Nâng cao nhận thức của bản thân doanh nghiệp về loại hình TMĐT

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 50)

B2B

Thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử B2B là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế mở và hội nhập, được hỗ trợ bởi các thành quản công nghệ thông tin ngày càng cao. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù Nhà nước tỏ ra khá quan tâm đến lĩnh vực này nhưng có một bộ phận lớn doanh nghiệp vẫn tỏ ra khá thờ ơ trước vai trò và triển vọng của thương mại điện tử. Tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng và không dám chấp nhận mạo hiểm của một bộ phận doanh nghiệp đã phần nào làm cho thương mại điện tử Việt Nam đến nay vẫn chỉ ở mức tiềm năng mà vẫn chưa thực sự phát triển. Nhiều doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch điện tử B2B chỉ vì trào lưu, và vì được miễn phí mà chưa có kế hoạch và mục tiêu dài hạn cho mình. Thực tế cho thấy, để tìm được một đối tác thông qua Internet, doanh nghiệp cũng phải mất rất nhiều thời gian và phải trải qua rất nhiều các giao dịch, trao đổi thông tin giữa hai bên. Tuy nhiên, xét đến cùng thời gian và chi phí phải bỏ ra khi tiến hành giao dịch trực tiếp. Do đó, ngay trong bản thân các doanh nghiệp cần có

sự nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử B2B nói riêng. Việc tham gia và ứng dụng hình thức này không phải là một trào lưu thời thượng, mà là một xu thế tất yếu của hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế.

Cũng cần phải nói rõ thêm, bên cạnh việc nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với phát triển thương mại điện tử thì lại có một số quan điểm coi thương mại điện tử là chiếc chìa khóa vàng cho việc tiếp cận với thị trường quốc tế.

Thương mại điện tử nói chung và hình thức B2B nói riêng không tạo ra sản phẩm mới, không tạo ra thị trường mới mà đơn giản là dùng phương thức điện tử để làm thương mại. Đằng sau nó là cả một sự thay đổi về thói quen, phong cách tập quán làm việc và kinh doanh. Thương mại điện tử lập nên một phương thức kinh doanh mới, góp phần làm thúc đẩy hoạt động kinh doanh hơn, từ đó giúp tăng kim ngạch mặt hàng, mở rộng thị trường, xóa dần khoảng cách về địa lý giữa các quốc gia.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 50)