Đối với chỉ tiêu NSLĐ có chịu tác động của các loại lãng phí nghiên cứu, qua khảo sát, quan sát và phỏng vấn đã tìm ra được một số nguyên nhân như sau:
3.3.2.1. Lãng phí trong quá trình làm viìn
Các lãng phí trong quá trình làm việc thưng quá trình làm việc làm vrình làm việc. thức chuyên môn của nhân sự cdoanh nghiệp, cụ thể:
- Bố trí nơi làm việc không hợp lý: Nơi làm việc sắp xếp không hợp lý, không khoa học hoặc không đủ không gian làm việc sẽ khiến cho các dụng cụ được để vô tổ chức, kém thuận tiện cho quá trình làm việc. - Tiếp nhận thông tin xử lý công việc chậm trễ và không đầy đủ: Cán
bộ quản lý chưa phân công công việc kịp thời hoặc phần mềm quản lý văn bản của doanh nghiệp gặp trục trặc dẫn tới việc tiếp nhận thông tin chậm trễ, khối lượng xử lý công việc quá lớn dẫn tới việc quá tải trong tiếp nhận thông tin, ngoài ra lãng phí còn có thể bắt nguồn từ công nhân viên không tiếp thu tốt hướng dẫn của bộ phận kĩ thuật, trình độ chuyên môn và tay nghề không cao hoặc đơn giản là do thói quen làm việc.
- Người lao động không kiểm soát được khối lượng và tiến độ công việc cần xử lý để có những dự trù trước: chưa có kế hoạch công việc hoặc lập kế hoạch một cách sơ sài, chưa nắm bắt và nhìn nhận được toàn bộ khối lượng và tiến độ công việc cần xử lý.
- Quy trình làm việc chưa được tối ưu hóa, các bước xử lý công việc rườm rà, cồng kềnh, qua nhiều khâu kiểm duyệt nhiều bước ký tá, nhiều bước công việc không cần thiết gây lãng phí thời gian và vật lực của doanh nghiệp.
- Sự phối hợp giữa các bộ phận còn rời rạc: Các bộ phận trong một quy trình làm việc hay nhiều quy trình làm việc với nhau chưa đồng nhất
và chưa hoạt động nhịp nhàng. Sự phối hợp còn nhiều lỏng lẻo này có thể do việc phân công công việc chưa hợp lý, chưa đúng người đúng việc khiến doanh nghiệp không khai thác được hết tiềm năng của nguồn nhân lực; ngoài ra cũng có thể do cơ sở vật chất cũ kỹ lạc hậu làm gián đoạn quy trình làm việc.
3.3.2.2. Lãng phí thcũng có
- Tiếp nhận thông tin xử lý công việc chậm trễ và không đầy đủ. - Các lỗi sai từ hệ thống, quy trình chưa tối ưu và các thao tác thừa của
nhân viên khiến quá trình làm việc bị kéo dài. - Sự phối hợp giữa các bộ phận còn rời rạc.
- Tiến hành những cuộc họp kém hiệu quả: thực tế cho thấy đôi khi việc họp hành quá nhiều gây tổn thất quỹ thời gian lao động rất lớn ở mỗi doanh nghiệp, Công ty cần tinh gọn và tối ưu các cuộc họp, lựa chọn những nội dung họp chính nhất và thành phần dự họp tiêu biểu nhất nhằm giảm thiểu thời gian và tăng chất lượng cuộc họp, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
- Thiếu sự chủ động nắm bắt công việc, ý thức làm việc kém: nguyên nhân bắt nguồn từ đội ngũ lao động nhàn rỗi và thái độ làm việc chưa chuyên nghiệp, lãng phí các khoảng thời gian như đi làm muộn, nói chuyện phiếm, làm việc riêng trong giờ …sẽ khiến người lao động mất tập trung và giảm thời gian cống hiến cho doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất: máy móc thiết bị hỗ trợ quá trình phục vụ chất lượng kém (máy in, scan, photo hỏng…), đường truyền mạng nội bộ chậm…
3.3.2.3. Lãng phí nguất: máy móc
- Phân công lao động chưa hợp lý, chưa tận dụng hết năng lực của nhân viên: cán bộ quản lý chưa có cái nhìn tổng quan về nguồn nhân
lực của Công ty để sắp xếp, bố trí công việc và các vị trí chức danh một cách tối ưu nhằm sử dụng tối đa nguồn lực cũng như nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp.
- Có lực lượng lao động gián tiếp trái ngành nghề kinh doanh của Công ty chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 20%): PVPS là một Công ty chuyên về kỹ thuật với lực lượng lao động chính là các kỹ sư, công nhân làm việc trực tiếp tại các nhà máy điện, đây là lực lượng lao động tạo ra doanh thu chính cho Công ty. Lực lượng lao động gián tiếp tại Văn phòng Hà Nội gồm ban lãnh đạo và các bộ phận hành chính kế toán xử lý về mặt giấy tờ. Số lượng lao động gián tiếp quá cao trong khi khối lượng công việc không đổi khiến doanh nghiệp không sử dụng hết được nguồn lao động, gây lãng phí về vật lực và chi phí quản lý cho lực lượng này khiến lợi nhuận của Công ty sụt giảm, năng suất lao động giảm.
- Chưa tận dụng được hết kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của nhân sự có thâm niên: trong việc đào tạo Onjob Training đối với các nhân sự mới, chưa khai thác được tối đa tiềm năng và sức cống hiến của người lao động,…
- Ý thức làm việc của CBCNV: người lao động đôi khi chưa chủ động nắm bắt và chưa chú tâm vào xử lý công việc gây ra các lãng phí về mặt thời gian; tư duy và nhận thức làm việc chưa được đổi mới tiến bộ khiến quy trình làm việc theo lối mòn gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp; đồng thời việc quản lý giám sát làm việc của Công ty chưa được sát sao cũng gây ra tình trạng trì trệ trong cung cách làm việc, gây tổn thất lớn và làm giảm năng suất lao động, giảm lợi nhuận và tạo nên hình ảnh kém chuyên nghiệp làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
3.4. Đánh giá tác đp trên lãng phí đệp làm giảm rạng trì trệ trong cung cách làm việc, gây tổn t
Bnăng su0. Tác đuí ác đp trên thãng phí đệp làm giảm rạ
Lãng phí Chỉ tiêu NSLĐ Tác động Lãng phí trong quá trình làm việc
Số lượng báo cáo - Gây ra tâm lý chán nản cho CBCNV trước một quy trình quá rườm rà;
- Với một quy trình quá khắt khe và phải thông qua nhiều ban bệ ký duyệt, chỉ cần 1 khâu chậm trễ thì sẽ kéo theo sự ảnh hưởng theo chuỗi, gây tổn thất về mặt thời gian và kinh tế của Công ty.
- Tăng thời gian chờ đợi;
- Gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của Công ty
Chất lượng báo cáo
Thời gian phát hành báo cáo
Lãng phí thời
gian
Số lượng báo cáo - Giảm số lượng báo cáo có thể xử lý trong một đơn vị thời gian
- Giảm tính chuyên nghiệp
- Giảm sự hài lòng của Lãnh đạo quản lý - Gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của Công ty Thời gian phát hành báo cáo Quy trình làm việc Lãng phí nguồn nhân lực
Số lượng báo cáo - Gây tồn ứ báo cáo không được xử lý; - Gây ảnh hưởng đến tiến độ xử lý công việc của Công ty;
- Tâm lý trì trệ trong quá trình làm việc; - Các báo cáo có nhiều lỗi sai, gây ảnh hưởng xấu đến Công ty.
Thời gian phát hành báo cáo Chất lượng báo cáo
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng năng suất lao động của khối Văn phòng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động về cơ bản đều được đảm bảo và có xu hướng tốt dần qua các năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì Công ty vẫn còn nhiều khuyết điểm chưa khắc phục được liên quan đến những lãng phí vô hình và hữu hình làm giảm năng suất lao động tại khối Văn phòng Công ty. Bằng các phương pháp khảo sát, đối chiếu phân tích và thống kê, tác giả đã nhận diện lãng phí (lãng phí về thời gian, quy trình làm việc và lãng phí nguồn nhân lực), từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra lãng phí và những tác động của lãng phí đến năng suất lao động tại khối Văn phòng Công ty. Công ty cần khắc phục những hạn chế này trong thời gian tới và đó cũng là tôn chỉ hoạt động để Công ty không chỉ loại bỏ tối đa những lãng phí không cần thiết, nâng cao năng suất lao động mà còn đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao vị thế trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Do vậy, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về năng suất lao động của của khối văn phòng Hà Nội Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp loại bỏ lãng phí nhằm nâng cao năng suất lao động tại khối Văn phòng, góp phần định hướng cho Công ty phát triển bền vững trong tương lai tại chương 4 của luận văn này.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP LOẠI BỎ LÃNG PHÍ NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI KHỐI VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM 4.1 B.1 Y CNỎ Lg phỊCH VỤ KỸ THUẬT năng suất lao
4.1.1 Bối cảnh thời đại
4.1.1.1. Bối cảnh nền kinh tế
Thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. NSLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Trong 3 năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,88%/năm nhưng NSLĐ đạt tốc độ tăng bình quân 5,77%/năm nên GDP tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7%/năm.
Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước trong khu vực. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.
Số liệu thống kê cho thấy, ngành khai khoáng có NSLĐ cao nhất do đây là ngành có tính đặc thù, giá trị sản phẩm khai khoáng bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên nhiên; tiếp đến là ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước nóng, khí đốt; hoạt động kinh doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Các ngành xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú ăn uống nhìn chung NSLĐ thấp. Nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có NSLĐ thấp nhất trong các ngành kinh tế.
Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế về quy mô nhưng NSLĐ của khu vực này chưa thể hiện rõ vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng nhanh.
Khu vực dịch vụ có mức NSLĐ theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 118,1 triệu đồng/lao động, gấp 1,2 lần NSLĐ chung. Trong khu vực dịch vụ, ngành bán buôn, bán lẻ và ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống là những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực này nhưng có mức NSLĐ lần lượt là 82,3 triệu đồng/lao động và 76,1 triệu đồng/lao động, chỉ bằng 80,5% và 74,4% mức NSLĐ chung của nền kinh tế và ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực.
Nhìn chung, NSLĐ khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ lớn hơn nhiều lần khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng do tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn nên khoảng cách về NSLĐ giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với hai khu vực này ngày càng được thu hẹp. Điều này còn cho thấy các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa được như kỳ vọng là những ngành kinh tế chủ chốt, động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế.
NSLĐ trên mỗi giờ làm việc của Việt Nam đạt khá thấp so với một số nước trong khu vực ASEAN.
Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, đến nay nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Việt Nam được đánh giá cao nhờ sự ổn định về chính trị và xã hội, có sức hấp dẫn đối với thương nhân và đầu tư nước ngoài, qua đó tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng chuyên môn cao từ những nước
phát triển. Tuy nhiên, trước những khó khăn về sự tụt hậu công nghệ so với các nước, quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn đầu tư ít, việc hợp tác còn yếu và thiếu, lực lượng lao động đông nhưng chất lượng không cao, giải pháp chung được đưa ra đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp của Việt Nam đó là cần tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển về quy mô; khuyến khích phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường; ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, hiện đại.
Đối với ngành năng lượng, Việt Nam khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo; cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành công nghiệp năng lượng; tái cơ cấu và cổ phần hóa các tập đoàn và tổng công ty thuộc ngành năng lượng; trong đó, khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ được coi là giải pháp tối ưu cho ngành.
4.1.1.2. Bối cảnh Ngành Dầu khí
Kể từ khi lần đầu tiên được khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ, trải qua 3 thập niên, đến nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có bước phát triển quan trọng, khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cùng với các công ty thành viên, PVN nhiều năm đóng góp 25-30% tổng thu ngân sách Nhà nước, chiếm 16-18% GDP của cả nước.
Thực trạng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua có một số đặc điểm sau:
Một là, sản lượng khai thác dầu thô luôn bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch đề ra, hỗ trợ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước và bám sát với tình hình diễn biến giá dầu khu vực và thế giới. Hiện nay, cả nước có 12 doanh nghiệp khai thác dầu khí, trong đó có 9 doanh nghiệp khai thác dầu thô và chỉ có 3 doanh nghiệp khai thác khí tự nhiên. Sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam từ năm 2006 đến nay quanh mức 300-
350 nghìn thùng/ngày. Việc khai thác dầu khí cơ bản đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra hằng năm. Từ năm 2014 đến nay, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam có xu hướng giảm, nguyên nhân là do sự suy giảm giá dầu khu vực và thế giới.
Hai là, trong nước đã bắt đầu sản xuất sản phẩm tinh chế từ dầu thô, tuy nhiên quy mô nhỏ, chưa đáng kể. Lĩnh vực chế biến dầu khí tại Việt Nam mới được hình thành và phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, bắt đầu với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức vận hành thương mại từ ngày 30-5- 2010 với công suất đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Ba là, năng lực cạnh tranh của ngành Dầu khí Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm dầu khí thô và nhập khẩu sản phẩm dầu khí chế biến sâu. Xuất khẩu dầu thô hiện chiếm khoảng 77,2% giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu khí, trong khi chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu khí của Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ tại Việt