Thực trạng của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 51)

II. Tổng quan nghiên cứu

1.3. Thực trạng của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam

Có thể nói 2016-2020 là giai đoạn mà ngành dệt may không ngừng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nội địa có cơ hội cạnh tranh và phát triển. Bởi vậy nó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới nắm bắt xu thế. Sự gia tăng về nguồn nguyên liệu đầu vào, ứng dụng công nghệ số hay cả chất lượng nguồn lao động vào sản xuất kinh doanh cũng là nhân tố quan trọng trong kinh doanh. Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp hóa- hiện đại hóa thì đó là nhân tố cần và đủ để đưa doanh nghiệp tồn tại, phát triển nên doanh nghiệp nào không nắm bắt đúng xu hướng sẽ làm doanh nghiệp bị chững lại dẫn đến bị đào thải khỏi ngành. Bởi vậy hội nhập hóa xu hướng toàn cầu giúp đẩy mạnh sản xuất nên được doanh nghiệp trong nước hưởng ứng.

1.3.1. Doanh thu

Theo thống kê thì có khoảng hơn 6000 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó thì có khoản hơn 50 doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán trên cả 3 sàn là HOSE, HNX và UPCOM.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp dệt may tăng đều qua các năm. Cao điểm là năm 2018 với tổng doanh thu toàn ngành là 30,4 tỷ USD, trong đó doanh thu, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp đã được niêm yết lần lượt là 63,638 tỷ tăng 11% và 31111 tỷ tăng 28%. Nổi bật lên anh cả là VGG dẫn đầu về quy mô doanh thu và lợi nhuận, đứng thứ hai là doanh nghiệp May Việt tiên (VGT),

may Nhà Bè (MNB) và 2 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu là May Sông Hồng (MSH) và dệt may Thành Công (TCM).

Biểu đồ 2.5: Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ của một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ của một SO doanh nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Đon vị: Triệu đồng

25000000

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Biểu đồ ta thấy TCM - CTCP dệt may đầu tư thương mại Thành Công là một trong số ít doanh nghiệp sở hữu chuỗi sản xuất từ nguồn đầu vào đến cuối của 1 sản phẩm. Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc là các thị trường chính, doanh thu đến từ đơn hàng của tập đoàn E-Land chiếm 25-29% chủ yếu đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Năm 2018 doanh thu của TCM là 3662 tỷ và tăng trưởng doanh thu thuần năm này là 14,11% gần ngang bằng với tăng trưởng toàn ngành là 16,06% . Đây là con số khá ấn tượng. Mặc dù năm 2020 bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng TCM vẫn ghi nhận doanh thu là 3467,7 tỷ đồng và thu được 276,2 tỷ đồng lợi nhuận, doanh thu có giảm nhẹ 4,8 % so với năm 2019.

Ngoài ra, HSM cũng là doanh nghiệp có sản xuất sợi làm ngành chính đang phải đối mặt với không ít những khó khăn. Doanh thu của HSM năm 2545,5 tỷ đồng

tăng 198 triệu đồng tăng 8,38% so với năm 2017 nhưng đến năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh doanh thu bị sụt giảm gần 1 nửa so với 2018 còn 1325,3 tỷ đồng.

Doanh thu của doanh nghiệp may đến chủ yếu từ 2 nguồn chính là xuất khẩu chiếm tới 80% và bán lẻ hàng may mặc.

Xuất khẩu:

• Năm 2020 là ngành sợi xuất khẩu bị giảm sút , giá sợi bị giảm xuống, gần như 3 quý đầu năm 2020 tình trạng không có đơn và thiếu đơn trầm trọng. Xuất khẩu hàng sợi dệt giảm 478 triệu USD so với 2019. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình thế giới nổi bật là căng thẳng Mỹ - Trung. Nguyên nhân sâu xa do thị trường nhập khẩu nhiều sợi nhất của nước ta là Trung Quốc đã giảm mua làm giá trị xuất khẩu giảm.

Bán lẻ:

• Trước tình hình ngành dệt may đang phải đối mặt do kim ngạch xuất khẩu giảm

do thiếu hụt về nguyên liệu, thiếu đơn xuất khẩu khiến doanh thu doanh nghiệp dệt may giảm thì nhiều doanh nghiệp đã phát triển thị trường trong nước để bù đắp doanh thu. Với thị trường nội địa khoảng gần 100 triệu dân thì đây là thị trường có thể gặt hái mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp dệt may. Trong nước có tiêu dùng may mặc khoảng 3,5-4 tỷ USD là số liệu theo hiệp hội dệt may Việt Nam. Nội địa hiện tại có khoảng hơn 200 thương hiệu nước ngoài đang tham gia cung cấp và phân phối trên thị trường. Lợi nhuận đem lại đem lại cho các doanh nghiệp đó không phải là con số nhỏ, doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồn mỗi năm nổi tiếng như Uniqlo, H&M, Zara... Bên cạnh các doanh nghiệp nước ngoài thì doanh nghiệp nội địa chiếm khoảng 30% đã và đang không ngừng đầu tư sản xuất và xây dựng được thương hiệu dịch vụ cũng như mẫu mã chất lượng tốt và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng chiếm lĩnh được thị trường nội địa. Trong đó phải kể đến Việt Tiến, với 1390 hệ thống cửa hàng lớn và phân bố khắp cả nước gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng như Vietien, Vietlong, San Scria, dòng sản phẩm như áo sơ mi, đồ công sở. Doanh

thu từ thị trường trong nước của Việt Tiến năm 2019 là 1252 tỷ đồng và trong tương lai gần thì Việt Tiến luôn đặt ra mục tiêu doanh thu mỗi năm lên tới hơn 1000 tỷ đồng.

• Tiếp đó phải kể đến May 10 với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm trong

đó doanh thu từ nội địa chiếm khoảng hơn 20% tổng doanh thu và 300 cửa hàng đại lý khắp mọi miền tổ quốc. Các tên tuổi gắn liền như MAY10, Gap, Camel. Với mẫu sản phẩm thời trang công sở đa dạng về mẫu mã đã đưa tên tuổi của MAY 10 tạo ra doanh thu lớn trong đó năm 2019 doanh thu từ nội địa đạt được là 239 tỷ đồng tăng 36 tỷ đồng so với năm 2016.

• Bên cạnh đó các doanh nghiệp như MNB, VGG, MGG cũng là những doanh

nghiệp có hiệu quả kinh doanh và thu được lợi nhuận từ nội địa lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

1.3.2. Lợi nhuận sau thuế

Các doanh nghiệp dệt may có lợi nhuận sau thuế tăng liên tục từ 2016-2018 và đỉnh cao là 2018. Đến năm 2020 thiếu hụt đơn hàng trầm trọng bởi nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng dịch bệnh, quan hệ thương mại của những quốc gia lớn như Mỹ và Trung Quốc đã khiến lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị giảm.

Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bên cạnh các doanh nghiệp có doanh thu lớn, mức lợi nhuận cao như VGT có đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của ngành thì GIL, MSH, STK là những doanh nghiệp mặc dùng có doanh thu thấp hơn nhiều so với VGT nhưng là những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả năm 2020. Trong đó TCM của dệt may Thành Công là được sướng tên vì có lợi nhuận sau thuế tăng liên tục năm 2020 doanh thu TCM đạt 3470 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 276 tỷ tăng 27%. Trong đó doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu đến từ xuất khẩu lên tới 84% tương ứng 2900 tỷ đồng. Đây được coi là doanh nghiệp có khả năng ứng biến nhanh trong mùa dịch với số lượng đơn hàng tăng, doanh nghiệp đã tận dụng được nguồn lực lợi thế của hệ thống sản xuất và sản xuất ra các đơn hàng khẩu trang, đồ bảo hộ, vải kháng khuẩn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mùa dịch một cách nhanh chóng.

Cùng với dệt may Thành Công thì GIL cũng là doanh nghiệp có tăng trưởng ngược dòng với tổng doanh thu năm 2020 là 3456,7 tỷ đồng tăng 36,2 % so với năm 2019 và lợi nhuận sau thuế tăng gần 92% so năm 2019. Doanh thu của GIL vẫn tăng trưởng nhờ kênh online bán hàng hiệu quả với 2 đối tác chủ yếu là Amazon và IKEA. Các mặt hàng của GIL rất đa dạng gồm túi xách, balo, quần áo...

Các doanh nghiệp sợi cũng không tránh khỏi những tổn thất về kinh tế trong đó HSM và BVN là hai doanh nghiệp không những lợi nhuận bị giảm mạnh mà thậm chí còn ở tình trạng lợi nhuận âm. HSM và BVN có lợi nhuận sau thuế năm 2018 lần lượt là 28,31 tỷ đồng và 1,9 tỷ đồng nhưng đến năm 2020 con số này đã giảm mạnh và lợi nhuận sau thế lần lượt là -200,06 tỷ đồng và -3,98 tỷ đồng. Ta thấy được ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế ngành dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu 023 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm nghành dệt may được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w