Bài học kinh nghiệm rút ra về vai trò của phụ nữ trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về vai trò của phụ nữ trong phát triển

kinh tế hộ

Qua bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước, ta rút ra một số bài học trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Lâm Thao như sau:

Thứ nhất, Cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về bình đẳng giới, về giải phóng phụ nữ và vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn nói riêng.

Thứ hai, Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình và phát động phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, động viên khuyến khích phụ nữ tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Thứ ba, Tăng cường nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ năng lực cho phụ nữ nông dân.

Thứ tư, Nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Phụ nữ có đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ?

- Những yếu tố nào tác động làm giảm sự đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao?

- Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Lâm Thao?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện; niên giám thống kê tỉnh và huyện; các báo cáo chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã được công bố và các thông tin, tài liệu do các cơ quan huyện Lâm Thao và tỉnh Phú Thọ cung cấp: UBND tỉnh Phú Thọ, Chi cục thống kê huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội; Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội phụ nữ các cấp; UBND huyện Lâm Thao các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện Lâm Thao; UBND các xã Hùng Sơn, Thạch Sơn, Lâm Thao. Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.

2.2.1.2.Nguồn số liệu sơ cấp

Theo vị trí địa lý, địa hình, đất đai của huyện Lâm Thao, dựa trên vùng sinh thái, đồng thời căn cứ vào sự phát triển kinh tế của các vùng, tôi tiến hành lựa chọn 3 xã đại diện cho từng cụm xã để nghiên cứu.

- Xã Tiên Kiên (đại diện các xã vùng núi phía Bắc), có diện tích là 34,8 ha, dân số là 1155 hộ, trong đó nữ trong độ tuổi lao động chiếm 41,7%.

- Xã Hợp Hải (đại diện các xã vùng núi phía Nam) có diện tích là 52 ha, dân số là 1.452 hộ, nữ trong độ tuổi lao động chiếm 44,2% .

- Xuân Huy (đại diện vùng Trung tâm) là xã có quốc lộ chạy qua có diện tích 61,8ha, dân số là 1.880 hộ, nữ trong độ tuổi chiếm 45,6%.

b. Chọn mẫu điều tra

Hộ nghiên cứu là các hộ gia đình phụ nữ nông thôn, có độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi. Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Trong mỗi hộ gia đình phụ nữ nông thôn sẽ phỏng vấn 01 nữ lao động chính của Hộ.

Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. e : mức độ sai lệch

Chọn khoảng tin cây là 95% nên e = 0,05. Ta có kết quả như sau:

367 05 . 0 4487 1 4487 2     n

Như vậy, số hộ điều tra sẽ là 367 hộ và được phân phối theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Cỡ mẫu điều tra theo xã

(Hộ) (Hộ)

1 Tiên Kiên 1155 94

2 Hợp Hải 1452 119

3 Xuân Huy 1880 154

Tổng số 4487 367

Để đảm bảo việc điều tra phản ánh đầy đủ tính đại diện của các nhóm họ, luận văn chia các xã thành 03 nhóm theo mức thu nhập: Giàu, trung bình, nghèo. Cỡ mẫu cụ thể cho từng nhóm được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Cỡ mẫu điều tra theo từng nhóm thu nhập của các xã

Nhóm

Xã Tiên Kiên Xã Hợp Hải Xã Xuân Huy

Tổng thể (hộ) Tỷ lệ (%) Cỡ mẫu (hộ) Tổng thể (hộ) Tỷ lệ (%) Cỡ mẫu (hộ) Tổng thể (hộ) Tỷ lệ (%) Cỡ mẫu (hộ) Giàu 208 18.01 17 429 29,55 35 466 24.79 38 Trung bình 792 68.57 64 842 57,98 69 1255 66.76 103 Nghèo 155 13.42 13 181 12,47 15 159 8.45 13 Tổng số 1155 100 94 1452 100 119 1880 100 154

c. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra có các thông tin chủ yếu như: lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của phụ nữ nông thôn. Các nguồn lực của gia đình như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn,... hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, sử dụng thu nhập và phúc lợi gia đình, tiếp cận các dịch vụ trợ giúp sản xuất, tình hình sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ,… Các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất, phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, phụ nữ trong quản lý vốn, phụ nữ trong kiểm soát các

nguồn lực của hộ (đất đai, tài chính ), … được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để phụ nữ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.

d. Phương pháp điều tra đề tài sử dụng các phương pháp

- Phỏng vấn trực tiếp với phụ nữ nông thôn; đàm thoại với phụ nữ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? và Bao nhiêu?… Phỏng vấn số phụ nữ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

- Thảo luận nhóm: thông qua hình thức thảo luận của các nhóm phụ nữ, nhằm thu thập các thông tin về hoạt động sản xuất tạo thu nhập, tiếp cận khoa học kỹ thuật, quản lý vốn, quản lý và điều hành sản xuất,…

- Phỏng vấn sâu: trong quá trình thực hiện các nội dung của luận văn, ý kiến một số chuyên gia đang hoạt động ở lĩnh vực giáo dục, lao động và việc làm, công tác Hội LHPN và ý kiến của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương,... đã được thu thập về các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và sự đóng góp của phụ nữ nông thôn, các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin được tổng hợp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hóa trước khi nhập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này Được sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: hộ giầu, khá, trung bình, nghèo, theo ngành nghề, theo lứa tuổi, văn hoá, theo phân cấp quản lý cán bộ

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không giữa các nhóm hộ.

2.2.3.4. Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị: Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: các kết quả phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo các phương tiện thanh toán, theo phương thức thanh toán, cơ cấu các phương tiện thanh toán...theo thời gian nghiên cứu. Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Là công cụ để tác giả chứng minh một cách rõ ràng sự biến đổi, sự tăng trưởng hay suy thoái về quy mô, kết quả hoạt động. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu chung

+ Tổng số hộ, số khẩu, số khẩu nữ

+ Diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, diện tích đất khác + Tổng số phụ nữ, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế

+ Thu nhập bình quân, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, thu nhập từ trồng trọt, từ chăn nuôi, từ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

+ Đóng góp của phụ nữ trong sản xuất tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo

+ Số hộ nghèo, số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, số hộ nghèo do thiếu vốn, số hộ nghèo do thiếu kiến thức, số hộ nghèo do đông con

+ Tổng lao động, lao động phi nông nghiệp, lao động nông nghiệp, lao động nữ, lao động không có việc làm

+ Giáo dục - đào tạo,…

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu về vai trò ra quyết định của người phụ nữ trong gia đình

Phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất, Phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập, Phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, Phụ nữ trong quản lý vốn, Phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ (đất đai, tài chính), …

Chương 3

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lâm Thao là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý trong khoảng 21015’- 21024’ độ vĩ Bắc và 105014’- 105021’ độ kinh Đông, có diện tích tự nhiên 9.769,11 ha; dân số gần 100.000 người.

Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì. - Phía Đông giáp thành phố Việt Trì.

- Phía Nam giáp huyện Tam Nông và huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội). - Phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.

Huyện có 14 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 02 thị trấn, trong đó có 03 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây.

Hệ thống giao thông của huyện Lâm Thao có cả đường sắt, đường bộ và đường thủy. Trong đó, đường sắt dài 15 km, đường sông 28 km, đường quốc lộ 32C chạy qua địa bàn huyện 11 km, đường tỉnh lộ 38,5 km, đường huyện lộ 18,6 km. Các tuyến đường bộ liên thôn, xã, liên huyện được gắn với hệ thống đường tỉnh, quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đường sắt chạy qua địa bàn huyện thuộc tuyến Hà Nội - Lào Cai và chạy qua địa bàn các xã Thạch Sơn, Xuân Lũng, Xuân Huy và thị trấn Hùng Sơn, có một nhà ga đặt tại thị trấn Hùng Sơn, đây là tuyến đường sắt quan trọng nối huyện với các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai và các

tỉnh đồng bằng, Thủ đô Hà Nội cho cả nhu cầu vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa.

Sông Hồng chảy qua huyện Lâm Thao bắt đầu từ xã Xuân Huy đến xã Cao Xá. Đoạn sông này phân định danh giới giữa huyện Lâm Thao với huyện Tam Nông đồng thời nối huyện Lâm Thao với tỉnh Yên Bái và các địa phương khác bằng đường thủy. Tuyến đường thủy này có vai trò quan trọng trong giao thương và vận tải của huyện vì nó ở gần lưu vực nối Sông Lô, Sông Đà và Sông Hồng.

Đường quốc lộ 32C có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là cầu nối quan trọng giữa huyện với các huyện khác như: Đoan Hùng, Phù Ninh, thành phố Việt Trì và các tỉnh như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Mạng lưới tỉnh lộ bao gồm 05 tuyến 325B, 324C, 324B, 324, 320 các tuyến giao thông này đã tạo nên một hệ thống đường xương sống phủ khá rộng và thuận lợi cho đi lại, lưu thông vận chuyển hàng hóa từ các xã, thị trấn tới các vùng lân cận và ngược lại.

Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Lâm Thao là của ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt với vị trí trên, Lâm Thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân bố đất cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đô thị và hấp dẫn các dự án đầu tư.

3.1.1.2. Địa hình

Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng tiêu biểu của một vùng bán sơn địa. Có đồi, đồng ruộng của một số xã phía Bắc và cánh đồng rộng có địa hình khá bằng phẳng ở một số xã phía Nam. Nhìn chung Lâm Thao có địa

hình thấp, độ cao trung bình 30 - 40m so với mặt nước biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

Theo kết quả phân độ dốc, độ dốc chủ yếu của huyện dưới 30; được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, tập trung nhiều ở các xã Cao Xá, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Tiên Kiên, Sơn Vi...

Địa hình của huyện Lâm Thao phong phú, đa dạng thuận lợi trong việc sử dụng đất vào sản xuất nông lâm nghiệp, bố trí kế hoạch xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Lâm Thao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân cả năm 230C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 140C. Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.5000C. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.

- Lượng mưa bình quân hàng năm 1.720mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi bình quân 1.284mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2- 4 lần, gây khô hạn cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)