Mô tả các biến nghiên cứu và xác định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 016 ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 40)

Sinh viên đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 theo kế thừa các học thuyết kinh tế và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây với các biến độc lập, và biến phụ thuộc được nêu dưới đây:

2.4.1.1. Biến phụ thuộc - ROA

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được đánh giá qua nhiều yếu tố, trong đó thường được đánh giá qua chỉ tiêu ROA.

ROA (Return On Asset) hay tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Công thức:

λ, . a a, y. z,λ,x.x L i nhu n sau thuợ ậ ế T su t sinh l i trên t ng tài s n (ROA) = ^ỷ ấ ờ ổ ả a,' . y.—;———;---—

2.4.1.2. Biến độc lập • Cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh: Lý thuyết M&M (1958,1963) cho rằng khi một công ty hoạt động trong môi trường hiệu quả, cơ cấu vốn sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nhưng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của công ty trong trường hợp liên quan đến thuế TNDN. Theo lý thuyết cơ cấu

vốn tối ưu, các công ty có thể có các ưu đãi về thuế khi họ bắt đầu đi vay nợ. Có lá chắn thuế sẽ làm giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận của công ty. Vì vậy, việc lựa chọn

và sử dụng vốn như thế nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Devi (2014), Kouser và cộng sự (2011) và Abor (2005), các doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều thì càng được hưởng lợi từ lá chắn thuế, họ càng

kiếm được nhiều lợi nhuận. Robertson và Dessi (2003) cũng chỉ ra rằng cơ cấu tài chính có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số bài nghiên cứu khác lại cho rằng tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, chẳng hạn như Biger và cộng sự (2008), Dogan (2013), Afza và Hussain (2011). Đặc biệt, Biger và cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng tác động của tỷ lệ nợ của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào từng ngành. Qua đây, ta có thể thấy xu hướng ảnh hưởng của tỷ lệ nợ nợ đến KNSL phụ thuộc vào từng mẫu nghiên cứu, tùy thuộc vào các yếu tố như đối tượng và giai đoạn nghiên cứu. Trên cở sở này, bài viết có giả thuyết như sau:

Giả thuyết Hi: Tỷ số nợ có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Khi đề cập đến CCV của doanh nghiệp, người ta thường xác định bằng tỷ số nợ, thể hiện mức độ sử dụng nợ cao hay thấp đo lường như sau:

T s n (DA) =ỷ ố ợ T ngổ nợ ph iả trả T ng tài s nổ ả 2.4.1.3. Biến kiểm soát

Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

Quy mô doanh nghiệp là một trong những dấu hiệu giúp các nhà đầu tư nhận diện được doanh nghiệp. Một công ty hay tập đoàn lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh nhờ

quy mô lớn hơn, chẳng hạn các doanh nghiệp lớn hơn có thể sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản hiệu quả hơn dẫn đến hoạt động SXKD cũng hiệu quả hơn. Vì vậy, đa số các công ty đều hướng tới việc tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô để phát triển. Theo kết quả nghiên cứu của Zeitun và cộng sự (2007), Huỳnh Thị Tuyết Phương (2016) cho thấy quy mô của một doanh nghiệp có mối tương quan thuận chiều với KNSL của doanh nghiệp. Từ cở sở lý thuyết và thực nghiệm trên, bài viết có giả thuyết:

Giả thuyết H2: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Cụ thể, sinh viên đã đề xuất đưa biến kiểm soát quy mô doanh nghiệp vào mô hình nghiên cứu. Khi ước lượng mô hình hồi quy thì SIZE được lấy là logarit tự nhiên tổng

tài sản của mỗi doanh nghiệp lấy mẫu tại thời điểm cuối năm tài chính. SIZE = ln(T ng tài s n)ổ ả

Khả năng thanh toán (CR)

Các lý thuyết về cơ cấu vốn đều cho rằng khả năng thanh toán của một doanh nghiệp có tác động đến CCV của doanh nghiệp đó nhưng lại không thống nhất quan điểm. Một số lý thuyết cho rằng các công ty có KNTT cao sẽ có tỷ lệ nợ tương đối cao hơn bởi các công ty đó có khả năng trả nợ ngắn hạn cao hơn khi các khoản nợ đến hạn. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tác động tới KNTT của doanh nghiệp là KNSL. Với các yếu tố xác định, nếu một doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao hơn thì dòng tiền được lưu chuyển tốt hơn, KNTT của doanh nghiệp cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, KNTT cũng có ảnh hưởng gián tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ví dụ, một công ty cần duy trì một mức ngân sách nhất định và đảm bảo KNTT thì mới có đủ khả năng mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động SXKD, nhằm tạo ra doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Trong trường hợp thiếu ngân sách, hoạt động SXKD của doanh nghiệp có thể bị gián đoạn, tác động tiêu cực đến doanh thu, hoặc doanh nghiệp sẽ phải huy động thêm các nguồn tài trợ khác, điều này sẽ làm phát sinh

thêm các khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp và vô hình chung sẽ tạo ra gánh nặng chi phí sử dụng vốn trong tương lai. Ngoài ra, trước khi quyết định cho vay, các

chủ nợ sẽ kiểm tra các tài sản hiện có của doanh nghiệp để xác định xem doanh nghiệp

đủ khả năng trả nợ hay không. Họ cũng cân nhắc đến các chỉ tiêu khác như lợi nhuận bởi dòng tiền thu vào càng mạnh càng chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trả nợ đúng hạn. Khả năng thanh khoản cao sẽ giúp xây dựng lòng tin của chủ nợ dành cho DN, lúc này DN sẽ có cơ hội huy động vốn vay để sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh và cộng sự (2017) và Hassan S.U. và Farouk M.A. (2014) cho thấy, doanh nghiệp có KNTT cao thì KNSL cũng cao. Từ cơ sở này,

bài viết có giả thuyết:

Giả thuyết H3: Khả năng thanh toán có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh

lời của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Biến KNTT trong mô hình nghiên cứu được đo lường bằng công thức sau:

CR = Tài s n ng nả ắ

h nạ N ng n h nợ ắ ạ • Cấu trúc tài sản (TANG)

Tài sản cố định hữu hình là một trong những nhân tố quan trọng của DN bởi nó có thể được xem là khoản thế chấp mà doanh nghiệp đưa ra khi đi vay. Lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn cho rằng tỷ lệ TSCĐ có tác động cùng chiều với cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lý thuyết trật tự phân hạng cũng cho ra kết luận tương

tự trên do các doanh nghiệp có càng nhiều tài sản cố định hữu hình thì càng dễ dàng hơn trong việc đi vay. Nhất là với hoàn cảnh của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay, chênh lệch thông tin còn ở mức cao nên tỷ lệ tài sản cố định ngày càng có vai trò quan trọng trong việc vay mượn. Thực tế đã cho thấy

các DN có cấu trúc tài sản hay tỷ lệ tài sản cố định cao sẽ gây dựng được lòng tin với

các chủ nợ bởi đây được coi là một khoản thế chấp đảm bảo khi doanh nghiệp đi vay và cũng giúp giảm rủi ro của người cho vay từ chi phí đại diện của việc sử dụng nợ, do đó mang lại một sự yên tâm cho chủ nợ (theo Titman & Wessels, 1988). Tuy nhiên,

một số doanh nghiệp có tỷ lệ TSCĐ cao nhưng lại hiệu quả kinh doanh thấp, do đầu tư mua sắm nhiều vào tài sản cố định khiến cho lưu chuyển dòng tiền bị chậm dẫn đến không cải thiện được kết quả kinh doanh (Zeitun & Tian, 2007). Do đó, tài sản cố định hữu hình là một nhân tố không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD,

ảnh hưởng đến KNSL của doanh nghiệp. Dựa vào cơ sở trên, bài viết có giả thuyết như sau:

Giả thuyết H4: Cấu trúc tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Biến cấu trúc tài sản trong mô hình được đo lường như sau: _______ Tài s n c đ nh h u hìnhả ố ị ữ

TANG = —— T ng tài s nổ ả • Tốc độ tăng trưởng (AG)

Theo nghiên cứu của Myers (1984), khi một doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều thì CSH của doanh nghiệp có xu hướng đầu tư ít đi vì lợi nhuận thu được sẽ có lợi cho chủ nợ hon các chủ sở hữu. Các doanh nghiệp có sự tăng trưởng vượt trội hon

sẽ cần sử dụng một lượng vốn lớn hon để đầu tư. Do đó, các nguồn vốn nội sinh sẽ dần không đủ để tài trợ cho các hoạt động đầu tư đó. Các DN sẽ phải huy động thêm nhiều nguồn vốn vay bên ngoài. Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng lại chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ của DN. Lý thuyết này cũng khẳng định rằng khi phải huy động thêm các nguồn vốn ngoại sinh, các doanh nghiệp

sẽ ưu tiên sử dụng nợ vay. Tăng trưởng là một trong những mục tiêu mà bất cứ DN nào cũng hướng tới trong suốt toàn bộ quá trình kinh doanh. Các doanh nghiệp có tốc

độ tăng trưởng cao thường có hiệu quả hoạt động và vị thế tốt trên thị trường, bởi vì điều này chứng tỏ các công ty này có thể thu được lợi nhuận từ việc vận hành kinh doanh. Theo kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), tốc độ tăng trưởng có mối

quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động SXKD của DN. Từ cơ sở lý thuyết và thực nghiệm trên, bài viết có giả thuyết như sau:

Giả thuyết H5: Tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Cụ thể, biến tốc độ tăng trưởng của DN được đưa vào mô hình với công thức như

sau:

Giá tr t ’ng tài s n cu i kìị ổ ả ố AG = ;i,2 JΛT ɪ “ - 1

ZISE Quy mô doanh nghiệp của doanh nghiệp i trong năm t CR Khả năng thanh toán của doanh nghiệp i trong năm t

từ lãi tiền vay. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi có lá chắn thuế dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp có thể được cải thiện. Do thuế suất thực tế của mỗi doanh

nghiệp là khác nhau nên biến này thường được dùng để xác định mức độ tác động của thuế đối với các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Từ nhận định trên, sinh viên đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết ≡6: Thuế suất thực tế có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Trên cơ sở đó, sinh viên đề xuất đưa biến TAX vào mô hình nghiên cứu. Thuế suất thực tế được tính trong bài nghiên cứu theo công thức sau:

Thuế thu nh pậ doanh nghi pệ L i nhu n trợ ậ ước thuế

Một phần của tài liệu 016 ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 40)