Kinh nghiệm của các địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước

1.2.2.1.Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có nhiều huyê ̣n miền núi, hải đảo, nhiều hô ̣ gia đình có đời số ng gặp khó khăn. Tuy nhiên trong những năm qua, với những chính sách hợp lý, tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo ngày càng giảm xuống còn 1,33% (giai đoa ̣n 2011- 2015). Để làm được điều này, lãnh đa ̣o các huyê ̣n vùng khó khăn như Ba Chẽ, Hoành Bồ , Đầm Hà đã coi tro ̣ng vai trò quan tro ̣ng của phu ̣ nữ trong phát triển kinh tế củ a gia đình.

Thật vâ ̣y, so với nhiều địa phương trong tỉnh, Ba Chẽ là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao. Để giúp chị em có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, xoá nghèo bền vững, Hội LHPN huyện Ba Chẽ xác định,

trước hết phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của chị em. Tuy nhiên, ban đầu công tác tuyên truyền, vận động cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi, nhiều hội viên, phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa của huyện còn giữ cách ăn ở, sinh hoạt, sản xuất lạc hậu, chưa chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số do nhận thức hạn chế nên còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính quyền địa phương… Nhận định được những tồn tại đó, Hội LHPN huyện Ba Chẽ đã chỉ đạo các cơ sở phân công cán bộ Hội bám sát địa bàn, rà soát số hộ nghèo, hộ khó khăn, đồng thời nắm bắt nhu cầu và khả năng của chị em trong việc tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Từ đó, có các phương pháp vận động, tuyên truyền phù hợp. Tương tự như thế, Hội LHPN các địa phương như Hải Hà, Đầm Hà, Hoành Bồ, những nơi còn nhiều khó khăn cũng vừa vận dụng phương pháp tuyên truyền, vận động kết hợp phương châm “cầm tay chỉ việc” để hỗ trợ hội viên. Nhờ đó, từ việc thiếu kiến thức trong phát triển kinh tế, chị em đã chủ động học tập bằng nhiều hình thức để có kiến thức áp dụng vào thực tế; từ chỗ thiếu vốn làm ăn, chị em biết vay vốn ngân hàng để đầu tư các mô hình kinh tế. Cũng từ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nhiều hội viên đã bỏ lối canh tác, sản xuất lạc hậu, tích cực ứng dụng tiến bộ của khoa học vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi... Riêng ở khu vực đô thị, các cấp hội tập trung vào việc vận động hội viên tham gia các mô hình kinh doanh, hỗ trợ vốn cho chị em…

1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ

Xác định phụ nữ là lực lượng lao động lớn của xã hội, sự vào cuộc có trách nhiệm của chị em sẽ tác động lớn đối với sự phát triển của từng gia đình, địa phương, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã phát huy nội lực, khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của các tầng lớp phụ nữ trong thực hiện phong trào thi đua và mang lại hiệu quả rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt

là trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Với tinh thần đổi mới, phát huy vai trò chủ thể của phụ nữ trong tham gia phát triển kinh tế, các cấp Hội Phụ nữ đã phát huy tốt vai trò kết nối, khai thác nguồn lực, vận động hội viên tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã tập trung tổ chức khảo sát thực trạng đời sống, việc làm và nắm bắt nhu cầu của các đối tượng phụ nữ, lập kế hoạch và triển khai thực hiện để đánh giá đúng đối tượng phụ nữ có khả năng, tiềm năng phát triển kinh tế, có giải pháp, hoạt động hỗ trợ cụ thể, phù hợp, đặc biệt ưu tiên giúp đỡ phụ nữ làm chủ về kinh tế. Hội Phụ nữ tập trung vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên phụ nữ đổi mới tư duy, cách làm, mạnh dạn tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các mô hình sản xuất có hiê ̣u quả, thân thiện với môi trường; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khoa học kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập; mở rộng các loại hình tiết kiệm, quan tâm đầu tư xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh giỏi,giúp nhau liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Đặc biệt, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực giáo dục, vận động phụ nữ xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nỗ lực, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, khơi dậy sức sáng tạo của phụ nữ, đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển của quê hương.

Bằng nhiều giải pháp cụ thể, hình thức phù hợp, các cấp Hội đã hỗ trợ, giúp đỡ 17.765 hộ phụ nữ nghèo, trong đó có 10.083 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, giúp 52,1% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo. Mặt khác, thông qua các phong trào “Thực hành tiết kiệm theo gương Bác”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, các cấp Hội đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng, hình thành thói quen tiết kiệm thường xuyên; chia

sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế; hỗ trợ, giúp nhau về giống, vốn, ngày công lao động...

Ngoài ra, Hội Phụ nữ các cấp cũng đã khai thác và quản lý hiệu quả các nguồn vốn tín dụng. Với nguồn vốn quản lý là 990.440 triệu đồng, các cấp Hội Phụ nữ đã cho 48.881 phụ nữ vay để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy nhiều mô hình phát triển kinh tế của các nhóm phụ nữ, thực hiện hiệu quả mục tiêu hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo. Đi đôi với hỗ trợ vốn vay, các cấp Hội đã tranh thủ khai thác các chương trình, dự án tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy, hải sản, kỹ thuật chế biến thực phẩm; tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi trong và ngoài tỉnh; đồng thời hỗ trợ, vận động phụ nữ khôi phục, mở mang các ngành nghề, dịch vụ nông thôn, xây dựng và nhân rộng mô hình phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi... Cùng với đó, các cấp Hội đã tập huấn nghề, kỹ năng quản lý kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm của các nữ chủ doanh nghiệp thành đạt, thành lập các tổ hợp tác, xây dựng chuỗi giá trị, liên kết sản xuất kinh doanh với tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nữ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thu hút lao động nữ; giúp nữ chủ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay; tạo điều kiện để các hộ sản xuất kinh doanh khởi sự doanh nghiệp, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)