Thương mại điện tử B2B quy mô lớn (B2B Integration)

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 36)

Đây là phương thức chiếm đến 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2B trên toàn thế giới hiện nay và đặc biệt phổ biến ở những quốc gia có trình độ phát triển tương đối cao về công nghệ thông tin và thương mại điện tử . Giao dịch B2Bi hiện nay đang được tiến hành chủ yếu thông qua việc kết nối trực tiếp hệ thống và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các đối tác chiến lược. Với những doanh nghiệp lớn, quy trình sản xuất phức tạp và mạng lưới đối tác rộng thì B2Bi là giải pháp lý tưởng để nâng cao hiệu quả dây chuyền cung ứng, giúp cho quá trình giao dịch và vận hành một cách nhịp nhàng từ khâu đầu vào nguyên liệu cho đến đầu ra sản phẩm.

Có thể thấy việc ứng dụng thương mại điện tử B2Bi sẽ góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả của chu trình giao dịch, đặc biệt trong bối cảnh môi trường giao dịch ngày càng mở rộng với các mối quan hệ phức tạp như hiện nay. Để thực hiện thành công một giao dịch đến bước cuối cùng cần rất nhiều công việc và công văn, giấy tờ. Khi quy mô sản xuất nhỏ, nhu cầu ít, quy trình này không phức tạp và có thể thực hiện bằng tay. Nhưng khi sản xuất phát triển, lượng hàng hóa cung cấp nhiều về số lượng, phức tạp về chủng loại, rộng về địa bàn và đòi hỏi chặt chẽ về thời gian, số hồ sơ chứng từ, thì việc xử lý bằng tay sao cho chính xác, kịp thời là không khả thi và phải có sự trợ giúp của máy tính và EDI.

Mặc dù có những ưu điểm kể trên, B2Bi hiện vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam do việc triển khai phương thức giao dịch điện tử này đòi hỏi một trình độ nội bộ cao trong doanh nghiệp, đồng nghĩa với sự đầu tư bài bản về con người cũng như hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là mức độ phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, dẫn đến như cầu kết nối hệ thống

trực tiếp để tự động hóa những quy trình giao dịch thường xuyên với nhau. Trước mắt, những doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính mạnh và mạng lưới đối tác rộng sẽ là những doanh nghiệp có khả năng đi đầu triển khai phương thức giao dịch mạng điện tử B2Bi. Một khi thành công, những tấm gương này sẽ tạo động lực cho sự phát triển và nhân rộng ứng dụng B2Bi trong cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam.

Trong khi thương mại điện tử B2B trên thế giới đang phát triển không ngừng với những tên tuổi lớn như Alibaba, Amazon, Ebay,… thì hoạt động thương mại điện tử B2B ở Việt Nam cũng đang phát triển rất sôi động. Với rất nhiều lợi ích mà thương mại điện tử B2B mang lại, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đạt được những thành công nhất định, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc hội nhập với kinh tế Thế giới.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 36)