Phương pháp sử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần hóa học của lá loài cáp đồng văn (capparis dongvanensis) (Trang 46 - 49)

Chương 2 : THỰC NGHIỆM

2.2. Phương pháp sử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các

chất phân lập được

2.2.1. Mẫu nghiên cứu và xử lý mẫu thực vật

- Lá của cây Cáp Đồng văn được thu hái trên cao nguyên đá Đồng Văn tại tỉnh Hà Giang - Việt Nam vào tháng 6 năm 2018 là các mẫu tươi. Mẫu đc PGS. TS. Sỹ Danh Thường, khoa Sinh học – ĐHSP Thái Nguyên kiểm tra và định tên khoa học.

- Lá của loài này được sấy khô ở 50oC trong 3 ngày, bảo quản trong túi nilon dùng để nghiên cứu.

2.2.2. Chiết xuất

- Mẫu lá của cây Cáp Đồng văn sau khi lấy về được đem cắt nhỏ, sấy khô, khối lượng 5 kg, chiết hồi lưu với ethanol 90% ở nhiệt độ 70oC trong thời gian là 4 giờ và lặp lại 3 lần. Cất thu dung môi được cao chiết ethanol. Một phần cao chiết ethanol được phân bố đều trong lượng nước vừa đủ. Dịch chiết thu được sau khi phân bố trong nước được chiết lần lượt với n-hexane (Hex), ethyl acetate (EA) và n-butanol (BuOH). Sau đó cất thu dung môi dưới áp suất thấp để thu các cao chiết tổng số.

2.2.3. Phương pháp định tính các nhóm hợp chất.

2.2.3.1. Định tính polyphenol [2].

a) Phản ứng với muối sắt (III).

-Thuốc thử: dung dịch muối Fe3+.

-Thí nghiệm: Lấy 5ml dịch chiết tổng, cho thêm 0,5ml muối Fe3+. Quan sát hiện tượng. Tùy theo số lượng và vị trí nhóm hydroxyl trong phân tử polyphenol mà cho màu lục, xanh hoặc nâu.

-Thuốc thử: acid H2SO4 đặc.

-Thí nghiệm: Lấy vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch cao chiết, cho thêm vào 2 giọt H2SO4 đặc. Quan sát hiện tượng. Khi nhỏ H2SO4 lên các dẫn xuất của flavon và flavonol thì cho màu vàng đậm, đối với chalcone và auron cho màu đỏ, đỏ thắm và đỏ tươi, flavanon cho màu đỏ da cam do sự chuyển thành chalcone.

2.2.3.2. Định tính các flavonoid[2].

Thuốc thử: HCl đặc 36% và Mg.

Thí nghiệm: Lấy 0.1 g cặn chiết cho vào ống nghiệm, sau đó thêm 5 ml methanol, đun nóng cho cặn chiết tan hết rồi lọc bằng giấy lọc. Tiếp theo lấy 2 ml nước cất cho vào ống nghiệm, rồi cho từ từ một ít bột kim loại Mg, tiếp tục cho vào 5 giọt HCl đậm đặc, đun nóng hỗn hợp trong bình cách thuỷ vài phút đến và quan sát hỗn hợp trong ống nghiệm, thấy hỗn hợp có màu từ vàng, đỏ đến xanh là dương tính với các flavonoid.

2.2.3.3. Định tính alkaloid[2].

* Các thuốc thử sử dụng. - Thuốc thử Dragendorff.

Dung dịch A: Hòa tan 0.05 g bismuth nitrate (Bi(NO3)3.5H2O) trong 20 ml dung dịch acetic acid 20%. Dung dịch B: 5 ml dung dịch KI 40% trong nước. Trước khi sử dụng, trộn 20 ml dung dịch A, 5 ml dung dịch B và 70 ml H2O.

- Thuốc thử Mayer.

Dung dịch A: hòa tan 1,36 g HgCl2 trong 60 ml H2O. Dung dịch B: Hòa tan 5 g KI trong 10 ml H2O. Trộn hai dung dịch lại, thêm nước cất vào cho vừa đủ 100ml.

* Thí nghiệm: Lấy 0,05 g cặn chiết cho thêm 5 ml H2SO4 5%, khuấy đều rồi lọc qua giấy lọc. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml nước lọc acid rồi thêm:

+ Ống 1: 1-2 giọt thuốc thử Dragendorff, xuất hiện màu da cam là phản ứng dương tính.

+ Ống 2: 3-5 giọt thuốc thử Mayer thấy xuất hiện kết tủa trắng là dương tính. * Hiện tượng:

+ Ống 1: Dung dịch chuyển sang màu da cam. + Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.

2.2.3.4. Định tính các Courmarin[2].

* Thuốc thử: Dung dịch NaOH 10%.

* Thí nghiệm: Lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml dịch thử, cho vào một trong hai ống đó 0,5 ml dung dịch NaOH 10%. Đun cả hai ống trên bếp cách thuỷ đến khi sôi, sau đó lấy ra để nguội rồi thêm vào 4 ml nước cất. Nếu dung dịch ở ống 2 trong hơn ống 1 có thể xem là dương tính. Mặt khác nếu tiếp tục đem acid hóa ống 2 bằng một vài giọt dung dịch acid HCl đậm đặc, nếu dung dịch trong suốt có xuất hiện vẩn đục và có khả năng tạo kết tủa là dương tính với courmarin.

2.2.3.5. Phản ứng của Steroid[2].

- Thuốc thử: Dung dịch Liebermann-Burchard.

- Thí nghiệm: Hòa tan cao tổng trong ethanol. Lấy 1ml dung dịch này cho vào ống nghiệm, nhỏ từ từ vài giọt thuốc thử Liebermann-Burchard. Nếu dung dịch chuyển thành màu xanh dương, lục, cam hoặc đỏ, các màu này thường rất bền không bị đổi theo thời gian; thì chứng tỏ mẫu nghiên cứu có steroid.

2.2.4. Xác định cấu trúc các chất

Cấu trúc của các hợp chất được khảo sát nhờ sự kết hợp các phương pháp phổ hiện đại như phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H, cacbon 13C, phổ hai chiều HSQC và HMBC, NOESY và phổ khối lượng ESI-MS.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR được đo tại Khoa Hóa học - Đại Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Phổ khối lượng thực hiện tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần hóa học của lá loài cáp đồng văn (capparis dongvanensis) (Trang 46 - 49)