Xu hướng phát triển TMĐT B2 Bở VN

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)

Dù môi trường pháp lý dành cho thương mại điện tử chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, khuynh hướng giao dịch thương mại B2B trong năm qua tại Việt Nam vẫn còn tiếp tục gia tăng. Số lượng doanh nghiệp thiết lập website để bán sản phẩm của mình với quy mô lớn tăng nhanh song song với sự xuất hiện của nhiều trang web hỗ trợ giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên các website này chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, nhân lực hạn chế, vốn kinh doanh nhỏ…nên chủ yếu mới dừng ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm, giá trị giao dịch thực tế còn thấp. Trong khi đó loại hình giao dịch B2B truyền thống, tức là hai hoặc nhiều doanh nghiệp có thể tự động mua bán với nhau chưa thực sự phát triển ở Việt Nam do việc triển khai phương thức giao dịch thương mại điện tử này đòi hỏi một trình độ tin học hóa nội bộ cao trong doanh nghiệp, đồng nghĩa với sự đầu tư bài bản về con người cũng như hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng là mức độ phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu kết nối hệ thống trực tiếp để tự động hóa giữa những giao dịch thường xuyên với nhau.

Trước mắt trong thời gian tới, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và mạng lưới đối tác rộng sẽ là những doanh nghiệp có khả năng đi đầu triển khai phương thức giao dịch thương mại điện tử B2Bi. Một khi thành công, những tấm gương này sẽ tạo động lực cho sự phát triển và nhân rộng ứng dụng thương mại điện tử B2Bi trong cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam.

Nếu nền CNTT nói chung và ngành phần mềm nói riêng của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nguồn nhân lực thì trong lĩnh vực thương mại điện tử bắt đầu có những tín hiệu đáng mừng vì doanh nghiệp ngày càng đánh giá cao ứng dụng CNTT trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc. Một số doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tiên tiến và mạnh dạn đưa ra những phương thức kinh doanh thương mại điện tử mới, hứa hẹn tiềm năng doanh thu lớn trong tương lai Một số trường đại học kinh tế - thương mại trong nước như Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành giảng dạy về thương mại điện tử như một phần chương trình đào tạo của các kỹ sư kinh tế. Bên cạnh đó rất đông các sinh viên Việt Nam chọn chuyên ngành thương mại điện tử ở các trường đại học nước ngoài. Trong vài năm tới, đây sẽ lực lượng quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện và phát triển hoạt động thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w