Đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại các hộ điều tr a

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại các hộ điều tr a

điều tra

3.2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong quản lý điều hành sản xuất

Trong gia đình phụ nữ luôn có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, vì thế để xem xét vai trò của phụ nữ trong quản lý kinh tế hộ và việc điều hành sản xuất, các tiêu chí đánh giá được thể hiện rõ ở 3 vùng nghiên cứu.

Bảng 3.4. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ phân theo nhóm hộ ở vùng nghiên cứu

Đơn vị:% Tiêu chí Xã Tiên Kiên (n=94) Xã Hợp Hải (n=119) Xã Xuân Huy (n=154) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1.Chủ hộ 94 100 119 100 154 100 Nam 67 71,28 82 68,91 97 62,99 Nữ 27 28,72 37 31,09 57 37,01 2.Tham gia quản lý

điều hành 94 100 119 100 154 100 Nam 59 62,77 68 57,14 86 55,84 Nữ 35 37,23 51 42,86 68 44,16

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua số liệu nghiên cứu bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ nữ làm chủ hộ ở cả 3 vùng đều chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nam giới, tỷ lệ nữ làm chủ hộ ở xã Tiên Kiên là 28,72%, xã Hợp Hải 31,09%, xã Xuân Huy 37,01%. Tuy nhiên tỷ lệ nữ tham gia quản hộ và điều hành sản xuất lại cao hơn so với tỷ lệ nữ làm chủ hộ, cụ thể ở xã Tiên Kiên tỷ lệ nữ tham gia quản lý hộ và điều hành sản xuất là 37,23%, ở Hợp Hải 42,86%, xã Xuân Huy 44,16%. Trong ba xã nghiên cứu xã Tiên Kiên là xã nghèo của huyện vai trò của người phụ nữ trong gia đình

chưa được coi trọng nhiều nên tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý điều hành sản xuất còn thấp.

Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù người phụ nữ có vai trò quan trọng trong công việc gia đình và tham gia quản lý sản xuất nhưng do quan niệm và do nhận thức của người dân, đặc biệt là chính bản thân người phụ nữ luôn có một tư tưởng người chồng là trụ cột, mọi quyết định là đúng và bản thân mình chỉ góp ký kiến hoặc là nghe theo nên việc ra quyết định cuối cùng trong gia đình chủ yếu là người chồng. Vấn đề này phổ biến trong các hộ gia đình nông thôn. Tuy vậy có sự khác biệt về tỷ lệ giữa các vùng, giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc, giữa các nhóm tuổi. Cụ thể ở bảng trên cho thấy các vùng khác nhau có tỷ lệ phụ nữ tham gia làm chủ hộ và điều hành sản xuất khác nhau. Ở xã Tiên Kiên là xã miền núi nơi tập trung nhiêu đồng bào dân tộc Tày sinh sống nên có tỷ lệ nữ làm chủ hộ thấp hơn so với các khu vực khác, còn ở xã Xuân Huy chủ yếu là dân tộc Kinh và kinh có tỷ lệ nữ làm chủ hộ cao hơn hẳn do điều kiện kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí của người dân cao hơn. Ta cũng thấy rõ sự khác biệt giữa hộ có phụ nữ tham gia công tác xã hội với nhóm hộ nông dân không có phụ nữ tham gia công tác xã hội, tỷ nữ làm chủ hộ và quản lý điều hành sản xuất của hộ có phụ nữ tham gia công tác xã hội cao hơn các hộ nông dân khác.

3.2.2.2.Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập

* Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ

Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất tạo thu nhập chính của đại đa số các hộ gia đình ở nông thôn, do vậy trong gia đình người phụ nữ và nam giới đều cùng tham gia sản xuất tạo thu nhập cho gia đình, tuy nhiên mức độ tham gia không giống nhau ở các khâu công việc.

Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy rằng trong công việc trồng trọt người chồng tham gia nhiều hơn ở công việc làm đất và phun thuốc như ở xã Hợp Hải, và

xã Tiên Kiên có trên 50% người chồng tham gia cày bừa đất chuẩn bị cho cấy lúa, trồng màu , người vợ cũng có tham gia nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn, ở xã Hợp Hải người vợ tham gia chiếm tới 22,4%, xã Tiên Kiên 23,1%, như vậy ta thấy rằng công việc dù nặng nhọc những vẫn có thể có bàn tay của người phụ nữ tham gia. Hầu hết các gia đình đều có máy cày bừa riêng dùng cho gia đình, một số gia đình khó khăn ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện thì họ sử dụng trâu cày, ở xã Xuân Huy công việc này có phần nhẹ nhàng hơn khi có dịch vụ cày bừa thuê, các gia đình không phải tham gia nhiều công việc chuẩn bị đất và các hộ gia đình chỉ cần làm công việc san đất, làm tơi đất, và lên luống ( trên 70% vợ và chồng đều cùng tham gia).

Bảng 3.5. Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ ở các điểm nghiên cứu

Đơn vị tính : %

Loại công việc

Người làm chính

Xã Tiên Kiên Xã Hợp Hải Xã Xuân Huy

Chồng Vợ Cả 2 Chồng Vợ Cả 2 Chồng Vợ Cả 2 1.Trồng lúa Làm đất 52,6 23,1 24,3 51,2 22,4 26,4 14,2 7,7 78,1 Gieo mạ 12,4 72,5 15,1 11,3 65,7 20 9,8 60,2 30 Cấy 7,1 76,7 16,2 5,6 74,5 18,9 3,2 78,7 18,1 Bón phân 15,7 34,5 49,8 24,5 32,6 42,9 17,2 20,8 62 Phun thuốc 53,8 14,5 31,7 52,6 15,7 31,7 52,1 14,3 33,6 Gặt 14,2 17,6 68,2 12,1 13,5 74,4 10,8 15,7 73,5 Phơi 15,8 22,4 61,8 16,3 17,4 66,3 15,6 21,8 62,6 2.Trồng màu Làm đất 14,6 8,3 77,1 18,3 5,8 75,9 16,7 7,2 76,1 Gieo trồng 9,7 21,8 68,5 10,3 22,4 67,3 11,2 18,7 70,1 Bón phân 21,6 22,3 56,1 24,6 24,8 50,6 22,5 26,3 51,2 Phun thuốc 16,3 15,9 67,8 15,8 12,7 71,5 15,7 16,4 67,9 Thu hoạch 17,3 16,1 66,6 16,2 14,3 69,5 14,1 15,3 70,6 3.Chăn nuôi Lấy thức ăn 6,1 59,6 34,3 7,2 57,9 34,9 6,3 58,7 35 Chăm sóc 6,8 55,6 37,6 6,4 52,3 41,3 6,7 59,6 33,7

Đi bán 6,3 76,4 17,3 6,4 75,8 17,8 6,2 71,6 22,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Đối với công việc gieo mạ và cấy lúa người vợ tham gia với tỷ lệ rất cao (trên 60% trong cả 3 xã, hầu như người dân bản địa khu vực nông thôn ở cả 3 xã đều có quan điểm cho rằng công việc này luôn là của phụ nữ, và tỷ lệ người chồng làm những công việc gieo trồng này là rất thấp (3 -7% người chồng tham gia cấy lúa); chỉ có gần 22% người chồng và vợ cùng gieo mạ. Tuy nhiên đối với công việc trồng màu thì tỷ lệ người chồng và vợ cùng làm lại rất cao (chiếm trên 68%), mặc dù vậy tỷ lệ người vợ tự làm cũng gần 20%. người chồng tham gia gieo mạ, gieo trồng màu, chiếm trên 15%. Như vậy ta thấy công việc gieo trồng đa số phụ nữ làm là chủ yếu.

Trong công việc thu hoạch sản phẩm cả hai vợ chồng đều cùng tham gia chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm trên 65% gặt lúa và thu hoạch màu). Trong công việc phơi, sấy, bán sản phẩm thu hoạch thì tỷ lệ phụ nữ làm cao hơn nam giới trong cả 3 xã.

Như vậy qua các số liệu phân tích trên ta thấy người phụ nữ có thể tham gia tất cả các công việc sản xuất mà nam giới làm được, người phụ nữ với bản tính cần cù, chịu khó, họ không quản ngại khó khăn trước những công việc đồng áng nặng nhọc, ngoài vai trò nội trợ, chăm sóc sức khỏe gia đình, dạy kèm con học hành, … phụ nữ còn có vai trò to lớn đó là lao động sản xuất để tạo thu nhập cho gia đình.

*Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động dịch vụ

Bảng 3.6. Phân công lao động hoạt động dịch vụ trong các hộ ở các địa điểm nghiên cứu

Loại công việc

Người làm chính (%)

Xã Tiên Kiên Xã Hợp Hải Xã Xuân Huy

Chọn mặt hàng bán 8,12 54,15 37,73 6,42 58,36 35,22 14,25 59,37 26,38 Đi mua chở hàng về 55,36 28,12 16,52 42,15 26,17 31,68 16,23 48,51 35,26

Bán hàng 8,23 62,85 28,92 7,54 64,35 28,11 18,22 66,18 15,60

Quản lý sổ sách 18,44 58,12 23,44 19,23 58,32 22,45 21,32 62,44 16,24 Trả nợ, đòi nợ 27,38 58,32 14,3 14,32 61,33 24,35 15,33 62,39 22,28

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Với nhiều gia đình ở trung tâm thị trấn, hoặc ở gần chợ xã, nhà mặt đường, có ít diện tích đất nông nghiệp thì nguồn thu nhập của họ lại từ dịch vụ bán hàng là chính, hoặc là những gia đình ở khu vực đầu ngõ xóm họ nhập một số ít hàng hóa về phục vụ nhu cầu trong thôn bản vừa đề tiện cho bà con đỡ phải đi chợ xa khó khăn, vừa để kiếm thêm một chút thu nhập cho gia đình. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong hoạt động dịch vụ khâu chọn mặt hàng để bán chủ yếu là người vợ làm (chiếm trên 50% ở cả 3 xã), với công việc này người chồng tham gia với tỷ lệ thấp hơn (6% - 15%), với công việc đi mua chở hàng về thì yêu cầu sức khỏe nên người chồng đảm đương là chính, Xã Tiên Kiên 55,36%, Xã Hợp Hải 42,15%, tuy nhiên ở xã Xuân Huy lại thuận tiện hơn trong khâu nhập hàng, chỉ cần ngồi nhà đợi họ đến giao hàng nên người vợ thực hiện mua và nhập hàng là chủ yếu (chiếm 48,51%), trong khi tỷ lệ người chồng nhập hàng chỉ có 16,23%. Các khâu công việc như bán hàng, quản lý sổ sách, trả nợ, đòi nợ khác hàng yêu cầu cần có sự kiên trì, khéo léo, mềm dẻo nên những công việc này thường là người phụ nữ làm là chính (chiếm trên 50%), người chồng tham gia với vai trò phụ giúp lúc vợ bận công việc khác.

Một số gia đình người chồng lại là người quản lý chính mọi việc từ khâu nhận hàng, bán hàng, quản lý sổ sách,.. do người vợ đã có công việc tạo thu nhập khác ở ngoài như cán bộ nhà nước, đi làm thuê,.. nhưng tỷ lệ này rất thấp, ở xã Xuân Huy tỷ lệ người chồng bán hàng và quản lý sổ sách chiếm 21,32%. Ở xã Tiên Kiên và xã Hợp Hải người tỷ lệ người chồng bán

hàng chỉ chiếm 7,54% và 6,23%, quản lý số sách chiếm 18,44% và 19,23%. Tỷ lệ gia đình có cả vợ và chồng cùng làm trong tất cả các khâu công việc chiếm 15-38%.

Như vậy ta thấy trong hoạt động dịch vụ vai trò người phụ nữ là rất quan trọng, có thể nhận thấy rằng người phụ nữ là người tham gia chính trong hoạt động này, công việc tuy nhẹ nhàng nhưng mất rất nhiều thời gian, họ phải đi chợ hay mở cửa hàng cả ngày đôi lúc không được nghỉ ngơi, trong khi họ còn phải đảm đương tốt công việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc gia đình…do vậy cần có sự chia sẻ của người chồng để phụ nữ được giảm bớt áp lực về mọi mặt, dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động cộng đồng.

*Vai trò của phụ nữ trong hoạt động lâm nghiệp

Bảng 3.7. Phân công lao động hoạt động lâm nghiệp trong các hộ ở các địa điểm nghiên cứu

Loại công việc Người làm chính (%)

Xã Tiên Kiên Xã Hợp Hải

Chồng Vợ Cả 2 Chồng Vợ Cả 2 Phát cây, dọn đồi 34,12 7,22 58,66 41,36 9,18 49,46 Đào hố, trồng cây 21,12 11,57 67,31 24,36 15,27 60,37 Chăm sóc cây 15,42 26,32 58,26 11,44 29,33 59,23 Lấy măng, sản phẩm phụ 16,32 38,27 45,41 14,22 41,35 44,43 Khai thác cây, gỗ 44,22 14,18 41,60 43,38 15,11 41,51

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Hoạt động lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở 2 xã có đồi núi nhiều là Xã Tiên Kiên và Hợp Hải, người nông dân được nhà nước giao đất bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, và lấy sản phẩm phụ trên rừng như măng, củi, cây

liệu ta thấy hầu hết tất cả các công việc đều 2 vợ chồng cùng làm, công việc nặng nhọc như phát cây dọn đồi người chồng làm nhiều hơn (chiếm trên 34%), trong khi tỷ lệ người vợ làm chiếm 7 - 10%, có nhiều gia đình có cả chồng và vợ cùng làm (chiếm trên 49%), công việc chăm sóc cây, lấy măng, sản phẩm phụ thì người vợ làm nhiều hơn người chồng (26% - 42%), trong khi người chồng tham gia với tỷ lệ 11-17%. Công việc năng nhọc nhất là khai thác cây, gỗ thì người chồng tham gia nhiều hơn với tỷ lệ 44,22% ở xã Tiên Kiên và 43,38% ở xã Hợp Hải. Ta thấy dù công việc nặng nhọc nhưng người vợ vẫn cùng chia sẻ gánh vác với người chồng, thậm chí có gia đình chỉ thấy người vợ tự làm một mình. Dù hoạt động này không tạo ra thu nhập chính nhưng đây là công việc gắn bó với các hộ gia đình nông thôn, Những người phụ nữ ở đây họ thường xuyên lên rừng lấy sản phẩm phụ từ rừng đề làm thức ăn, làm thuốc, lấy củi để đun, nếu lấy được nhiều họ sẽ đem ra chợ bán đổi lấy tiền về chi tiêu cho gia đình, điều đó thấy rất nhiều trong các các chợ xã và chợ huyện.

*Vai trò của phụ nữ trong hoạt động tái sản xuất và hoạt động khác

Bảng 3.8. Phân công lao động hoạt động tái sản xuất và hoạt động khác trong các hộ ở các địa điểm nghiên cứu

Loại công việc

Người làm chính (%)

Xã Tiên Kiên Xã Hợp Hải Xã Xuân Huy

Chồng Vợ Cả 2 Chồng Vợ Cả 2 Chồng Vợ Cả 2 Nội trợ 4,32 72,12 23,56 5,38 74,36 20,26 5,21 71,33 23,46 Chăm sóc sức khẻ gia đình 5,32 58,12 36,56 6,33 54,31 39,36 8,33 52,19 39,48 Dạy con học 6,03 28,33 65,64 7,22 24,15 68,63 10,14 29,62 60,24 Mua sắm, xây dựng, sửa chữa 76,24 7,25 16,51 58,27 7,59 34,14 59,62 8,11 32,27

Dự tuyên truyền

CS, pháp luật 28,47 18,32 53,21 8,94 28,33 62,73 7,32 32,24 60,44

Dự đám lễ, hiểu hỉ 10,51 11,32 78,17 7,18 6,84 85,98 8,12 9,11 82,77

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng số liệu 8 ta thấy trong hoạt động tái sản xuất, công việc nội trợ (như nấu cơm, giặt, quét dọn nhà cửa), chăm sóc sức khỏe gia đình, dạy con học hành chủ yếu là người phụ nữ làm, tỷ lệ phụ nữ tự làm nội trợ ở xã Tiên Kiên là 72,12%, xã Hợp Hải là 74,36%; xã Xuân Huy là 71,33%; tỷ lệ phụ nữ chăm sóc sức khỏe gia đình và dạy con học chiếm 28 - 69%, trong khi đó tỷ lệ người chồng tự làm chỉ chiếm khoảng 5-11%.

Đối với công việc mua sắm và xây dựng, sửa chữa ta nhận thấy có sự khác biệt giữa 3 xã, ở xã Tiên Kiên thì tỷ lệ người chồng tự làm rất cao (chiếm 76,24% ), có sự tham gia của người vợ chỉ chiếm 16,51%, tỷ lệ người vợ tự làm chiếm 7,25%. Ở xã Hợp Hải và xã Xuân Huy công việc này có sự tham gia của người vợ nhiều hơn với tỷ lệ 32- 34% cả hai vợ chồng cùng làm, Tỷ lệ người chồng tự làm cũng khá cao chiếm 58- 60%, trong khi đó tỷ lệ người vợ tự làm rất thấp chỉ chiếm 7- 8,2%. Qua đó ta thấy được sự không công bằng trong hoạt động tái sản xuất, những công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày như nội trợ, chăm sóc sức khỏe gia đình, dạy con học thì chỉ có người phụ nữ làm là chính, người chồng lại không mấy quan tâm đến những công việc này. Còn công việc mua sắm xây dựng sửa chữa cần nhiều sự tham gia và đồng thuận của người phụ nữ thì họ lại ít được tham gia hơn.

Đối với công tác dự tuyên truyền chính sách pháp luật, dự đám lễ hiếu, hỷ thì cả vợ và chồng đều cùng tham gia. Ở xã Hợp Hải và Xuân Huy hai cả hai vợ chồng cùng tham gia rất cao chiếm chiếm 53 - 86%, Phụ nữ tham gia nhiều hơn chiếm 6 - 33%, trong khi nam giới tham gia chiếm 7 - 9%. Nhưng ở xã Tiên Kiên tỷ lệ này có chút khác biệt, Nam giới lại là người thực hiện nhiều hơn nữ ở việc dự tuyên truyền chính sách pháp luật với tỷ lệ 28,47%, trong khi

nữ thực hiện chỉ chiếm 18,32%; dự đám lễ hiếu hỷ thì chủ yếu cả vợ và chồng cùng tham gia chiếm 70%,. Người vợ tham gia chiếm tỷ lệ cao hơn 11,32%, người chồng tham gia là 10,51%. Như vậy ta thấy rằng các xã càng xa trung tâm thì tỷ lệ nữ tham gia học tập, dự tuyền chính sách pháp luật càng thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở huyện lân thao, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)