Nhận diện các loại lãng phí và đánh giá tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất lao động tại khối văn phòng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 79 - 82)

-Quy trình làm việc (Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý)

Thể hiện qua các khung thể chế: quy chế, quy định, quy trình,…được ban hành. Tuy nhiên, các quy trình của PVPS chưa đạt được sự tối ưu hóa, vẫn còn nhiều sự cồng kềnh, phức tạp và rườm rà, phải thông qua rất nhiều khâu kiểm duyệt ký tá dẫn tới tốn thời gian, tiến độ công việc không được đảm bảo, lãng phí nhân lực và vật lực, không nắm bắt được thời cơ và có thể đánh mất cơ hội kinh tế của Công ty.

Ngoài ra, các văn bản phát hành của Công ty được tập hợp và phân quyền quản lý, xử lý công việc dựa trên một phần mềm công nghệ. Mỗi

3.3 2.64 4.03 4.22 4.27 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Khối lượng

công việc Môi trường làm việc Thông tin Quy trình làm việc Ý thức lao động

CBCNV PV Power Services đều có tài khoản trên phần mềm đó để có thể cập nhật các văn bản, quyết định cũng như xử lý công việc khi được cấp trên phân công. Lượng văn bản phát hành trong ngày rất nhiều nên đôi khi chưa được cập nhật và phân quyền xử lý kịp thời, khi đó công việc có thể bị tồn ứ ảnh hưởng đến tiến độ xử lý và quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

-Thời gian

Chính từ quy trình làm việc cồng kềnh và rườm rà, việc nắm bắt thông tin xử lý công việc còn hạn chế khiến công việc bị tồn đọng, không được tiếp nhận và xử lý kịp thời dẫn tới kéo dài thời gian xử lý, làm chậm trễ tiến độ công việc và gây ảnh hưởng đến hoạt động vận hành chung của Công ty. Đồng thời, sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận đôi khi còn lỏng lẻo, các vị trí chức danh chưa được phân công theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, chưa tìm ra được điểm mạnh điểm yếu của mỗi CBCNV để tận dụng khai thác hoặc hạn chế, khiến cho chu trình làm việc không được vận hành liên tục. Từ đó gây lãng phí về mặt thời gian, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của Công ty.

-Nguồn nhân lực

Tổng số lao động làm việc tại Văn phòng Hà Nội tính đến tháng 12/2019 là 95 lao động, trong đó có 22 thạc sỹ và 73 CBCNV bậc đại học chính quy với kinh nghiệm dày dặn và lâu năm trong ngành dầu khí nói chung và lĩnh vực bảo dưỡng sửa chữa nhà máy điện nói riêng. Nhưng, với lượng lao động gián tiếp trên trong một công ty chuyên về kỹ thuật, sửa chữa là quá lớn, dẫn tới hao tổn chi phí nhân sự, chi phí quản lý của Công ty, bộ máy quản lý cồng kềnh có thể gây tổn thất kinh tế khi Công ty tham gia đấu thầu cạnh tranh với các đơn vị cùng lĩnh vực (Các nhà thầu NPS, IPS,...). Ví dụ năm 2018, Công ty tham gia đấu thầu cạnh tranh với Nhà thầu NPS gói Trung tu Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với giá trị khoảng 16 tỷ. PVPS đã trượt thầu do giá

chào thầu cao hơn đối thủ, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nhân công và phục vụ quản lý của PV Power Services quá lớn.

Ở một số bộ phận của PV Power Services, đặc biệt là khối lao động gián tiếp đặt tại văn phòng Hà Nội vẫn có cung cách làm việc khá lề mề, quy trình cồng kềnh với nhiều ban bệ. Một bộ phận người lao động đôi khi có ý thức làm việc không đúng đắn, không tuân thủ nghiêm ngặt giờ giấc, quy định trong khi làm việc, không làm việc vì mình, vì tập thể mà đùn đẩy trách nhiệm, chưa có ý thức cao trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc phân công công việc chưa hợp lý, chưa đúng người đúng việc cũng là một nguyên nhân gây ra lãng phí nguồn nhân lực, không khai thác được các thể mạnh của mỗi người lao động ở từng lĩnh vực. Ngoài ra Công ty vẫn còn chưa thống nhất về cách phân chia vị trí chức danh công việc cũng như chưa có những đãi ngộ phù hợp, khiến không khai thác triệt để được sức mạnh vô hạn của nguồn nhân lực, người giỏi thì có tâm lý chán chường, không muốn cống hiến và làm việc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ xử lý công việc, năng suất lao động cá nhân nói riêng và năng suất toàn Công ty nói chung.

-Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ

Công ty chưa sát sao trong việc học hỏi, nắm bắt và chuyển giao công nghệ, chưa chú trọng đào tạo nguồn nhân lực quản lý có trình độ chuyên môn cao và nắm vững được quy cách làm việc chuyên nghiệp. Bị thụ động trong một số bước của quy trình làm việc khiến tiến độ và chất lượng công việc không được đảm bảo, dẫn đến làm giảm năng suất lao động. Ngoài ra, kết quả đánh giá NSLĐ của các cá nhân do các cấp cán bộ quản lý trục dọc trực tiếp đánh giá, không được đo lường tự động bằng các giải pháp phần mềm nên tính chính xác chưa cao. Việc đầu tư vào một phần mềm quản lý nhân sự hoặc phần mềm đánh giá kết quả công việc, khả năng đáp ứng các vị trí chức danh là một động thái cần thiết đối với PVPS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất lao động tại khối văn phòng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)