Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện; niên giám thống kê tỉnh và huyện; các báo cáo chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã được công bố và các thông tin, tài liệu do các cơ quan huyện Lâm Thao và tỉnh Phú Thọ cung cấp: UBND tỉnh Phú Thọ, Chi cục thống kê huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội; Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội phụ nữ các cấp; UBND huyện Lâm Thao các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện Lâm Thao; UBND các xã Hùng Sơn, Thạch Sơn, Lâm Thao. Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.

2.2.1.2.Nguồn số liệu sơ cấp

Theo vị trí địa lý, địa hình, đất đai của huyện Lâm Thao, dựa trên vùng sinh thái, đồng thời căn cứ vào sự phát triển kinh tế của các vùng, tôi tiến hành lựa chọn 3 xã đại diện cho từng cụm xã để nghiên cứu.

- Xã Tiên Kiên (đại diện các xã vùng núi phía Bắc), có diện tích là 34,8 ha, dân số là 1155 hộ, trong đó nữ trong độ tuổi lao động chiếm 41,7%.

- Xã Hợp Hải (đại diện các xã vùng núi phía Nam) có diện tích là 52 ha, dân số là 1.452 hộ, nữ trong độ tuổi lao động chiếm 44,2% .

- Xuân Huy (đại diện vùng Trung tâm) là xã có quốc lộ chạy qua có diện tích 61,8ha, dân số là 1.880 hộ, nữ trong độ tuổi chiếm 45,6%.

b. Chọn mẫu điều tra

Hộ nghiên cứu là các hộ gia đình phụ nữ nông thôn, có độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi. Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Trong mỗi hộ gia đình phụ nữ nông thôn sẽ phỏng vấn 01 nữ lao động chính của Hộ.

Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. e : mức độ sai lệch

Chọn khoảng tin cây là 95% nên e = 0,05. Ta có kết quả như sau:

367 05 . 0 4487 1 4487 2     n

Như vậy, số hộ điều tra sẽ là 367 hộ và được phân phối theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Cỡ mẫu điều tra theo xã

(Hộ) (Hộ)

1 Tiên Kiên 1155 94

2 Hợp Hải 1452 119

3 Xuân Huy 1880 154

Tổng số 4487 367

Để đảm bảo việc điều tra phản ánh đầy đủ tính đại diện của các nhóm họ, luận văn chia các xã thành 03 nhóm theo mức thu nhập: Giàu, trung bình, nghèo. Cỡ mẫu cụ thể cho từng nhóm được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Cỡ mẫu điều tra theo từng nhóm thu nhập của các xã

Nhóm

Xã Tiên Kiên Xã Hợp Hải Xã Xuân Huy

Tổng thể (hộ) Tỷ lệ (%) Cỡ mẫu (hộ) Tổng thể (hộ) Tỷ lệ (%) Cỡ mẫu (hộ) Tổng thể (hộ) Tỷ lệ (%) Cỡ mẫu (hộ) Giàu 208 18.01 17 429 29,55 35 466 24.79 38 Trung bình 792 68.57 64 842 57,98 69 1255 66.76 103 Nghèo 155 13.42 13 181 12,47 15 159 8.45 13 Tổng số 1155 100 94 1452 100 119 1880 100 154

c. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra có các thông tin chủ yếu như: lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của phụ nữ nông thôn. Các nguồn lực của gia đình như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn,... hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, sử dụng thu nhập và phúc lợi gia đình, tiếp cận các dịch vụ trợ giúp sản xuất, tình hình sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ,… Các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất, phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, phụ nữ trong quản lý vốn, phụ nữ trong kiểm soát các

nguồn lực của hộ (đất đai, tài chính ), … được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để phụ nữ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.

d. Phương pháp điều tra đề tài sử dụng các phương pháp

- Phỏng vấn trực tiếp với phụ nữ nông thôn; đàm thoại với phụ nữ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? và Bao nhiêu?… Phỏng vấn số phụ nữ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

- Thảo luận nhóm: thông qua hình thức thảo luận của các nhóm phụ nữ, nhằm thu thập các thông tin về hoạt động sản xuất tạo thu nhập, tiếp cận khoa học kỹ thuật, quản lý vốn, quản lý và điều hành sản xuất,…

- Phỏng vấn sâu: trong quá trình thực hiện các nội dung của luận văn, ý kiến một số chuyên gia đang hoạt động ở lĩnh vực giáo dục, lao động và việc làm, công tác Hội LHPN và ý kiến của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương,... đã được thu thập về các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và sự đóng góp của phụ nữ nông thôn, các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)