Xây dựng các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53)

II. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Xây dựng các biến trong mô hình

Mô hình được nghiên cứu thông qua 2 biến phụ thuộc là ROA, ROE là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đại diện cho hiệu quả HĐKD ngành dệt may. Bên cạnh đó mô hình cũng sử dụng biến độc lập đó là đòn bẩy tài chính (FLEV). Ngoài ra các biến kiểm soát bao gồm quy mô doanh nghiệp (SIZE),

tăng trưởng (GROW), Tài sản cố định hữu hình (FAR), Vòng quay khoản phải thu (TR)

2.4.1. Biến phụ thuộc

ROA, ROE thước đo nghiên cứu đại diện cho hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp dệt may. Đây đều là các biến định lượng.

2.4.2. Biến độc lập

FLEV là tỷ số giữa tổng nợ và tổng tài sản đại diện cho đòn bẩy tài chính

2.4.3. Các biến kiểm soát

SIZE: Quy mô công ty được tính bằng Tổng quy mô của tài sản

GROW: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu, sử dụng trong nghiên cứu được tác giả tính bằng tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu thuần.

FAR: Biến dùng để đo lường tài sản hữu hình được tính bằng tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản.

RT: Biến đo lường số vòng quay khoản phải thu Giải thích các biến và cách tính:

• Biến ROA: Đây là biến phụ thuộc thể hiện tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia tổng tài sản bình quân. Chỉ số này thể hiện cứ 100 đồng tài sản thì mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho chủ thể. ROA phản ánh được hiệu quả trong quá trình tài sản được sử dụng. Nhiều tác giả có những đề tài cùng phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ số lợi nhuận và thông qua ROA trong đó có nghiên cứu của Sivathaasan và các cộng sự (2013) về ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời trên tập dữ liệu là công ty sản xuất được niêm yết trên sàn chứng khoán trong 4 năm từ 2008- 2012. Nghiên cứu của Khidamat và Rehamn(2014)

Tên biến Kí hiệu Công thức Đơn vị Loại biến Tỷ suất

• Biến ROE: cũng tương tự như biến trên là biến phụ thuộc đo lường cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Đây là chỉ số quan trọng của doanh nghiệp. Bởi vậy nhiều nghiên cứu như Boldeanu và Pugan (2014) thông qua ROE để phản ánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược phẩm. Tương tự có các nghiên cứu của Mon Xu (2013)...

• Biến FLEV là biến độc lập đại diện cho đòn bẩy tài chính được đo bằng tổng nợ phải trả trên tổng tài sản. Đây là chỉ số quan trọng nên được các doanh nghiệp rất chú trọng nên có rất nhiều nghiên cứu trong đó có nghiên cứu của Gill và cộng sự (2010) về mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và lời nhuận của công ty của 88 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán New York trong giai đoạn 2005-2007 đưa ra kết quả tỷ FLEV và khả năng sinh lời có mối tương quan âm. Cùng đó có nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006).

• Biến kiểm soát SIZE được đo bằng logarit của tổng tài sản.

• Cùng biến kiểm soát còn có biến GROW được tính bằng cách lấy doanh thu của

kì hiện tại trừ đi doanh thu kì trước trên doanh thu kìa trước.

• Biến tài sản cố định hữu hình (FAR) là biến kiểm soát trong mô hình được đo

lường bằng tỷ số giữa tài sản cố định trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này đại diện cho khả năng sẵn sàng thế chấp của doanh nghiệp trước những khoản vay và cũng là tài sản quan trọng trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mượn.

• Biến kiểm soát RT đo lường quản trị các khoản doanh nghiệp phải thu. Doanh

nghiệp có số vòng quay khoản phải thu càng thấp cho thấy công tác quản trị mang lại hiệu quả cao.

Ta có bảng tóm tắt về các biến và cách tính như sau:

Tỷ suất sinh lời

trên VCSH ROE ŋrvo- Lợi nhuận sau thuê

ROE=- ——ryr———- - -—

Von chừ sở hữu bình quân % Biến phụthuộc

Quy mô doanh

nghiệp SIZE SIZE= log

10(Toι¾7 tài sản) Logarit Biến kiểmsoát

Tốc độ tăng trưởng của

doanh thu GROW

DT kỳ hiện tai-DT kỳ trước

GROW=---- Z1-I 7^ ---

DT kỳ trước % Biến kiểm

soát

Tài sản cố định hữu

hình FAR Tài san cố định

FAR= .—

Tong tài sán % Biến kiểm

soát Số vòng

quay khoản phải

Đòn bẩy tài chính

FLEV FLEV =JVσρħai trá

Tong tài sin Biến độc

lập %

Mô hình:

R7A..= 3∙ + 3- x V-Γ√.. + 3: x s:zz,. + x + V x FAF + 3. x RT + ■.

≈3Ξ..= V + S. x ^ZΞ"∙. + 3: x SIZΞ.. + 3_ x GRTV.. + x FAR.. + 3. x RT. + Ξ. 2.5. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh

Alghusin với chủ đề “Liệu đòn bẩy tài chính, tăng trưởng và kích thước có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty công nghiệp Jordan được liệt kê” được đăng trên tạp chí quốc tế nghiên cứu học thuật trong kinh doanh và khoa học xã hội năm 2015. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính và tỷ lệ tài sản trên tổng tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giả thuyết H2: Quy mô doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.

Theo Bolek và Wilinski (2012) với đề tài về sự tác động của nhân tố kinh tế lên khả năng sinh lời doanh nghiệp. Tác giả cho kết quả là quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với hiệu quả HĐKD. Điều đó có nghĩa là dựa vào lợi thế về quy mô, quy mô doanh nghiệp lớn thì sự thành công trong quá trình đàm phán với nhà cung cấp hàng hóa cao.

Giả thuyết H3: Tăng trưởng của doanh thu có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cũng theo Bolek & Wilinski (2012) thì tốc độ tăng trưởng và chỉ số lợi nhuận có mối tương quan dương. Tức là tốc độ tăng trưởng càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh tốt đẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao.

Giả thuyết H4: Tài sản cố định hữu hình có tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.

Tài sản cố định hữu hình càng lớn thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao vì doanh nghiệp tận dụng tài sản đang có để tăng năng suất và khối lượng sản xuất. Kết quả nghiên cứu được thực hiện từ Lazaridis và Tryfonidis (2006) về tác động của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của 121 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ATHENS thời gian từ 2001-2004 đưa ra kết luận là tài sản cố định trên tổng tài sản và chỉ số lợi nhuận có mối tương quan cùng chiều.

Giả thuyết H5: Vòng quay khoản phải thu có tác động đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.

Theo Marian Siminica & các cộng sự (2011) với đề tài "Determinants of Profitability: What factors play a role when assessing a firm’s return on assets", với tập mẫu nghiên cứu là 40 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Bucharest của Romania từ năm 2007 -2010 có chỉ ra rằng kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì hiệu quả HĐKD càng lớn. Vì vậy vòng quay khoản phải thu có quan hệ cùng chiều với hiệu quả HĐKD.

Z Pvalue Chú thích ROA -6,1785 0,0000 Dừng ROE -3,2288 0,006 Dừng FLEV 6,1899 0,0000 Dừng SIZE -5,2181 0,0000 Dừng FAR -2,0039 0,0225 Dừng GROW -8,7853 0,0000 Dừng RT 6,1593 0,0000 Dừng TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2, bài nghiên cứu đã đưa ra được tổng quan về thị trường ngành dệt may và các doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra tác giả cũng đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Với tập dữ liệu là 35 doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2016-2020 được tác giả thu thập từ các nguồn chính thống và tin cậy để đảm bảo mô hình được chọn phù hợp và có ý nghĩa.

47

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Kiểm định tính dừng của dữ liệu

Kiểm định Harris- Tsavalis test và Fisher Type Test được dùng để kiểm tra tính dừng của các biến. Với giả thiết đưa ra H0: Chuỗi Y có nghiệm đơn vị (chuỗi không dừng), nếu giá trị P đưa ra nhỏ hơn 5% ta bác bỏ H0, kết luận là chuỗi dừng.

Bảng 3.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Harris- Tsavalis test và Fisher Type Test

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 175 4,739371 7,198206 -58,88 32,24 ROE 175 13,36126 13,58205 -63,98 55,05 FLEV 175 59,21211 18,22355 11,37 87,37 SIZE 175 5,897614 1,410684 1,817182 9,432739 FAR 175 26,89469 13,87671 2,44 66,68 GROW 175 1,033029 21,24219 -91,87 68,13 RT 175 10,43211 6,896251 0,2 46,29

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

II. Mô tả thống kê

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phần mềm Stata Từ bảng trên ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất là về biến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn có giá trị trung bình là 4,74%. Doanh nghiệp có giá trị nhỏ nhất là TTG với ROA là -58,88% vào năm 2016 và doanh nghiệp có giá trị lớn nhất là PTG với ROA là 32,24% năm 2018. Mặc dù cùng trong giai đoạn của thị trường nhưng mỗi doanh nghiệp lại có tình hình là khác nhau.

Thứ hai là về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE dao động trong khoảng từ -63,98% đến 55,05% với hai doanh nghiệp lần lượt là FTM năm 2020 và PTG năm 2018. Giá trị trung bình của ROE là 13,36% và độ lệch chuẩn 13,58%. Vì vậy doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn thì có hiệu quả HQKD cao hơn nên ROE cao hơn doanh nghiệp có ít vốn, bị thua lỗ.

ROA ROE FLEV SIZE FAR GROW RT

ROA 1,0000

ROE 0,7064 1,0000

FLEV -0,0002 0,1556 1,0000

Thứ ba là chỉ số FLEV có sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp, FLEV trung bình đạt 59,21% với giá trị cao nhất là 87,37%, mức thấp nhất chỉ có 11,37%. Độ lệch chuẩn giữa các doanh nghiệp ngành dệt may là 18,22% .

Tiếp theo là biến (SIZE) được do bằng logarit của tổng tài sản biến thiên trong khoảng 1,82-9,43 với giá trị trung bình là 5,9. Các doanh nghiệp ngành dệt may có sự đa dạng về quy mô từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng tài sản nhỏ cho đến những tập đoàn với lượng tài sản lớn.

Bên cạnh đó còn có biến tài sản cố định hữu hình với giá trị trung bình là 26,89% và giá trị dao động từ 2,44-66,88% cho thấy tùy vào mỗi doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định là khác nhau .Tùy vào quy mô của mỗi doanh nghiệp mà có tài sản lớn hay nhỏ.

Biến GROW với giá trị trung bình là 1 ,03%. Trong đó có những doanh nghiệp bị sụt giảm đáng kể về doanh thu như FTM năm 2020 là -91,87% và doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu khác cao như GIL là 68,13% năm 2016.

Cuối cùng là biến vòng quay các khoản phải thu có giá trị trung bình là 10,43 vòng, số vòng quay dao động trong khoảng 0,2-46,29 vòng, nói lên rằng có những doanh nghiệp quản trị khoản phải thu rất tốt nên số vòng quay ngắn và ngược lại.

III. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình

Bảng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình với nhau. Các biến có mỗi tương quan cùng chiều với nhau nếu hệ số lớn hơn 0 và ngược lại.

Hausman Time Fixed Effect Breusch-Pagan Lagrangian

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phần mềm Stata

Từ bảng 3.2 ta thấy được các biến trong mô hình đều có mức độ tương quan nhỏ hơn 0,80 và có cả những tương quan nhỏ đến 0,03 điều này chứng tỏ các biến đang xét không có hiện tượng đa cộng tuyến cụ thể là:

Biến độc lập FLEV có tương quan thuận chiều với ROE nhưng lại có tương quan ngược chiều với ROA.

Các biến như SIZE, FAR có tương quan ngược chiều với cả ROA, ROE. Ngược lại biến GROW, RT có tương quan cùng chiều với cả biến ROA, ROE.

IV. Kết quả ước lượng mô hình

4.1. Kiểm định lựa chọn một mô hình

Kiểm định giúp chọn ra mô hình phù hợp nhất trong 3 mô hình Time Fixed Effect, Breusch-Pagan Lagrangian, Hausman test. Kết quả từng kiểm định được trình bày ở phần phụ lục. Đầu tiên tác giả sẽ dùng kiểm định Hausman để kiểm xem giữa

FEM và REM mô hình nào là phù hợp, tiếp đó chọn lựa giữa OLS và FEM bằng kiểm định Time Fixed Effect, Cuối cùng dùng kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để lựa chọn giữa 2 mô hình OLS và REM. Từ đó tác giả sẽ tìm ra mô hình phù hợp bằng cặp giả thuyết với Pvalue nhỏ hơn 5% thì bác bỏ H0, chấp nhận H1.

Giả thuyết

H0

Không có sự tương quan sai số và biến giải thích => Mô hình

REM được lựa chọn

Mô hình OLS là phù hợp Mô hình OLS là phù

hợp

Giả thuyết

H1 Có sự tương quan saisố và biến giải thích =>Mô hình FEM được lựa chọn Sử dụng FEM là phù hợp Mô hình REM là phùhợp Kết quả

ROA ROE ROA ROE ROA ROE

chi2(5)=2 7,79 chi2(5)= 6,59 F(4, 131) = 4,35 F(4, 131) =6,52 Wald chi2(01) = 25,89 Wald chi2(01) = 61,28 Điều kiện Prob>chi 2 = 0,0000 Prob>chi 2 = 0,2526 Prob > F = 0,0025 Prob > F =0,0001 Prob > chi2 = 0,0000 Prob > chi2 = 0,0000

hình lựa chọn

Fixed-effects (within.) regression

Group variable: firr lα

Number O Number f Obs = f groups = 175 35 R-sq: within = between = overall = = 0.2449 = 0.0012 = 0.0213

Obs per group:

min = avg = max = 5 5.0 5 Corr(u_i, Xb) = -0.7237 F(5,135) Prob > F = 8.76 0.0000 RO

A Coef- Std. Zrr. t p> t∣ ∣ [9S% Conf. Interval]

FLEV SIZE FA R GRO W RT _cons -.3574516 -.1235768 -.0485389 .086013 .1920386 25.84686 .069446 2.268961 .0631212 . 0222975 .1373675 13.78998 -5.15 -O . 05 -0.77 3.86 1.40 1.87 0.000 O . 957 0.443 0.000 0.164 0.063 -.4947944 -4.610883 -.1733731 .0419154 -.0796321 -1.425469 -.2201088 4.363729 .0762953 .1301107 .4637093 53.11919 sigma_u sigma_e rho 8.2558126 4.9481198 .73571596

(fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=O: F(34, 135) = 4 61 Prob > F = 0.0000

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phần mềm Stata

Kiểm định 2 biến ROA và ROE bằng lần lượt các bước theo ba phương pháp trên ta có đưa ra các mô hình phù hợp với từng biến như sau:

φ Đối với biến ROA mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất để đưa ra ảnh hưởng

của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp dệt may.

φ Đối với ROE mô hình REM là mô hình phù hợp nhất để đưa ra ảnh hưởng của

việc sử dụng nợ đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp ngành dệt may.

4.2. Ket quả ước lượng của ROA

4.2.1. Mô hình nhân tố ảnh hưởng cố định FEM

Kết quả ở trên cho thấy mô hình FEM là mô hình phù hợp để thực hiện chạy mô hình với biến ROA. Mô hình FEM cho bảng kết quả sau:

53

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

Quan sát bảng kết quả tổng hợp ước lượng phương pháp đến ROA ta có những kết luận :

Ta có SIZE có P value = 0,957 >5%, FAR có Pvalue=0,443>5%, RT có Pvalue = 0,164>5% nên 3 biến không có ảnh hưởng đến ROA.

Các biến FLEV, GROW là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, trong đó FLEV

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w