Mức độ ứng dụng các phương tiện điện tử nói chung

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

WTO định nghĩa: “Thương mại điện tử là việc sản xuất, tiếp thị, bán và phân phối sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử”. Do đó, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp là mức độ triển khai ứng dụng các phương tiện điện tử nói chung trong quy trình kinh doanh. Phần này sẽ xem xét mức độ triển khai cụ thể trong ba bước chính của quy trình kinh doanh là đặt hàng, thanh toán và giao hàng.

Các phương tiện thông tin điện tử là kênh thông tin chủ đạo trong việc trao đổi kinh doanh của doanh nghiệp .Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử khác nhau để nhận đơn đạt hàng có sự chênh lệch khá lớn

Bảng 2.2: Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để nhận đơn đặt hàng năm 2010

( Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2010)

Theo quy mô doanh nghiệp mức độ ứng dụng giữa điện thoại và fax giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa là không chênh lệch nhiều

Bảng 2.3: Quy mô doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để nhận đơn đặt hàng năm 2010

( Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2010)

Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp đã chủ động sử dụng phương tiện điện tử trong việc đặt hàng. Hai phương tiện củ yếu vẫn được doanh nghiệp sử dụng để đặt hàng là điện thoại và fax với tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng là 99% và 90%

Bảng 2.4: Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để đặt hàng năm 2010

( Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2010)

Theo quy mô doanh nghiệp,tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dung email và website để đặt hàng vẫn tương đối chênh lệch so với doanh nghiệp lớn

Bảng 2.5: Quy mô doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để đặt hàng năm 2010

( Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2010)

Thanh toán điện tử là một trong những nét khởi sắc của thương mại điện tử Việt Nam năm 2010 với sự ra đời và phát triển của hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian nhất định để những dịch vụ này có thể thâm nhập vào thực tiễn kinh doanh và phát huy tác dụng đối với hoạt động của từng doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy các phương thức thanh toán ứng dụng trong doanh nghiệp đang từng bước chuyển biến theo

hướng hiện đại hóa. Phương thức thanh toán tiền mặt khi giao hàng đang giảm dần vai trò. Tỷ lệ doanh nghiệp triển khai thanh toán trực tuyến tăng nhanh, tuy nhiên vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới và so với yêu cầu thanh toán của thương mại điện tử. Để giao dịch B2B có thể thực sự đi vào cuộc sống, các tiện ích thanh toán trực tuyến cần được sớm hoàn thiện và đưa vào ứng dụng đại trà trên các website doanh nghiệp trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)