Hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 44)

Kết quả điều tra khảo sát của Bộ Công Thương trong các năm gần đây cho thấy đến thời điểm cuối năm 2008, hầu hết doanh nghiệp, ở các mức độ khác nhau, đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Việc đầu tư cho thương mại điện tử đang chuyển dần từ đầu tư cho phần cứng như máy tính, hạ tầng mạng, v.v… sang đầu tư cho phần mềm ứng dụng. Hiệu quả thu được từ ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp đã ngày càng trở nên rõ ràng hơn và có xu hướng tăng.

Do hoạt động sản xuất - kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đều có những đặc điểm riêng, để nâng cao chất lượng của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cần phối hợp chặt chẽ hơn với các Hiệp hội và cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại điện tử tại địa phương (Sở Công Thương) để xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

3.2.1.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy TMĐT.

Từ năm 2006 đến nay, hoạt động tuyên truyền phổ biến về thương mại điện tử đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng và nhiều doanh nghiệp quan tâm thúc đẩy nên đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Đến nay, nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về lợi ích

của thương mại điện tử đã có chuyển biến rõ rệt. Trong các năm tơi hoạt động tuyên truyền phổ biến cần tập trung vào một số vấn đề đang được nhận định là các trở ngại lớn đối với việc tham gia thương mại điện tử của doanh nghiệp và người tiêu dùng như vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân, thúc đẩy hình thành thói quen mua sắm trên mạng, sử dụng thẻ thanh toán, v.v… Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của vấn để bảo vệ thông tin cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.

Đặc biệt, cần sớm triển khai hoạt động cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, trong các năm gần đây, các tổ chức đào tạo đã chủ động trong hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện nay đang ở trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thoả đáng của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo thương mại điện tử đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Các trường đại học, cao đẳng và cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng mối quan hệ hữu cơ liên quan đến cung cầu nhân lực về thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 44)