5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Những mặt đã đạt được
- Kinh tế của huyện ngày càng phát triển, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh quốc phòng được giữ vững, chất lượng đời sống của nhân dân ngày càng được
nâng lên, góp phần cải thiện điều kiện làm việc và tham gia của phụ nữ vào các hoạt động xã hội.
- Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo chính quyền địa phương đến các hoạt động của phụ nữ.
- Tỷ lệ nữ tham gia vào các cấp, các ngành ngày càng cao góp thêm tiếng nói trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách trong phát triển kinh tế địa phương nói chung và các chính sách liên quan đến phụ nữ nói riêng.
- Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò làm chủ kinh tế của mình dưới nhiều loại hình sản xuất tạo thu nhập.
- Hệ thống chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế vùng nông thôn miền núi khá toàn diện, tác động vào nhiều mặt của người dân địa phương, gần đây nhất với chương trình nông thôn mới là điều kiện tốt để phụ nữ phát triển, thể hiện vai trò của mình và có nhiều cơ hội giao lưu xã hội.
- Phong trào hoạt động của Hội phụ nữ phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực đời sống làm thay đổi tư duy của phụ nữ giúp họ nhân thức được vai trò và vị trí của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội, là tổ chức tốt nhất mang lại hiệu quả thay đổi cuộc sống của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số từng bước thay đổi bộ mặt từng cụm dân cư.
- Công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ, vấn đề bình đẳng giới, bạo lực gia đình được quan tâm chú trọng, bằng nhiều cách thức hoạt động tuyên truyền rộng khắp mọi tầng lớp, đặc biệt là nam giới.
- Tổ chức hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở thường xuyên được kiện toàn và hoạt động có chiều sâu, là chỗ dựa vững chắc cho chị em phụ nữ trong hoạt động kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ.