Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 31)

II. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên nhiều thị trường khác nhau cho thấy ảnh hưởng đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên những nghiên cứu này đạt được những kết quả nghiên cứu khác nhau.

Trường phái thứ nhất là đòn bẩy tài chính và hiệu quả kinh doanh có mối tương quan âm.

Fozia Memo và các cộng sự (2012) với đề tài nghiên cứu là “Capital Structure and Firm Performance: A Case of Textile Sector of Pakistan”, bài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của 141 công ty ngành dệt may của Pakistan giai đoạn 2004- 2009. Trong bài nghiên cứu có biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đại diện cho hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản, nó giải thích cách công ty sử dụng tài sản của mình để tạo ra thu nhập. Bên cạnh đó các biến độc lập được sử dụng là biến nợ trên vốn chủ sở hữu (Leverage), quy mô công ty (Size), tài sản cố định hữu hình (Tangibility), tăng trưởng của công ty (Growth), rủi ro (Risk), thuế (Tax). Mô hình hồi quy tuyến tính đã được sử dụng để phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả mô hình đưa ra các hệ số hồi quy thì có đòn bẩy tài chính, quy mô, tài sản cố định hữu hình có mối tương quan âm đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Các biến tăng trưởng, rủi ro, thuế có tương quan tích cực đến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tất cả các yếu tố quyết định cấu trúc vốn rất quan trọng và phát hiện rằng ngành dệt may Pakistan đang hoạt động dưới mức cơ cấu vốn tối ưu và các doanh nghiệp dệt may lớn quy mô vẫn không đạt được hiệu quả kinh hoạt động kinh doanh theo quy mô. Đây là một vấn đề, mối

quan tâm đối với các nhà hoạch định chính sách và quản lý tài chính và vấn đề này cần được xử lý tích cực để cải thiện hoạt động tài chính của công ty.

Cùng với trường phái trên thì Abbasali và Esfandiar (2012) có nghiên cứu “The Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation Measures: Evidence from the Teharan Stock Exchange”. Bài nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran. Mau nghiên cứu của bài là 400 công ty thuộc 12 tập đoàn công nghiệp được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2006-2010. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 2 biến phục thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động tài chính của công ty là biến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và biến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngoài ra có các biến độc lập là tỷ lên nợ (DR) đại diện cho cấu trúc vốn, biến kiểm soát gồm có các biến số vòng quay tài sản (TURN), quy mô công ty (SIZE), tuổi công ty (AGE), tài sản hữu hình (TANG) và cơ hội tăng trưởng (GROW). Nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (ROA, ROE). Tỷ lệ nợ sẽ xác định sức khỏe tài chính của các công ty. Tỷ lệ này giúp các nhà đầu tư xác định rủi ro đối với công ty. Công ty có mức tỷ lệ nợ cao sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy kết quả tích cực giữa các biến vòng quay tài sản, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng với thước đo tài chính hiệu quả của công ty (ROA, ROE). Không có mối quan hệ đáng kể giữa tuổi công ty với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả của mô hình hai cũng cho thấy các công ty thuộc ngành khác sản phẩm khoáng phi kim, sản phẩm thực phẩm và đồ uống, kim loại cơ bản, phụ tùng ô tô và sản xuất có mối tương quan âm đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp, trong khi đó các ngành thuộc vật liệu và sản phẩm hóa chất có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.

Đồng nghiên cứu với hai tác giả trên thì Mon Xu (2013) với nghiên cứu “Factor Affecting Financial Performance of Firms Listed on Shanghai Stock Exchange” đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh qua hai chỉ số ROA và ROE của doanh nghiệp dựa trên bốn nhân tố là các biến độc lập bao gồm tính thanh khoản

đo lường bằng hệ số thanh toán hiện hành (CR), hiệu suất sử dụng tài sản được đo lường bằng vòng quay tổng tài sản (TAT), đòn bẩy được đo lường bằng hệ số nợ (DR) và một biến giả là quy mô doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện bởi 28 doanh nghiệp được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải 50 (SSE) trong giai đoạn từ 2008-2012. Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS đã đưa ra kết quả rằng tổng tài sản có tác động cùng chiều đến hoạt động hiệu quả kinh doanh (ROA và ROE) trong khi hệ số nợ đại diện cho đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến ROA và ROE, khi đòn bẩy tài chính cao thì rủi ro vỡ nợ phá sản doanh nghiệp càng lớn. Hạn chế của nghiên cứu là mẫu nghiên cứu và biến còn hạn chế, hơn nữa thời gian nghiên cứu theo năm còn ít nên không phản ánh được tất cả các diễn biến kinh tế.

Trường phái thứ hai cho thấy đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh có mối tương quan dương.

Nirajini A & Priya, K.B (2013) với nghiên cứu “Impact of capital structure on Financial Performance of the Listed Trading Companies in Sri Lanka” nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn 5 năm từ 2006-2010 của các công ty thương mại niêm yết ở Sri Lanca. Các dữ liệu lấy từ báo cáo tài chính của 11 công ty trong lĩnh vực thương mại. Các biến độc lập liên quan đến cấu trúc vốn bao gồm nợ trên tổng tài sản, nợ trên vốn chủ, tỷ lệ nợ dài hạn. Ngoài ra các biến phụ thuộc bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên VCSH (ROE), tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM), tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM), tỷ suất sinh lợi trên vốn sử dụng (ROCE). Các biến này được kiểm định tự tương quan trước khi đưa vào mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy mối quan hệ tích cực giữa cấu trúc vốn hiệu quả tài chính. Nghiên cứu cũng cho thấy đòn bẩy tài chính có tương quan với tỷ ROA, ROE, ROCE, GPM, NPM ở mức 0,05 và 0,1. Bài nghiên cứu cũng đưa ra ra những hạn chế như mẫu nghiên cứu còn ít dẫn đến kết quả

nghiên cứu còn chưa thật chính xác, nguồn dữ liệu thu thập để nghiên cứu trong mô hình là nguồn dữ liệu thứ cấp nên không tránh khỏi sai sót.

Trường phái thứ ba cho rằng đòn bẩy tài chính vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu Ahamed of Hunjra và các cộng sự năm 2014 với nghiên cứu mang tên “Impact of Economic Variables on Firms Performance”, mục đích của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngành xi măng đối. Mau nghiên cứu gồm 20 công ty Pakistan được liệt kê trong KSE trong khoảng thời gian từ là 11 năm từ 2002 - 2012. Bài nghiên cứu có đưa 2 biến độc lập là ROA, ROE đại diện cho hiệu quả hoạt động tài chính. Bên cạnh đó nghiên cứu còn đưa ra 4 biến độc lập tác động đến hiệu quả kinh doanh gồm: đòn bẩy tài chính (LV), quy mô (SZ), thời gian hoạt động (AG) và tăng trưởng (G). Với phương pháp hồi quy bội bình phương nhỏ nhất (OLS) được sử dụng để kiểm tra tác động động của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến ROA của công ty trong khi đó đòn bẩy tài chính lại có tác động tiêu cực đến chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Từ nghiên cứu ta rút ra rằng đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi, đòn bẩy tài chính tăng mang lại cho công ty lợi thế về thuế nhưng nếu đòn bẩy tài chính tăng vượt quá mức nhất định sẽ làm tăng chi phí phá sản. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy quy mô, độ tuổi, tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Nghiên cứu góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm những hiểu biết để cải thiện hiệu suất lợi nhuận của các công ty ở Pakistan.

Cùng với trường phái trên, nghiên cứu mang tên “ Impact of Capital Structure on Firm Performance: Evidence from Pakistani Firms” của Tairiq Javed và các cộng sự (2014) phân tích tác động của cấu trúc vốn đối với hiệu HDKD của 63 công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Karachi. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 5 năm từ 2007-2011. Nghiên cứu có 3 biến phụ thuộc đại điện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE), lợi nhuận trên doanh thu (ROS), các biến độc lập đại diện cho cấu trúc vốn gồm nợ trên tổng tài sản (DTA), nợ dài hạn trên tài sản (LDA), vốn chủ sở hữu trên tài sản (EQA). Ngoài ra còn có các biến kiểm soát là vòng quay tài sản (SLA), quy mô doanh nghiệp (AST, SAL), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), thị phần của cổ phiếu (MPS), cơ hội tăng trưởng (CEA, PRA, PRS). Mô hình hồi quy tổng hợp được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp (ROA, ROE, ROS) và chỉ tiêu vốn (DTA, EQA, LDA). Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn tại mối quan hệ nhưng hướng của mối quan hệ đã được trộn lẫn. Cơ cấu vốn khả quan tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty khi tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) được sử dung làm biến phục thuộc. Khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng làm biến phụ thuộc thì tỷ lệ nợ trên tài sản (DTA) cho thấy tác động tích cực nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (EQA) và tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản (LDA) cho thấy tác động tiêu cực đến biến phụ thuộc. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS) được coi như biến phụ thuộc thì DTA và EQA cho thấy mối quan hệ tiêu cực với ROS nhưng LDA tiết lộ tác động tích cực đến ROS. Nghiên cứu này đã chứng minh được cấu trúc vốn có tác động đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp, vì vậy các nhà quản lý nên sử dụng cẩn thận trong khi đưa ra quyết định liên quan đến cơ cấu vốn.

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w