Sàn giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 38)

Sàn giao dịch điện tử là nơi gặp gỡ của cộng đồng thương mại điện tử bao gồm nhiều người mua và người bán và nhiều đối tác kinh doanh khác. Trung tâm của các sàn giao dịch là người tạo thị trường, là bên thứ ba tiến hành các hoạt động trao đổi (trong nhiều trường hợp là người trao đổi). Các giao dịch ở sàn thương mại điện tử là trực tuyến và được thao tác bằng phương tiện điện tử. Trong sàn giao dịch điện tử, cũng giống như sàn giao dịch truyền thống, người mua và người bán có thể tương tác, thỏa hiệp về giá cả và số lượng.

Nói một cách đơn giản thì sàn giao dịch thương mại điện tử B2B là nơi hàng hóa và dịch vụ được mang ra trao đổi giữa một số lượng lớn các nhà cung cấp và người tiêu thụ. Nó là giải pháp hợp tác và giao dịch giữa rất nhiều trang web khác nhau, cho phép các công ty mua bán và hợp tác hiệu quả hơn trên quy mô toàn cầu.

Cho đến nay tiện ích của phần lớn các sàn B2B Việt Nam vẫn chỉ dừng ở việc đăng tải thông tin doanh nghiệp và nhu cầu mua bán. Hầu như chưa sàn nào có những tiện ích hữu dụng để hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng trực tuyến và theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quy trình vận hành và hoạt động của các sàn thương mại điện tử B2B Việt Nam trong năm 2010 đã có nhiều chuyển biến về chất lượng. Trước tiên là nỗ lực của các đơn vị quản lý sàn nhằm cải tiến giao diện, đa dạng hóa dịch vụ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành viên có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp xúc với thị trường cũng như gia tăng khối lượng giao dịch.

Có thể nói, sau một giai đoạn phát triển khá sôi động từ năm 2005- 2007, năm 2010à năm các sàn thương mại điện tử B2B của Việt Nam tạm chững lại để định hình phương thức hoạt động và tìm hướng đi mới cho mình. Tuy số lượng giảm đi, nhưng những sàn B2B còn lại sẽ phát triển một cách thực chất và theo chiều sâu, góp phần đưa thương mại điện tử B2B của Việt Nam đi theo hướng tập trung, chuyên nghiệp và có chất lượng hơn trong tương lai. Điều này cũng phản ánh đúng xu hướng phát triển của thương mại điện tử nói chung và hoạt động thương mại điện tử B2B nói riêng đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn của một số nước đi trước như Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v…

CHƯƠNG 3

TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 38)