4.1.1.1. Bối cảnh nền kinh tế
Thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. NSLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Trong 3 năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,88%/năm nhưng NSLĐ đạt tốc độ tăng bình quân 5,77%/năm nên GDP tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7%/năm.
Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước trong khu vực. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.
Số liệu thống kê cho thấy, ngành khai khoáng có NSLĐ cao nhất do đây là ngành có tính đặc thù, giá trị sản phẩm khai khoáng bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên nhiên; tiếp đến là ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước nóng, khí đốt; hoạt động kinh doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Các ngành xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú ăn uống nhìn chung NSLĐ thấp. Nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có NSLĐ thấp nhất trong các ngành kinh tế.
Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế về quy mô nhưng NSLĐ của khu vực này chưa thể hiện rõ vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng nhanh.
Khu vực dịch vụ có mức NSLĐ theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 118,1 triệu đồng/lao động, gấp 1,2 lần NSLĐ chung. Trong khu vực dịch vụ, ngành bán buôn, bán lẻ và ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống là những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực này nhưng có mức NSLĐ lần lượt là 82,3 triệu đồng/lao động và 76,1 triệu đồng/lao động, chỉ bằng 80,5% và 74,4% mức NSLĐ chung của nền kinh tế và ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực.
Nhìn chung, NSLĐ khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ lớn hơn nhiều lần khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng do tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn nên khoảng cách về NSLĐ giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với hai khu vực này ngày càng được thu hẹp. Điều này còn cho thấy các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa được như kỳ vọng là những ngành kinh tế chủ chốt, động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế.
NSLĐ trên mỗi giờ làm việc của Việt Nam đạt khá thấp so với một số nước trong khu vực ASEAN.
Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, đến nay nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Việt Nam được đánh giá cao nhờ sự ổn định về chính trị và xã hội, có sức hấp dẫn đối với thương nhân và đầu tư nước ngoài, qua đó tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng chuyên môn cao từ những nước
phát triển. Tuy nhiên, trước những khó khăn về sự tụt hậu công nghệ so với các nước, quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn đầu tư ít, việc hợp tác còn yếu và thiếu, lực lượng lao động đông nhưng chất lượng không cao, giải pháp chung được đưa ra đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp của Việt Nam đó là cần tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển về quy mô; khuyến khích phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường; ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, hiện đại.
Đối với ngành năng lượng, Việt Nam khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo; cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành công nghiệp năng lượng; tái cơ cấu và cổ phần hóa các tập đoàn và tổng công ty thuộc ngành năng lượng; trong đó, khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ được coi là giải pháp tối ưu cho ngành.
4.1.1.2. Bối cảnh Ngành Dầu khí
Kể từ khi lần đầu tiên được khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ, trải qua 3 thập niên, đến nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có bước phát triển quan trọng, khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cùng với các công ty thành viên, PVN nhiều năm đóng góp 25-30% tổng thu ngân sách Nhà nước, chiếm 16-18% GDP của cả nước.
Thực trạng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua có một số đặc điểm sau:
Một là, sản lượng khai thác dầu thô luôn bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch đề ra, hỗ trợ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước và bám sát với tình hình diễn biến giá dầu khu vực và thế giới. Hiện nay, cả nước có 12 doanh nghiệp khai thác dầu khí, trong đó có 9 doanh nghiệp khai thác dầu thô và chỉ có 3 doanh nghiệp khai thác khí tự nhiên. Sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam từ năm 2006 đến nay quanh mức 300-
350 nghìn thùng/ngày. Việc khai thác dầu khí cơ bản đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra hằng năm. Từ năm 2014 đến nay, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam có xu hướng giảm, nguyên nhân là do sự suy giảm giá dầu khu vực và thế giới.
Hai là, trong nước đã bắt đầu sản xuất sản phẩm tinh chế từ dầu thô, tuy nhiên quy mô nhỏ, chưa đáng kể. Lĩnh vực chế biến dầu khí tại Việt Nam mới được hình thành và phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, bắt đầu với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức vận hành thương mại từ ngày 30-5- 2010 với công suất đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Ba là, năng lực cạnh tranh của ngành Dầu khí Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm dầu khí thô và nhập khẩu sản phẩm dầu khí chế biến sâu. Xuất khẩu dầu thô hiện chiếm khoảng 77,2% giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu khí, trong khi chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu khí của Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ tại Việt nam trong vòng 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm. Kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu do Việt Nam vẫn phải xuất khẩu dầu thô với giá thấp và nhập khẩu thành phẩm từ dầu mỏ với giá cao. Nhìn chung thị trường xăng dầu Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh Việt nam chưa thể xây dựng một ngành lọc dầu, hóa dầu đúng tiềm năng.
Bốn là, thị trường xuất khẩu xăng dầu tại Việt Nam dần đa dạng hóa. Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore vẫn là thị trường dầu thô chính của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu đang dần được đa dạng hóa. Đến nay đã có hơn 50 đối tác mua - bán dầu thô trong và ngoài nước. Hiện PVOIL xuất bán bình quân trên 200 chuyến dầu/năm (4-5 chuyến/tuần).
Đánh giá những thuận lợi, thách thức của ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay có thể thấy:
Ngành Dầu khí Việt Nam có cơ hội thu hút nhà đầu tư chiến lược và tham gia các dự án quốc tế có liên quan đến ngành Dầu khí. Thông qua việc mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại, ngành Dầu khí có cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài lớn vào ngành.
Ngành Dầu khí có cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, với mức giá phù hợp. Như đã trình bày ở trên, ngành Dầu khí Việt Nam hiện phụ thuộc vào 3 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc Nhật Bản và Singapore. Trong đó, thị trường Trung Quốc hiện chiếm khoảng 46% kim ngạch xuất khẩu dầu khí của Việt Nam (dầu thô). Tuy nhiên, mức giá xuất khẩu sang thị trường này hiện được đánh giá là thấp hơn so với mức giá xuất khẩu sang các thị trường khác (theo số liệu của Tổng cục Hải quan). Điều này đòi hỏi ngành Dầu khí cần đa dạng hóa hơn nữa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào 1 thị trường nhất định.
Thu hút các công nghệ mới vào ngành. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác dầu khí tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận và tiến hành xử lý quá trình khai thác, chế biến dầu mỏ dễ dàng và thuận tiện hơn, tiến tới làm chủ công nghệ khai thác dầu khí. Thông qua việc hợp tác với chính phủ các nước, ngành Dầu khí có cơ hội được chuyển giao công nghệ mới, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến các sản phẩm dầu khí.
Nhưng bên cạnh những thuận lợi trên, ngành Dầu khí cũng đang phải đối diện với không ít thách thức, nổi bật là áp lực đổi mới mô hình quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hiện nay, mô hình quản trị của PVN đang cho thấy một số bất cập, chưa bám sát với khung quản trị theo các thông lệ quốc tế. Mô hình quản trị hiện tại đang cho thấy mâu thuẫn về cơ chế hoạt động giữa tập trung, tích tụ (PVN/công ty mẹ) và phân tán trong quản trị điều hành và vốn (công ty con thường là công ty cổ phần). PVN (Công ty Mẹ - công ty MTV sở hữu Nhà
nước) có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn nhưng chỉ là cơ quan với bộ máy làm quản lý, còn hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự nằm ở các tổng công ty thành viên - công ty con. Hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn thực chất được quyết định bởi hiệu quả quản lý và quản trị, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh ở các công ty con. Các tổng công ty/công ty con là các đơn vị chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực công nghệ đặc thù (được thành lập là để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong chuỗi công nghệ dầu khí). Nhưng do tính chất sở hữu và mối quan hệ theo cơ chế thị trường thông qua đấu thầu (Luật Doanh nghiệp), nên hạn chế rất lớn việc sử dụng năng lực tích hợp giữa các đơn vị thành viên, thể hiện rõ nhất trong xây lắp công trình dầu khí. Ngành Dầu khí cũng đứng trước áp lực về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. So với ngành Dầu khí ở các nước phát triển thường có tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt 100%, số lượng lao động trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học đạt từ 72% trở lên thì ở Việt Nam con số này còn tương đối thấp, chỉ mới đạt 53%.
Những khó khăn thách thức trên đặt ra bài toán lớn cho Ngành Dầu khí trong việc nâng cao năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh và phát triển của Ngành.
4.1.2 Đ.1.2 khó khăn thách thức trên đặt ra bài t
4.1.2.1. Mhách tháphát tri Mhách thác
-Xây dựng PV Power Services phát triển bền vững, hiệu quả, an toàn, linh hoạt, năng động, chủ động áp dụng các giải pháp công nghệ mới, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật trong nước và ngoài nước, các nhà sản xuất gốc (OEM) tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến.
-Coi con người là yếu tố then chốt, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân trình độ cao, tác phong chuyên nghiệp.
-Thành lập Trung tâm phục hồi, chế tạo thiết bị, gia tăng hợp tác chiến lược với các nhà sản xuất, chế tạo thiết bị.
-Phát triển PV Power Services trở thành một thương hiệu mạnh, uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa nhà máy điện.
Brở thành Mrở thành một thương hiệu mạnh, uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa nhà máy điện.c và ngoà
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn 2016-2020 Giai đoạn 2021-2025 Giai đoạn 2026-2035 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 3,316.93 2,768.22 6,085.15 2 Lợi nhuận trước
thuế Tỷ đồng 162.05 184.57 346.53 3 Lợi nhuận sau
thuế Tỷ đồng 126.99 143.97 270.95 4 Tổng số thuế và các khoản phải nộp NSNN Tỷ đồng 303.78 322.97 695.15
(Nguồn: Phòng Kinh tế Kế hoạch cung cấp) 4.1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong định hướng phát triển của PVPS
a. Những thuận lợi
- PVPS là Công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí, hay cụ thể là Điện Dầu Khí - đây là một ngành nghề kinh doanh tiềm năng: Ngành điện là ngành đang phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng hàng năm tới 16-17%. Công ty mẹ của PVPS là Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành nhiều dự án nguồn và lưới điện, hướng tới cung cấp 25-30% sản lượng điện trong cả nước đến năm 2015. Các dự án PVN đang triển khai với 10 dự án có tổng công suất 10.862 MW với tổng vốn đầu tư 10,826 tỉ USD chính là nguồn khách hàng tiềm năng lớn nhất giúp PVPS tăng tốc và phát triển.
- Lợi thế thương hiệu cũng như tiềm lực vững mạnh của PVN, PV Power: Với vai trò là công ty duy nhất trong PVN cung cấp các dịch vụ về
sửa chữa, bảo dưỡng và dịch vụ kỹ thuật cho các nhà máy điện thì PVPS có lợi thế khá lớn về nguồn khách hàng từ các nhà máy điện do PVN làm chủ đầu tư thông qua PV Power cũng như các điều kiện thuận lợi khác cho phát triển trong tương lai dài hạn.
- Tình hình tài chính lành mạnh: PVPS đã có những kết quả kinh doanh tốt trong mười hai năm hình thành và phát triển. Hầu hết các chỉ số tài chính của Công ty đều ở mức khá lành mạnh. Vốn chủ sở hữu tương đối lớn và hoạt động kinh doanh chính không sử dụng quá nhiều vốn chủ sở hữu giúp PVPS luôn có nguồn vốn ổn định và dự phòng lớn cho hoạt động kinh doanh.
b. Những khó khăn thách thức
-Hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi trình độ khoa học và công nghệ cao nên PVPS luôn đứng trước nguy cơ tiềm ẩn là tụt hậu về công nghệ và giảm khả năng cạnh tranh. Áp lực này đòi hỏi Công ty phải bỏ chi phí đáng kể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về quản lý, kỹ thuật, đầu tư khoa học, công nghệ nhằm đẩy mạnh trình độ của cán bộ công nhân viên, đáp ứng kịp trình độ công nghệ trên thế giới.
-Mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ;
-Cần luôn đảm bảo tài chính bền vững và bảo toàn nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường đầy biến động.
-Quản trị nguồn nhân lực luôn là vấn đề nhức nhối đối với mỗi doanh nghiệp, mà đặc biệt là ở ngành cung cấp dịch vụ như PV Power Services. Tuy nhiên do vẫn mang nặng tính chất của Công ty có vốn nhà nước, lực lượng cán bộ quản lý của PVPS được tuyển dụng thông qua hình thức thi cử còn chiếm tỷ lệ thấp, quy trình thi cử và chấm điểm còn sơ sài, chủ yếu là thông qua các hình thức tuyển dụng trực tiếp khác. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động của khối văn phòng
PVPS không chỉ là công sức của cả bộ máy mà còn phụ thuộc vào sự quyết