Nhóm chỉ tiêu về vai trò ra quyết định của người phụ nữ trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu về vai trò ra quyết định của người phụ nữ trong gia đình

Phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất, Phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập, Phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, Phụ nữ trong quản lý vốn, Phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ (đất đai, tài chính), …

Chương 3

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lâm Thao là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý trong khoảng 21015’- 21024’ độ vĩ Bắc và 105014’- 105021’ độ kinh Đông, có diện tích tự nhiên 9.769,11 ha; dân số gần 100.000 người.

Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì. - Phía Đông giáp thành phố Việt Trì.

- Phía Nam giáp huyện Tam Nông và huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội). - Phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.

Huyện có 14 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 02 thị trấn, trong đó có 03 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây.

Hệ thống giao thông của huyện Lâm Thao có cả đường sắt, đường bộ và đường thủy. Trong đó, đường sắt dài 15 km, đường sông 28 km, đường quốc lộ 32C chạy qua địa bàn huyện 11 km, đường tỉnh lộ 38,5 km, đường huyện lộ 18,6 km. Các tuyến đường bộ liên thôn, xã, liên huyện được gắn với hệ thống đường tỉnh, quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đường sắt chạy qua địa bàn huyện thuộc tuyến Hà Nội - Lào Cai và chạy qua địa bàn các xã Thạch Sơn, Xuân Lũng, Xuân Huy và thị trấn Hùng Sơn, có một nhà ga đặt tại thị trấn Hùng Sơn, đây là tuyến đường sắt quan trọng nối huyện với các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai và các

tỉnh đồng bằng, Thủ đô Hà Nội cho cả nhu cầu vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa.

Sông Hồng chảy qua huyện Lâm Thao bắt đầu từ xã Xuân Huy đến xã Cao Xá. Đoạn sông này phân định danh giới giữa huyện Lâm Thao với huyện Tam Nông đồng thời nối huyện Lâm Thao với tỉnh Yên Bái và các địa phương khác bằng đường thủy. Tuyến đường thủy này có vai trò quan trọng trong giao thương và vận tải của huyện vì nó ở gần lưu vực nối Sông Lô, Sông Đà và Sông Hồng.

Đường quốc lộ 32C có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là cầu nối quan trọng giữa huyện với các huyện khác như: Đoan Hùng, Phù Ninh, thành phố Việt Trì và các tỉnh như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Mạng lưới tỉnh lộ bao gồm 05 tuyến 325B, 324C, 324B, 324, 320 các tuyến giao thông này đã tạo nên một hệ thống đường xương sống phủ khá rộng và thuận lợi cho đi lại, lưu thông vận chuyển hàng hóa từ các xã, thị trấn tới các vùng lân cận và ngược lại.

Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Lâm Thao là của ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt với vị trí trên, Lâm Thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân bố đất cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đô thị và hấp dẫn các dự án đầu tư.

3.1.1.2. Địa hình

Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng tiêu biểu của một vùng bán sơn địa. Có đồi, đồng ruộng của một số xã phía Bắc và cánh đồng rộng có địa hình khá bằng phẳng ở một số xã phía Nam. Nhìn chung Lâm Thao có địa

hình thấp, độ cao trung bình 30 - 40m so với mặt nước biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

Theo kết quả phân độ dốc, độ dốc chủ yếu của huyện dưới 30; được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, tập trung nhiều ở các xã Cao Xá, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Tiên Kiên, Sơn Vi...

Địa hình của huyện Lâm Thao phong phú, đa dạng thuận lợi trong việc sử dụng đất vào sản xuất nông lâm nghiệp, bố trí kế hoạch xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Lâm Thao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân cả năm 230C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 140C. Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.5000C. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.

- Lượng mưa bình quân hàng năm 1.720mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi bình quân 1.284mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2- 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng trong vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 85%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.

3.1.1.4. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của Sông Hồng. Từ tháng 4 khi lượng mưa bắt đầu tăng lên thì mức nước sông, ngòi cũng tăng lên và đạt đỉnh vào các tháng 7 và 8, sau giảm dần vào tháng 02 hoặc tháng 3 năm sau. Mùa lũ trên các sông ở Lâm Thao bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên, có năm lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn nhưng chỉ dao động trong khoảng một tháng với tần suất không lớn. Lượng nước trên các sông trong mùa lũ thường chiếm khoảng 75-85% tổng lượng dòng chảy trong cả năm và phân phối không đều trong các tháng, lưu lượng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7. Tháng có lưu lượng nhỏ nhất thường xảy ra vào các tháng 01, 02 hoặc 3, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do thiếu nước.

Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha cận nhiệt đới là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhìn chung trong những năm qua kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao phát triển ổn định với mức tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2014 - 2016 là 9,11%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản là 5,59%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng 8,57%/năm; ngành thương mại - dịch vụ là 10,18%/năm, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng có nhiều tiến bộ. Trong đó: - Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 33,24% năm 2014 xuống 24,36% năm 2016.

- Tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng từ 38,36% năm 2014 lên 39,26% năm 2016.

- Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 28,40% năm 2014 lên 36,34% năm 2016.

Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và trong từng ngành đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Năm 2016 dân số của huyện có 144.538 người, trong đó dân số của các xã 117.335 người (chiếm 81,18%), thị trấn có 27.203 người (chiếm 29,82%); mật độ dân số bình quân 1.433 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, thị trấn; cao nhất là thị trấn Lâm Thao 1.883 người/km2 và thấp nhất là xã Hợp Hải 873 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện ở mức 1,09%.

- Lao động trong độ tuổi có khả năng lao động của huyện năm 2016 là 82.900 người, chiếm 57,35% tổng dân số. Trong đó tổng số người lao động có việc làm là 78.410 người. Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lê ̣ lao động ngành nông lâm nghiê ̣p, thủy sản giảm từ 55,45% năm 2014 xuống còn 48,12% vào năm 2016; tỷ lê ̣ lao đô ̣ng công nghiê ̣p - xây dựng tăng từ 27,33% lên 32,14%; di ̣ch vu ̣ tăng từ 17,22% lên 19,74%.

Trong những năm qua số lao động được giải quyết việc làm tại chỗ hàng năm khoảng 2.000 người trong đó: giải quyết việc làm theo chương trình phát triển kinh tế của địa phương trên 1.700 người, xuất khẩu lao động trên 200 người.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu; số hộ khá, giàu ngày một tăng, tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm xuống, năm 2014 tỷ lệ hộ đói

nhiên, khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa các xã và thị trấn trong huyện còn nhiều cách biệt.

3.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn tại huyện Lâm Thao Lâm Thao

3.2.1. Đặc điểm của phụ nữ ở huyện Lâm Thao

3.2.1.1. Phụ nữ trong các nhóm tuổi

Số lượng lao động nữ trong các nhóm tuổi được chia thành 6 nhóm, cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Thống kê lao động nữ trong các nhóm tuổi trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2014-2016

Năm Nhóm tuổi

<15 15-25 26-35 36-45 46-55 >55

2014 13.142 11.875 12.912 9.256 6.421 8.701 2015 14.311 12.274 13.714 9.421 6.874 7.718 2016 15.234 13.377 14.625 9.877 7.211 7.101

Nguồn: Phòng Lao động – TBXH huyện Lâm Thao

Qua bảng trên ta thấy: Lao động nữ trong nhóm tuổi từ 26-35 chiếm tỷ trọng cao nhất trong lực lượng nữ trong độ tuổi lao động . Lực lượng lao động này đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong cuộc sống và ngày càng tăng qua các năm, còn lao động nữ trong nhóm tuổi từ 46-55 lại chiếm tỷ trọng thấp nhất. Lao động trong nhóm tuổi từ 15 - 25 chiếm tỷ lệ 21,25%. Đây là lượng lao động trẻ nhưng thường thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, thiếu kiến thức về xã hội, trong đó quan trọng là kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập và chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình. Nữ trong nhóm tuổi này có xu hướng giảm qua các năm trong khi các nhóm tuổi khác lại tăng là do hiện nay nữ trong nhóm tuổi này thường đi làm tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, làm tại những khu công nghiệp này họ sẽ có thu nhập cao hơn, điều

này đã phần nào giải quyết được việc làm, góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

3.2.1.2. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể

Các tổ chức đoàn thể bao gồm: hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Công nhân viên chức, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi.

Bảng 3.2. Cơ cấu phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể năm 2016

Hội, đoàn thể Số phụ nữ

(Người)

Cơ cấu so với tổng phụ nữ (%)

Tổng số phụ nữ 67.425 100 Hội liên hiệp PNVN 47.125 69,89 Hội nông dân 24.346 36,11 Công nhân viên chức 11.266 16,71 Đoàn thanh niên 18.724 27,77 Cực chiến binh, người cao tuổi 3.452 5,12

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Thao

Cơ cấu phụ nữ tham gia các tổ chức đoàn thể năm 2015 là: Phụ nữ tham gia hội LHPN là 69,89%, Hội nông dân 36,11%, Công nhân viên chức là 16,71%, Đoàn thanh niên là 27,77%; Cựu chiến binh, người cao tuổi là 5,12%. Có thể thấy phụ nữ huyện Lâm Thao tham gia vào hầu hết các tổ chức đoàn thể của huyện và ngày càng cho thấy vai trò của họ trong các tổ chức này.

3.2.1.3. Trình độ của phụ nữ trong độ tuổi lao động

Với số lượng đông đảo trong lực lượng lao động ở khu vực nông thôn nhưng trình độ văn hoá, chuyên môn của lao động nữ lại không cao. Qua hình 3.1 ta thấy, số lao động nữ chưa tốt nghiệp tiểu học là 2%, tốt nghiệp tiểu học là 8%, tốt nghiệp THCS là 24%, tốt nghiệp THPT là 66%. Tuy hiện nay số lao động nữ nông thôn đã tốt nghiệp THPT ngày càng tăng lên nhưng còn 1 bộ phận lớn vẫn hạn chế về nhận thức và trình độ nên đang gặp khó khăn

ngành huyện Lâm Thao cần có chính sách ưu tiên đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn cho lao động nông thôn đặc biệt là lao động nữ.

Hình 3.1. Trình độ văn hóa của lao động nữ huyện Lâm Thao năm 2016

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Thao 3.2.1.4. Phụ nữ trong các ngành nghề ở huyện Lâm Thao

Do đặc điểm riêng của người phụ nữ là chịu khó, kiên trì, khéo léo vì vậy rất thích hợp với các ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi…(chiếm 57,3 %). Trong khi đó nữ tham gia ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 22,6% do ngành này lại đòi hỏi phải có sức khoẻ và làm việc xa nhà, còn lại 20,1% lao động nữ tham gia vào ngành dịch vụ. Như vậy, lực lượng lao động nữ tập trung chủ yếu trong ngành nông, lâm nghiệp. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành này, cần quan tâm giải quyết vấn đề liên quan đến lực lượng lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Đó là các vấn đề: nâng cao năng lực trong sản xuất, năng lực trong quản lý hộ gia đình.

3.2.1.5. Phụ nữ tham gia công tác, xây dựng Đảng, Chính quyền

Qua các nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân, tỷ lệ nữ là đại biểu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Nhiệm kỳ 2010 - 2015 số nữ đại biểu cấp huyện là 11/32 người (chiếm 34,37% tăng 4,37% so với chiến lược quốc

gia về bình đẳng giới. Số đại biểu cấp xã là 102/463 người chiếm 22,03% . Ở những vị trí làm việc có tính chất quyết định cao như Bí thư, phó bí thư huyện, chủ tịch huyện, chủ tịch xã, bí thư xã đều không có phụ nữ tham gia. Phó chủ tịch huyện có 1/3 đồng chí nữ chiếm 33,0%, Phó chủ tịch xã có 3/14 đồng chí nữ chiếm 21,42%. Cán bộ nữ có trình độ đại học là 577 người chiếm 39,87%, cán bộ nữ có trình độ cao đẳng là 612 người chiếm 42,29%, cán bộ nữ được cử đi học 7/15 người chiếm 46,67%.

Bảng 3.3. Phụ tham gia lãnh đạo nhiệm kỳ 2010-2015

Chỉ tiêu Tổng số (Người) Số nữ (Người) Tỷ lệ nữ (%)

1.Đại biểu hội đồng nhân dân

+ Cấp huyện 32 11 34,37

+ Cấp xã 463 102 22,03

2.Cấp Ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)