Tổng quan nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 36)

II. Tổng quan nghiên cứu

2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước

Ngoài những lý thuyết nghiên cứu ở nước ngoài thì trong nước cũng có nhiều bài nghiên cứu về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu về “Phân tích tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên “ đăng Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 04 - Tháng 9/2017 thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Thị Bích Ngọc và các cộng sự. Bài sử dụng mô Pooled OLS, FEM và REM trên tập mẫu gồm 130 công ty cổ phần trên tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 5 năm từ 2010 - 2014. Với các biến được nghiên cứu bao gồm đại diện cho cơ cấu vốn là tổng nợ trên tổng tài sản và

đại diện cho hiệu quả kinh doanh là ROE, ROA, EPS, các biến kiểm soát được thêm là quy mô, cơ hội tăng trưởng và cấu trúc tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng nợ trên tổng tài sản có tương quan âm với ROE, ROA, EPS. Nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có tương quan dương ROA và EPS trong khi ROA, ROE bị tác động nên có tương quan âm bởi cơ hội tăng trưởng và cấu trúc tài sản doanh nghiệp. Từ kết luận nghiên cứu được nhóm tác giả cũng đưa ra khuyến nghị đối với các doanh nghiệp trên địa bàn đó là cần cân nhắc giảm bớt tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn doanh nghiệp và tận dụng lợi thế quy mô doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thì cần chú ý cân bằng lợi ích của chủ sợ hữu và chủ nợ để tránh giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cùng với quan điểm của nghiên cứu trên, Hoàng Tùng với nghiên cứu “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí ở Việt Nam “được đăng trên tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam ngày 6/9/2016. Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí niêm yết trên 2 sàn chứng khoán ở HOSE và HNX trong giai đoạn từ 2010 - 2014 của 30 doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng, kết hợp với các dữ liệu theo chuỗi thời gian và không gian và kết hợp của 2 mô hình ước lượng là mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Trong đó tỷ suất sinh lời trên tài sản ( ROA ) đại diện cho hiệu quả kinh doanh là biến phụ thuộc, các biến độc gồm có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản đại diện cho cấu trúc vốn, quy mô doanh nghiệp, đầu tư tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng, quản trị nợ phải thu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD, trong khi đó tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực đến hiệu quả kinh HĐKD, kỳ thu tiền bình quân có tương quan âm đến ROA. Bên cạnh đó quy mô doanh thu và tỷ trọng tài sản cố định không tác động đến hiệu quả kinh doanh.

Nghiên cứu mới nhất được đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 11/2020 bởi Lê Minh Trường “Tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của các công ty niêm yết tại HOSE” với tập mẫu nghiên cứu được lấy từ Báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) thời gian 2015-

2019. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phưng pháp FEM và phương pháp REM với các biến độc lập gồm cấu trúc nợ (DA), quy mô DN (SIZE), cơ cấu tài sản (TANG), cơ hội tăng trưởng (SG), tính thanh khoản (LIQ) và biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận gồm ROA, ROE. Thực nghiệm của nhóm tác giả cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến ROA và ROE. Bên cạnh đó quy mô doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến ROA nhưng lại tác động tích cực đến ROE. Ngoài ra thì tính thanh khoản có tác động cùng chiều với ROA và ngược chiều với ROE. Hạn chế của nghiên cứu là thời gian nghiên cứu ngắn, tập dữ liệu chưa đủ lớn dẫn đến có cái nhìn chưa thực sự bao quát, hơn nữa do nghiên cứu các doanh nghiệp trên sàn HOSE nên không có thể quan sát được từng doanh nghiệp cũng như từng ngành.

Bài nghiên cứu “Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam: tiếp cận bằng hổi quy phân vị của Trần Thị Tuấn Anh và các cộng sự được đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 4/8/2017. Bài nghiên cứu phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam với dữ liệu thu thập từ 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn 2012 - 2016 . Mô hình hồi quy được thực hiện với các mô hình hồi quy dữ liệu bảng như OLS gộp, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên để kiểm định mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), biến độc lập đại diện cho đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (LEV), 6 biến kiểm soát gồm tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH), biến quy mô doanh nghiệp (SIZE), Ngành hoạt động (INDUST), hệ số lợi nhuận ròng (NETPROF), vòng quay tổng tài sản (TURN) và tuổi của doanh nghiệp (AGE), hiệu suất sử dụng tổng tài sản (TURN). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và mức độ tác động khác nhau ở những phân vị khác nhau. Trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, đòn bẩy tài chính sẽ tác động ít tiêu cực hơn đối với các doanh nghiệp ở phân vị thấp. Và sự gia tăng của đòn bẩy tài chính sẽ gây suy giảm ROE nhiều hơn ở những doanh nghiệp có ROE ở phân vị cao. Ngoài ra quy mô doanh nghiệp, hệ số lợi

nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tổng tài sản đều có ý nghĩa thống kê và mang dấu dương trên tất cả các phân vị được xét trong mối quan hệ với ROE.

Tóm lại các nghiên cứu phần cứu phần lớn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh chủ yếu sử dụng là ROA, ROE. Các nghiên cứu đã chứng tỏ về mặt lý thuyết cũng như đưa ra những đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu đó là đến thời điểm hiện tại thì có rất ít các nghiên cứu về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính hiệu quả kinh doanh ngành dệt may và chưa có bài nghiên cứu nào về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh ngành dệt may Việt Nam. Từ những đánh giá về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ là cơ sở giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khóa luận nghiên cứu về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2016-2020 là một đóng góp giúp ngành dệt may Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tổng kết chương 1

Chương 1 đã khái quát được cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như thấy ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh. Đồng thời, chương 1 cũng đưa ra các tổng quan nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước cũng như trong nước có cùng chủ đề đang nghiên cứu về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các nghiên cứu các tập dữ liệu khác nhau, thời gian khác nhau và các lĩnh vực khác nhau cùng các phương pháp, biến khác nhau. Điển hình các biến là đòn bẩy tài chính và các chỉ số lợi nhuận gồm ROA, ROE. Bên cạnh đó các nhân tố kiểm soát như tốc độ tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp, tính thanh khoản. Qua việc phân tích các nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, đưa ra những những hạn chế, đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

I. Tổng quan về nghành dệt may tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w