá cao những đánh giá đó.

 Lường trước mọi câu hỏi: Luôn để nhãn hiệu của công ty rộng mở với mọi người ghé thăm, trả lời một cách thỏa đáng mọi câu hỏi có thể có. Sự thẳng thắn và thái độ tiếp đón ân cần sẽ được đánh giá cao bởi các khách hàng cũ và mới, góp phần vào việc xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp.

 Yếu tố người thực: Đưa yếu tố người thực vào website sẽ làm tăng ấn tượng và niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu của công ty. Đưa vào website hình ảnh của đội ngũ nhân viên trung tâm dịch vụ, lời chào của các nhân viên. Người ta thường tin vào những câu người thực hơn vào các website. Nếu doanh nghiệp có thể đưa ra những thông tin chính xác, tên tuổi, tiểu sử của các nhân vật, người ghé thăm website có thể có cảm giác tin tưởng hơn vào nhãn hiệu cuả doanh nghiệp đó.

KẾT LUẬN

Có thể thấy thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử B2B nói riêng là một xu hướng phát triển tất yếu trong nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa hiện nay. Đây là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nhờ thương mại điện tử, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận với những thị trường rộng lớn hơn qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa các sản phẩm, ngành nghề. Nhưng đi kèm đó là những rủi ro không nhỏ trong một môi trường kinh doanh ảo, đặc biệt là với một quốc gia đang phát triển, kinh nghiệm về thương mại điện tử còn non yếu như Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp cận và ứng dụng hình thức kinh doanh thương mại điện tử B2B. Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam hình thức này mới chỉ dừng lại ở mức có tiềm năng phát triển mà chưa thực sự tham gia sâu rộng vào lĩnh vực đầy hứa hẹn. Đây là một điều trăn trở của nhiều ban ngành, doanh nghiệp và những cá nhân có tâm huyết. Hi vọng rằng trong tương lai gần, bằng sự hỗ trợ của nhà nước

về pháp lý, sự sẵn sàng của doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng kỹ thuật về thương mại điện tử được nâng cao, hình thức thương mại điện tử B2B sẽ phát triển đúng ưu thế của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình:

1. Bộ Thương mại điện tử, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam các năm 2008 đến 2010 Vụ thương mại điện tử.

2. Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2004, Thương mại điện tử, NXB Khoa học và kỹ thuật.

3. TS. Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam, 2002, Giao dịch thương mại điện tử, một số vấn đề cơ bản, NXB Chính trị quốc gia.

4. Hỏi về thương mại điện tử, 11/2002, NXB Bưu điện.

5. Học viện hành chính quốc gia, 2003, Thương mại điện tử, NXB Lao động xã hội.

6. Minh Quang, 2/2005, Những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, NXB Lao động xã hội.

7. Nguyễn Ngô Việt, 2003, Những hiểu biết cơ bản về thương mại điện tử, NXB Bưu điện.

1. www.mot.gov.vn

2. www.vnpost.dgpt.gov.vn 3. www.ftu.edu.vn

4. www.vietnamtradefair.com 5. www.thongkeinternet.vn

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 54)