Định hướng ngành dệt may Việt Nam những năm tới

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81 - 82)

IV. Kết quả ước lượng mô hình

4.1.2. Định hướng ngành dệt may Việt Nam những năm tới

Theo định hướng quy hoạch ngành dệt may tầm nhìn đến năm 2030 của bộ công thương với xu hướng phát triển toàn diện giữa 3 yếu tố là ngành, bảo vệ môi trường và cơ cấu dịch chuyển lao động giữa các vùng kinh tế thay vì gia công thì nhập nguyên liệu hoặc mua bán thành phẩm từ bên ngoài nhằm bảo đảm chất lượng của sản phẩm hướng ngành dệt may trở thàng ngành sản xuất chủ lực không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài cùng với phát triển các thương hiệu được ưa chuộng của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Đưa mục tiêu đến năm 2030 trong cơ cấu ngành dệt may Việt Nam thì 49% là ngành dệt, 51% ngành may.

Để làm được điều đó thì ngành dệt may có những định hướng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ như:

Thứ nhất: tăng cường xuất khẩu sản phẩm dệt may ra các thị trường quốc tế. Bên cạnh những thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản , Châu Âu thì các thị trường mới, sôi động và đầy tiềm năng như Hàn Quốc, khối Asean, Châu Phi..

Thứ hai: Xây dựng các chương trình sản xuất vải phục vụ phát triển các sản phẩm kỹ thuật, sản phẩm phục vụ y tế.

Thứ ba: Mở rộng các nguồn nguyên liệu đầu vào như bông, sợi, phụ liệu.

Ngoài ra vai trò của cơ quan quản lý là công cụ không thể thiếu. Với công cụ này thì cơ quan quản lý có thể đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế quan bằng việc như đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm tra và kiểm soát thị trường một cách thường xuyên để chống buôn lậu, trốn thuế cũng như khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm như y tế, dệt kỹ thuật...

Bên cạng đó thì vai trò của chính phủ trong việc nhanh chóng tìm ra các biện pháp, cơ chế nhằm thúc đẩy quá trình xuất khẩu thông qua việc hỗ trợ cho việc nghiên cứu, thiết kế mẫu, quá trình chất lượng sản phẩm dệt may được kiểm tra nghiêm ngặt.

Đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành, chuỗi giá trị ngành và liên minh công ty theo chuối cung ứng tất cả các khâu trong quá trình may mặc đến phân phối sản phẩm.

Tiếp tục khẳng định vai trò của các hiệp hội như hiệp hội dệt may Việt Nam, hiệp hội Bông Sợi Việt Nam.

Thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng các tiêu chuẩn cho công tác xuất khẩu.

Ngoài ra thu hút nguồn vôn đầu tư nước ngoài để tạo công ăn việc làm, phục vụ đầu tư các sản phẩm từ hóa sợi như xơ, sợi, hóa chất.

Sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, khuyến khích đầu tư xây dựng các khu công nghiệp nhằm đảm bảo xử lý rác thải đủ tiêu chuẩn và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Mở rộng mạng lưới bán lẻ trong nội địa, đa dạng hóa các mẫu sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm, chú trọng đến quảng bá thương hiệu sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngoài ra đầu tư với hình thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán được khuyến khích

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w