Thảo luận kết quả mô hình

Một phần của tài liệu 016 ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 67)

Sau khi thiết lập được mô hình và lượng hóa ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến KNSL các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam, ta nhận thấy có mối tương quan âm giữa KNSL của doanh nghiệp với tỷ lệ nợ và cấu trúc tài sản nhưng lại có mối tương quan dương với quy mô và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp BĐS niêm yết. Theo kết quả hồi quy ROA với mức ý nghĩa 5% ta có một số kết luận được rút ra về mối tương quan của các nhân tố sau:

Cơ cấu vốn và KNSL của doanh nghiệp

Kết quả hồi quy ước lượng cho thấy hệ số hồi quy đại diện cho biến cơ cấu vốn mang dấu âm (-) cho ta biết mối tương quan giữa KNSL và cơ cấu vốn là nghịch chiều. Nghĩa là tỷ số nợ càng cao thì khả năng sinh lời càng thấp và ngược lại. Cụ thể, với điều kiện các biến hồi quy khác không thay đổi, tỷ số nợ tăng 1 đơn vị thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm đi 0.0514 đơn vị. Có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ nợ có tác động 2 mặt đến lợi nhuận của DN. Các doanh nghiệp sử dụng nợ như đòn bẩy tài chính để làm gia tăng lợi nhuận từ lợi ích của lá chắn thuế, nhưng nếu không sử dụng nợ một cách hiệu quả sẽ có thể dẫn đến các gánh nặng tài chính và rủi ro tiềm tàng như phá sản. Kết quả nghiên cứu này củng cố và ủng hộ những kết luận của các nhà nghiên cứu trước đây như: Biger và cộng sự (2008), Onaolapo & Kajola (2010), Lê Phương Dung và cộng sự (2014), Lê Thị Mỹ Phương (2017); tuy nhiên lại trái ngược với một số nghiên cứu khác như: Abor (2005), Kouser và cộng sự (2011), Devi

(2014), Nguyễn Anh Hiền (2019).

Quy mô doanh nghiệp và KNSL của doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô DN có tác động cùng chiều đến KNSL, tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh và cộng sự (2017), Zeitun & Tian (2007) và ngược lại với kết quả thực nghiệm của Evan và Whittington (1980), Goddard và cộng sự (2005), Lê Thị Mỹ Phương (2017). Cụ thể, khi quy mô doanh nghiệp theo tài sản tăng 1% thì KNSL trên tổng tài sản tăng xấp xỉ

khoảng 0.007%. Các DN có quy mô hoạt động lớn có vị thế và nguồn lực tốt hơn các

doanh nghiệp nhỏ từ đó tận dụng lợi thế của mình trên thị trường, phát huy hiệu quả sử dụng tài sản, tạo động lực gia tăng KNSL của doanh nghiệp. Ngoài ra, so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh mạnh về vốn, nhân

lực, thương hiệu tốt hơn nên có thể tạo ra sự cân bằng giữa sản xuất và kinh doanh giúp các công ty kinh doanh BĐS kinh doanh hiệu quả, nâng cao lợi nhuận.

Cấu trúc tài sản và KNSL của doanh nghiệp

Nghiên cứu đã chỉ ra chiều hướng ảnh hưởng ngược chiều cấu trúc tài sản đến

các chỉ tiêu ROA. Nghĩa là các doanh nghiệp có cấu trúc tài sản mà trong đó tỷ lệ TSCĐ càng cao thì KNSL trên tổng tài sản càng thấp. Cụ thể, đối với các DN bất động sản trong giai đoạn từ 2013 - 2020, khi tỷ lệ tài sản cố định tăng 1 đơn vị thì khả năng sinh lời trên tổng tài sản giảm 0.0795 đơn vị. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có chu kì kinh doanh dài, giá trị đầu tư vào TSCĐ rất lớn nên nếu không được sử dụng một cách có hiệu quả có thể dẫn đến ứ đọng nguồn vốn nội sinh, hậu quả là làm giảm lợi nhuận, tác động xấu đến ROA. Nghiên cứu của nhà nghiên cứu Gill cùng các cộng sự (2010) cũng có kết luận tương tự cho vấn đề này. Do đặc điểm ngành BĐS có liên quan đến một lượng tài sản lớn trong nền kinh tế, nên tỷ lệ tài sản cố định không chỉ có tác động lớn đến khả năng SXKD của doanh nghiệp bất động sản nói chung mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Để cải thiện vấn đề này, các doanh nghiệp BĐS có xu hướng thuê tài sản nhiều hơn từ đầu tư mua sắm các tài sản cố định để giảm chi phí. Qua đó, có thể sử dụng nguồn vốn cố định này cho các hoạt động đầu tư kinh doanh dự án khác, tận dụng được sự vận động của nguồn vốn, tránh bị ứ đọng nguồn vốn không thể giải ngân. Ngoài ra, do đặc thù ngành BĐS, nên việc đầu tư TSCĐ có tính chất mùa vụ nên các DN cần tránh sử dụng tài sản kém hiệu quả dẫn đến KNSL giảm.

Tốc độ tăng trưởng và KNSL của doanh nghiệp

Theo kết quả của mô hình đã chỉ ra ảnh hưởng cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và KNSL của doanh nghiệp. Những DN có tốc độ tăng trưởng cao, tập trung mở rộng SXKD tạo bàn đạp cho DN phát triển ra tăng lợi nhuận.

Củng cố kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Abbasali & Esfandiar (2012), nghiên cứu chỉ ra rằng, khi tốc độ tăng trưởng tăng 1 đơn vị thì KNSL trên tổng TS tăng 0.0334 đơn vị. Điều này được cho là hợp lý bởi trong thực tế ngành BĐS là ngành có

liên quan trực tiếp đến một lượng tài sản lớn, nếu DN hoạt động có hiệu quả, lượng tài sản này ngày càng được mở rộng, quy mô doanh nghiệp cũng ngày càng lớn mạnh

tạo động lực tăng trưởng cho DN. Đây là cơ sở để doanh nghiệp phát triển, gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

Một phần của tài liệu 016 ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 67)