II. Tổng quan nghiên cứu
1.2. Thị trường Dệt may tại Việt Nam
Dệt may được coi là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định với vị trí đứng thứ hai trong số 10 nhóm hàng hóa xuất khẩu đứng đầu cả nước. Với vị trí đang đứng thì giá trị xuất khẩu đã đóng góp từ 10-15% vào GDP mỗi năm. Có thể nói giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn nhiều thử thách đối với nền kinh tế ngành dệt may Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
Đồ thị 2.1. Đồ thị so sánh tăng trưởng xuất nhập khẩu ngành dệt may và GDP của Việt Nam
Đồ thị thị so sánh tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may và GDP của Việt Nam
18.00% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
> GDP » Tăng trưởng xuất khẩu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Năm 2016 là năm ngành dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những bất ổn của nền kinh tế, chính trị của thế giới, nổi bật lên là sự kiện Brexit khiến Anh ra khỏi EU và làm đồng bảng Anh lập mức đáy ngay sau đó. Không những vậy sự kiện còn gây ảnh hưởng đến hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với EU và dệt may Việt Nam là ngành chịu hậu trực tiếp nhất. Bên cạnh đó các chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp của các nước có sản phẩm xuất khẩu cạnh tranh với nước ta như Trung Quốc, Ản Độ, Bangladesh, Myanmar cũng cản trở cho sự phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. Trong hoàn cảnh ảm đạm của ngành dệt may thế giới thì ngành dệt may Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu là 28, 3 tỷ USD, tăng khoảng 5% so với năm 2015. Với khoảng 6000 doanh nghiệp dệt may đã tạo công ăn việc làm cho 82607 người. Trước làn sóng đầu tư mới thì FDI chảy vào ngành dệt may tăng mạnh lên tới 2573 tỷ USD mặc dù con số này có giảm so với năm 2015 là 4135 tỷ USD nhưng đây cũng là con số đáng chú ý.
Năm 2017 là năm mà đối với Việt Nam đặc biệt là ngành dệt may giá trị thặng dư tương đối cao và có vị trí đứng thứ nhất trong nhóm ngành hàng xuất khẩu, có triển vọng tăng trưởng cao khi mà hiệp định CTTP được kí kết. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 10% so với năm trước tương đương 31 tỷ USD. Khi mà nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt 18,91 tỷ USD tăng 11,43% so với năm 2016. Thặng dư thương mại đạt kỉ lục là 15,5 tỷ USD sau khi đã loại đi phí nguyên liệu phụ liệu nhập khẩu làm hàng nội địa. Bên cạnh đó, đây là còn là năm đầu tiên Việt Nam có các mặt hàng áo thun, áo jacket, quần, quần áo trẻ em, váy, đồ lót, vải của ngành may mặc được xuất khẩu sang Trung Quốc với kim ngạch khoảng hơn 1 tỷ USD. Tưởng rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp định TPP làm giá trị xuất khẩu sang Mỹ của ngành dệt may có xu hướng đi xuống, trái lại những đơn hàng sang quốc gia Mỹ vẫn đều đặn với kim ngạch xuất khẩu là 12,53 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2016 và Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng lên tới 48,3%. Cũng vì lí do đó mà nguồn vốn FDI của ngành dệt may Việt Nam giảm hơn so với 2017 chỉ đạt 1714 tỷ USD. Để thị trường được mở rộng, các doanh nghiệp FDI đã tạo sức ép tương đối lớn đối với ngành dệt may Việt Nam.
Năm 2018 là năm đánh dấu mốc vàng về sự lớn mạnh không ngừng với tổng giá trị xuất khẩu là 36 tỷ USD, tương đương 16,01%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thặng dư của ngành tăng 14,39% tương đương 17,86 tỷ USD và tỷ lệ giá trị tăng 49,4. Giám đốc tập đoàn may Việt Nam- ông Lê Tiến Trường chia sẻ thì 2018 được coi là thời gian có tăng trưởng " đột biến " của ngành dệt bởi vì nếu như những năm hoàng kim” như năm 2007 đến năm 2008 mức tăng trưởng của dệt may là 34% tuy nhiên thực tế thì chỉ đạt tầm 2 tỷ USD. Trong khi, với mức tăng trưởng 10% thì giá trị trung bình cũng tăng từ 2,5-3 tỷ USD. Bởi vậy với những con số tăng trưởng là 5 tỷ USD như năm 2018 là con số thật sự đáng chú ý. Đồng thời đây cũng là năm hết sức ấn tượng của ngành dệt may Việt Nam bởi đã vượt qua Bangladesh và Thổ Nhĩ Kì có cơ hội lọt vào vị trí thứ ba quốc gia về xuất khẩu hàng may sau Trung Quốc và Ản Độ.
Biểu đồ 2.2. Top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới năm 2018
TOP 5 qu c gia ố xuất khẩu dệt may lớn trên
thế giới năm 2018
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trong khi tổng giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng 2 con số trong năm nay thì các quốc gia dệt may lớn như Bangladet, Ản Độ... vẫn chủ yếu tăng trưởng dưới 5%. Không chỉ tốc độ tăng trưởng cao mà quy mô của ngành cũng ngày càng phát triển với 11326 doanh nghiệp dệt may năm 2018. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ trọng xuất khẩu chiếm 59,9% tổng giá trị. Các nước như Mỹ và liên minh
Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính trong năm lần lượt là 13,7% và 10,5 %. Ngoài ra hàng hóa dệt may của nước ta còn dẫn đầu 2 nước Nhật Bản, Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu lần lượt tăng 24,8% và 32,6%.
Biểu đồ 2.3: Thị trường xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam
Thị trường xuất khẩu ngành dệt may
■ Mỹ ■ Hàn Quốc ■ EU ■ Trung Quốc ■ Nhật Bản Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc là hội vàng để các quốc gia như Việt Nam, Bangladesh, Mexico tăng thị trường tại Mỹ do sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Bằng chứng là thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Mỹ có dấu hiệu tăng dần từ 9% lên 13% trong khi thi phần của Trung Quốc tại Mỹ có dấu hiệu giảm dần.
Biểu đồ 2.4: Thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ 50% 40% 30% 20% 10% 0%
Thị phân xuất kháu hàng dệt may Việt
Nam sang Mỹ
•--- ---→----•---
2014 2015 2016 2Ũ17 2Ũ1â
—Vietnam —China —Bangladesh →-lndia →-Meri∞ Nguồn: OTEXA
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ OTEXA
Theo hiệp hội dệt may tại Mỹ, Việt Nam là nước có thị phần xếp thứ hai tại Mỹ chiếm 13,2% tổng giá trị nhập khẩu tại Mỹ.
Xét trên phương diện ở thế giới, năm 2018 là năm tương đối ổn định nhưng cũng có nhiều khó khăn. Ngành dệt may có sự tăng trưởng "đột biến" có thể kể đến các nguyên nhân như sau:
• Do quốc gia đầu tư nhận thấy nơi mình đặt sản xuất không đáp ứng nhu cầu về
môi trường, chất lượng sản phẩm, giá thành và năng suất thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam khi các đơn đặt hàng có dấu hiệu tăng.
• Về phía doanh nghiệp dệt may Việt Nam gần như 100% có đầy đủ các giấy tờ
về đánh giá chất lượng hàng hóa có tiếng của thế giới về tăng trưởng xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, sản xuất xanh.. .đáp ứng yêu cầu và mong muốn của họ nên được khách hàng tin tưởng và đặt hàng.
Năm 2019 ngành dệt may Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của sự biến động nền kinh tế của thế giới như chính trị, xung đột thương mại giữa các quốc gia có nền kinh tế lớn, trong đó có căng thẳng Mỹ -Trung Quốc. Tuy vậy tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 7,55% so với năm trước với tổng giá trị xuất khẩu là 39 tỷ USD. Trong đó giá trị thăng dư là 19,73 tỷ USD, tăng khoản 10,19%, xuất siêu là 16,62 tỷ USD tăng 2,25 tỷ USD. Ngành dệt may của doanh nghiệp có vốn FDI có giá trị xuất khẩu là 17,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước lên tới 58,9%. Các mặt hàng như áo thun, áo Jaket, quần, áo trẻ em, áo sơ mi là những mặt hàng chủ lực đạt 1 tỷ USD trở lên. Tuy nhiên 2019 là năm có nhiều khó khăn đối với ngành dệt may do cầu không tăng mà giá lại giảm. Hơn nữa do mặt hàng sợi, vải của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế tăng từ 10% lên 25% trong vòng gần một năm từ 24/9/2018-10/5/2019. Trong khi khoảng 60% sợi xuất khẩu Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Năm 2020 là năm nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất của đại dịch covid 19. Trong đó ngành dệt may là ngành chịu thiệt hại nặng nề khiến cho tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành giảm xuống còn 35,27 tỷ USD giảm 9,29% so với năm 2019. Đây là năm đầu tiên trong suốt 25 năm ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm là -10,5%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các dự án FDI trong lĩnh vực dệt may, xơ sợi, dệt nhuộm bị chững lại. Mặc dù vậy thì năm 2020, Việt Nam là nước duy nhất không bị cách ly dừng sản xuất và vẫn duy trì trong top 5 nước đứng đầu về xuất khẩu dệt may. Trong giai đoạn này cùng với các doanh nghiệp khác cùng ngành cũng như theo tình hình thực tế và diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì ngành dệt may Việt Nam đã có những bước đi nhanh chóng góp phần khống chế dịch bệnh hiệu quả đó là chuyển kết cấu ngành hàng mặt truyển thống sang như veston cao cấp, áo sơ mi... sang đồ bảo hồ hộ lao động, khẩu trang. Tuy giá trị xuất khẩu giảm nhưng Việt Nam vẫn đứng ở vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ với 11,8% thị phần, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nhìn chung giai đoạn 2016-2020 với sự phát triển khá ấn tượng đã đưa ngành dệt may Việt Nam có chỉ số tăng trưởng xuất nhập khẩu thoát khỏi 1 chữ số lên mức
tăng trưởng 2 chữ số và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Những thành tựu đạt được là tiền đề để Việt Nam thực hiện tốt mục tiêu trong giai đoạn tới.
Đây là ngành được đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời gian tới nhờ các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA và làn sóng dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam cần chủ động để đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc nguyên liệu, chất lượng do các tổ chức đề ra.