Số lượng và chất lượng các website kinh doanh là một trong những tiêu chí quan trọng giúp đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để trao đổi dữ liệu điện tử còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử theo hình thức B2B. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó.
Hình 2.6: Tình hình sở hữu website của doanh nghiệp qua các năm
Trong tổng số 1737 doanh nghiệp được khảo sát, 38,1% đã có website và 11,8% cho biết sẽ tiến hành xây dựng website vào năm tới. So với kết quả điều tra của những năm trước, có thể thấy tỷ lệ website doanh nghiệp phát triển tương đối ổn định và tốc độ tăng trưởng 2 năm gần đây là rất khả quan.
Bảng 2.6: Tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu website riêng theo lĩnh vực hoạt động năm 2010
( Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2010)
So sánh tỷ lệ website doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau, kết quả cho thấy lĩnh vực tài chính ngân hàng, du lịch, dịch vụ CNTT - TMĐT, tư vấn, bất động sản là những lĩnh vực ứng dụng website mạnh nhất. 95% số đơn vị tài chính – ngân hàng được khảo sát đã thiết lập website, 85% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng đã có website. Cùng với dịch vụ CNTT - TMĐT và tư vấn, bất động sản, những nhóm ngành có tỷ lệ cao doanh nghiệp thiết lập website này đều thuộc lĩnh vực dịch vụ. Mức độ ứng dụng TMĐT có phần trội hơn đó đã phản ánh đúng đặc thù của ngành dịch vụ, là ngành có đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin cũng như khả năng tương tác giữa khách hàng với nhà cung cấp. Theo kết quả khảo sát hàng năm của Bộ Công Thương từ năm 2008đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ luôn tỏ ra năng động hơn doanh nghiệp sản xuất trong việc khai thác các ứng dụng về Internet, đặc biệt là những ứng dụng liên quan đến website.
Hình 2.7: Tình hình cập nhật website của doanh nghiệp qua các năm
( Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2010)
Phân tích sâu hơn kết quả khảo sát của những doanh nghiệp đã thiết lập website, số website có tên miền .vn từ năm 2008 đến nay đã tăng gấp đôi cho thấy tốc độ phát triển ngoạn mục của số lượng website tại Việt Nam
Hình 2.8: Số lượng tên miền .vn đã đăng ký qua các năm
Xét về đặc điểm và tính năng, trong năm 2010 chất lượng của các website doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ so với các năm trước. Trước hết là tính năng giao dịch thương mại điện tử được cải thiện. Tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến cũng tăng đáng kể. Dịch vụ siêu thị điện tử vẫn được nhiều doanh nghiệp cung cấp, nhưng các mặt hàng kinh doanh chuyên biệt đã bắt đầu chiếm ưu thế, phổ biến nhất hiện nay là thiết bị điện tử viễn thông và hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhóm hàng nông lâm thủy sản và cơ khí máy móc cũng đang vươn lên vị trí hàng đầu với tần suất có mặt ngày càng tăng trên các kênh tiếp thị trực tuyến. Trong lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ phổ biến trên website doanh nghiệp mấy năm gần đây đều là các sản phẩm du lịch; điều này phù hợp với mức độ hội nhập quốc tế cao và tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành du lịch trong giai đoạn này
Về phương thức giao dịch, mô hình giao dịch B2B tiếp tục là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng website thương mại điện tử. Trong khi tỷ lệ website có đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng tăng không mạnh qua các năm, thì tỷ lệ website hướng tới khách hàng là tổ chức hoặc doanh nghiệp đã tăng đáng kể. Thống kê này cho thấy hướng đi của doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới, lấy phương thức giao dịch B2B làm động lực phát triển cho thương mại điện tử và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hình 2.9 : Tình hình cập nhật website của doanh nghiệp qua các năm
So với kết quả điều tra của các năm trước, không nhiều các doanh nghiệp coi việc rà soát website là công việc hàng ngày và có đến hơn một nửa doanh nghiệp cho biết chỉ cập nhật thông tin trên website một tháng rất ít, kết quả khảo sát năm 2010 cho thấy một bước tiến vượt bậc cả về nhận thức cũng như phương pháp triển khai ứng dụng TMĐT. Doanh nghiệp đã nhìn nhận đúng mức hơn vai trò của website như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, từ đó đầu tư thỏa đáng hơn cả về nguồn lực cũng như thời gian để nâng cao hiệu quả hoạt động cho ứng dụng thương mại điện tử này.