Đặc điểm của phụ nữ ở huyện Lâm Thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Đặc điểm của phụ nữ ở huyện Lâm Thao

3.2.1.1. Phụ nữ trong các nhóm tuổi

Số lượng lao động nữ trong các nhóm tuổi được chia thành 6 nhóm, cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Thống kê lao động nữ trong các nhóm tuổi trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2014-2016

Năm Nhóm tuổi

<15 15-25 26-35 36-45 46-55 >55

2014 13.142 11.875 12.912 9.256 6.421 8.701 2015 14.311 12.274 13.714 9.421 6.874 7.718 2016 15.234 13.377 14.625 9.877 7.211 7.101

Nguồn: Phòng Lao động – TBXH huyện Lâm Thao

Qua bảng trên ta thấy: Lao động nữ trong nhóm tuổi từ 26-35 chiếm tỷ trọng cao nhất trong lực lượng nữ trong độ tuổi lao động . Lực lượng lao động này đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong cuộc sống và ngày càng tăng qua các năm, còn lao động nữ trong nhóm tuổi từ 46-55 lại chiếm tỷ trọng thấp nhất. Lao động trong nhóm tuổi từ 15 - 25 chiếm tỷ lệ 21,25%. Đây là lượng lao động trẻ nhưng thường thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, thiếu kiến thức về xã hội, trong đó quan trọng là kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập và chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình. Nữ trong nhóm tuổi này có xu hướng giảm qua các năm trong khi các nhóm tuổi khác lại tăng là do hiện nay nữ trong nhóm tuổi này thường đi làm tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, làm tại những khu công nghiệp này họ sẽ có thu nhập cao hơn, điều

này đã phần nào giải quyết được việc làm, góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

3.2.1.2. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể

Các tổ chức đoàn thể bao gồm: hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Công nhân viên chức, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi.

Bảng 3.2. Cơ cấu phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể năm 2016

Hội, đoàn thể Số phụ nữ

(Người)

Cơ cấu so với tổng phụ nữ (%)

Tổng số phụ nữ 67.425 100 Hội liên hiệp PNVN 47.125 69,89 Hội nông dân 24.346 36,11 Công nhân viên chức 11.266 16,71 Đoàn thanh niên 18.724 27,77 Cực chiến binh, người cao tuổi 3.452 5,12

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Thao

Cơ cấu phụ nữ tham gia các tổ chức đoàn thể năm 2015 là: Phụ nữ tham gia hội LHPN là 69,89%, Hội nông dân 36,11%, Công nhân viên chức là 16,71%, Đoàn thanh niên là 27,77%; Cựu chiến binh, người cao tuổi là 5,12%. Có thể thấy phụ nữ huyện Lâm Thao tham gia vào hầu hết các tổ chức đoàn thể của huyện và ngày càng cho thấy vai trò của họ trong các tổ chức này.

3.2.1.3. Trình độ của phụ nữ trong độ tuổi lao động

Với số lượng đông đảo trong lực lượng lao động ở khu vực nông thôn nhưng trình độ văn hoá, chuyên môn của lao động nữ lại không cao. Qua hình 3.1 ta thấy, số lao động nữ chưa tốt nghiệp tiểu học là 2%, tốt nghiệp tiểu học là 8%, tốt nghiệp THCS là 24%, tốt nghiệp THPT là 66%. Tuy hiện nay số lao động nữ nông thôn đã tốt nghiệp THPT ngày càng tăng lên nhưng còn 1 bộ phận lớn vẫn hạn chế về nhận thức và trình độ nên đang gặp khó khăn

ngành huyện Lâm Thao cần có chính sách ưu tiên đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn cho lao động nông thôn đặc biệt là lao động nữ.

Hình 3.1. Trình độ văn hóa của lao động nữ huyện Lâm Thao năm 2016

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Thao 3.2.1.4. Phụ nữ trong các ngành nghề ở huyện Lâm Thao

Do đặc điểm riêng của người phụ nữ là chịu khó, kiên trì, khéo léo vì vậy rất thích hợp với các ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi…(chiếm 57,3 %). Trong khi đó nữ tham gia ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 22,6% do ngành này lại đòi hỏi phải có sức khoẻ và làm việc xa nhà, còn lại 20,1% lao động nữ tham gia vào ngành dịch vụ. Như vậy, lực lượng lao động nữ tập trung chủ yếu trong ngành nông, lâm nghiệp. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành này, cần quan tâm giải quyết vấn đề liên quan đến lực lượng lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Đó là các vấn đề: nâng cao năng lực trong sản xuất, năng lực trong quản lý hộ gia đình.

3.2.1.5. Phụ nữ tham gia công tác, xây dựng Đảng, Chính quyền

Qua các nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân, tỷ lệ nữ là đại biểu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Nhiệm kỳ 2010 - 2015 số nữ đại biểu cấp huyện là 11/32 người (chiếm 34,37% tăng 4,37% so với chiến lược quốc

gia về bình đẳng giới. Số đại biểu cấp xã là 102/463 người chiếm 22,03% . Ở những vị trí làm việc có tính chất quyết định cao như Bí thư, phó bí thư huyện, chủ tịch huyện, chủ tịch xã, bí thư xã đều không có phụ nữ tham gia. Phó chủ tịch huyện có 1/3 đồng chí nữ chiếm 33,0%, Phó chủ tịch xã có 3/14 đồng chí nữ chiếm 21,42%. Cán bộ nữ có trình độ đại học là 577 người chiếm 39,87%, cán bộ nữ có trình độ cao đẳng là 612 người chiếm 42,29%, cán bộ nữ được cử đi học 7/15 người chiếm 46,67%.

Bảng 3.3. Phụ tham gia lãnh đạo nhiệm kỳ 2010-2015

Chỉ tiêu Tổng số (Người) Số nữ (Người) Tỷ lệ nữ (%)

1.Đại biểu hội đồng nhân dân

+ Cấp huyện 32 11 34,37

+ Cấp xã 463 102 22,03

2.Cấp Ủy 2.1.Cấp huyện

+ Ban thường vụ huyện 13 5 38,46 + Ủy viên ban chấp hành 45 12 26,67 2.2.Cấp xã

+ Ban thường vụ đảng ủy, xã, thị trấn. 110 6 5,45 + UV BCH đảng ủy xã, TT 270 65 24,07 3.Cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng 15 7 46,67 4.Cán bộ có trình độ đại học 1.447 577 39,87 5.Cán bộ có trình độ cao đẳng 1.447 612 42,29

Nguồn: Ban vì sự tiến bộ huyện năm 2016

Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyên môn, năng lực về mọi mặt của cán bộ nữ còn hạn chế và hơn nữa họ không có nhiều thời gian để toàn tâm, toàn ý tham gia vào các công tác xã hội vì bản thân người phụ nữ luôn tạo cho mình một tư tưởng phụ nữ thì lo chuyện cơm nước, chợ búa … nên họ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa thể hiện và phát huy hết khả năng

của bản thân, đặc biệt đối với lĩnh vực kỹ thuật. Nếu giữ vai trò lãnh đạo thì chủ yếu là phụ trách về mảng văn hóa xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)