IV. Kết quả ước lượng mô hình
4.1.1. Tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước những năm tới
Sự kiện đánh dấu hiệp định EVFTA có giá trị ngày 1/8/2020. Đây được coi là hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Bởi vậy nước ta cần tận dụng thời cơ để có thể mở rộng thị trường thương mại quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu đồng thời thu hút nguồn vốn nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, đưa Việt Nam trở thành quốc gia theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó thì căng thẳng Mỹ - Trung cùng với hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cũng là cơ hội để Việt Nam có thể tăng trưởng thương mại toàn cầu bằng việc được tiếp xúc với các thị trường kinh tế tiềm năng, lớn mạnh cùng với những mức thuế suất ưu đãi thấp hơn từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Không dừng lại ở đó vì việc tham gia hiệp định còn giúp Việt Nam trở thành nơi thu hút vốn đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống người dân.
Ngoài ra tình hình dịch bệnh đang trở nên căng thẳng và ngày càng có tính chất phức tạp đang là mối đe dọa nền kinh tế trong và ngoài nước. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang phải gồng mình để gánh hậu quả của dịch bệnh covid 19 kể cả con người lẫn của cải. Nền kinh tế giảm sút, sản xuất trì trệ, nhiều doanh nghiệp còn đóng cửa, nhiều người lao động trở nên mất việc làm dẫn đến lượng đơn hàng xuất khẩu không đủ. Đây cũng là một trong những tình trạng mà ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt trong tình hình hiện nay.