Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

B2B.

Trong thương mại điện tử, người mua và người bán trong thế giới ảo không thấy mặt nhau, không biết rõ về nhau, vậy làm sao có thể tin tưởng mà giao hàng cho nhau, nhất là khi buôn bán theo hình thức B2B. Do đó, trong thương mại điện tử có 3 yếu tố sau để đảm bảo sự tin tưởng và minh bạch:

 Tính rõ ràng (Transparency): trên website của người bán phải đăng tải thông tin về các điều khoản mua bán và người mua cũng nên đọc kỹ những thông tin này trước khi quyết định mua.

 Tính tin cậy (Reliability): bao gồm tính tin cậy trong thông tin đăng tải (người bán phải nỗ lực trong việc đưa tin trung thực và cập nhật những thông tin này thường xuyên), tính tin cậy trong giao dịch điện tử (người bán phải đảm bảo sử dụng công nghệ truyền tin an toàn), tính tin cậy về hệ thống hoạt động (đảm bảo không gây ra sai sót nghiêm trọng) và tính tin cậy trong vấn đề chứng thực (như chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử).

 Tính bảo mật và riêng tư (Confidentiality và Privacy): những thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin quan trọng như thẻ tín dụng, email, điện thoại… phải được bảo mật và tôn trọng, có nghĩa người bán không được tự ý lưu trữ và bán hay sử dụng trái phép những thông tin này.

Ngoài ra quyền sở hữu trí tuệ hay bản quyền là những vấn đề đang được quan tâm rất nhiều trên mạng. Có 4 điều đảm bảo cho một giao dịch thành công, an toàn trên mạng, đó là:

 Tính riêng tư (Privacy): làm sao để đảm bảo rằng thông tin được truyền tải trên mạng không được copy hay truy cập bởi bên thứ ba ngoài người nhận và người gửi? Giải pháp: mã hóa và giải mã ở người nhận.

 Tính trọn vẹn (Intergrity): làm sao để người nhận và người gửi có thể chứng thực tư cách của nhau? Giải pháp: chữ ký số (digital signature)  Sự không thể phủ nhận (non-repudation): làm sao chứng minh thông

điệp đã được gửi hay được xác nhận?

Bốn yêu cầu trên cũng chính là những vấn đề cốt lõi của luật thương mại điện tử. Tuy nhiên luật thương mại điện tử của Việt Nam vẫn còn chưa hoàn hảo và đang được tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới mẻ lại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp triển khai và hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục ban hành các văn bản điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể hoặc chi tiết hóa các văn bản đã ban hành như công nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, xử lý các hành vi vi phạm, tội phạm liên quan đến thương mại điện tử, quy

định về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch trên mạng, quy định về cạnh tranh lành mạnh, chống gian lận thương mại trong thương mại điện tử.

Bên cạnh việc tiếp tục bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử, cần quan tâm đến việc rà soát các văn bản đã ban hành. Thực tế chỉ ra rằng nhiều hoạt động liên quan đến thương mại điện tử đã được quy định tại một số văn bản pháp quy, nhưng khi ban hành chưa tính đến những đặc thù của môi trường mạng nên không đáp ứng được yêu cầu trong thương mại điện tử nên trở thành lực cản cho doanh nghiệp. Các quy định liên quan đến quản lý, chuyển nhượng tên miền, quản lý website, quản lý quảng cáo thương mại thông qua các phương tiện điện tử cần phải được thay đổi để tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại điện tử.

Hơn nữa, trong bối cảnh phát triển hiện nay xây dựng những chế tài pháp lý giúp định hướng cho các sàn giao dịch điện tử phát triển là một yêu cầu phát triển là một yêu cầu cấp thiết.

Nếu coi sàn giao dịch thương mại điện tử giống như một môi trường ảo cho các hoạt động họp chợ, trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp, thì cần phải có những quy định pháp lý tương ứng như đối với loại hình chợ truyền thống. Vậy cũng cần phải có những quy định pháp lý cần có đối với sàn giao dịch thương mại điện tử hay “chợ ảo”

Trước hết, cần có những quy định về “chợ ảo”. Văn bản pháp lý này cũng sẽ xác lập đối với các điều kiện đôí với các tổ chức cá nhân muốn cung ứng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử; đưa ra các đòi hỏi về trang thiết bị cần thiết; yêu cầu thông tin trên sàn phải chính xác, tránh gây nhầm lẫn, những yêu cầu về việc xây dựng quy chế hoạt động, tuân thủ cam kết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc bảo vệ quyền lợi khách hàng…

Mặt khác, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng tham gia sàn giao dịch và bản thân tổ chức, cá nhân quản lý sàn, cần thiết hình thành quy chế mẫu hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp tham gia sàn và giới hạn trách nhiệm cơ quan quản lý sàn.

Ngoài ra cũng cần những quy định bảo vệ quyền tác giả nhằm tránh trường hợp sao chép thông tin môt cách trái phép từ các website khác.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w