Tổng quan về ngành bất động sản Việt Nam

Một phần của tài liệu 016 ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 56)

Hình 3.1: Tỷ lệ tăng trưởng ngành bất động sản giai đoạn 2005 - 2020

Nguồn: Số liệu GSO Trước năm 2013, thị trường BĐS biến động chưa từng có. Trong giai đoạn này, thị trường BĐS chứng kiến một vòng chu kì bùng nổ và thoái troài. Thị trường bất động sản bùng nổ vào năm 2007- 2008 với đợt sốt đất khiến giá BĐS tăng cao kỉ lục so với giá trung bình của năm liền trước gấp 3 lần. Cuộc khủng hoảng về tài chính toàn cầu tại giữa năm 2008, đã làm chu kỳ kinh tế suy thoái nghiêm trọng, kéo theo đó là chu kỳ thoái trào của thị trường bất động sản. Tiếp theo là cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu vào năm 2010 hay cuộc khủng hoảng ngân sách khiến nước Mỹ có nguy cơ vỡ nợ vào năm 2012 khiến cho thị trường này giảm tốc và phải chật vật phục hồi. Từ năm 2013 đến năm 2014, thị trường ấm dần lên, bắt đầu tan băng và xu hướng tăng trưởng tương đối mạnh sau đó duy trì mức độ tăng trưởng qua các năm. Từ năm 2018, đà giảm tốc của thị trường BĐS dần lộ diện với sự sụt giảm nguồn cung kéo dài sang năm 2019-2020, tiêu thụ tài sản có dấu hiệu chững lại và thấp dần. Sự sụt giảm này do các công tác rà soát pháp lý những dự án bất động sản trên diện rộng, từ

đó dẫn đến việc kéo dài việc chuẩn bị hồ sơ, hoàn tất thủ tục cho các dự án địa ốc. Song song đó, cùng với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid - 19 càng khiến cho thị trường BĐS diễn biến chậm chạp và thận trọng hơn trước.

Đến năm 2019, ngành BĐS đã chững lại rồi chuyển hướng mạnh mẽ so với giai đoạn 2017 - 2018 đang trên đà phát triển chậm dần đều do những rào cản về mặt pháp lý. Nguyên nhân lớn nhất gây ra sự suy giảm của ngành này trong năm 2019 là do các cơ quan quản lý nhà nước thắt chặt hơn trong công tác kiểm tra, phê duyệt dự án, vào cuộc thanh tra, giám sát các dự án bất động sản được cấp chủ trương cấp giao

đất đồng thời siết chặt tín dụng cho bất động sản, khiến các giao dịch bất động sản bị chững lại.

Bước sang năm 2020 gặp nhiều khó khăn, thị trường BĐS đầy biến động khi hầu hết các loại hình BĐS đều chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Thị trường hầu như đóng băng vào các tháng 3 - 4, trong khi thông thường mùa xuân được coi là mùa nóng nhất đối với BĐS. Nhiều dự án bị đình trệ, dừng thi công, số lượng giao dịch giảm do khó tiếp cận khách hàng, cơ chế chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp BĐS còn hạn chế. Tuy nhiên sau đó, bất chấp các đợt bùng dịch diễn ra trong năm 2020 cũng như được dịch mới trong đầu năm 2021, thị trường dần dần hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng nhanh chóng từ quý 3 từ - 0.35% tăng lên 1.33% trong quý 4 năm 2020, đóng góp 4.42% GDP cả nước.

Tuy nhiên, theo số liệu GSO cũng cho thấy triển vọng phục hồi của ngành BĐS, khi ngành này đón đầu giải ngân 3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2020, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện. Trong năm 2020, vốn FDI đầu tư trực tiếp trong ngành BĐS chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và cao hơn 2 lần vốn thực hiện của ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt... Trước đó, trong 11 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 3,8 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019

và xếp vị trí thứ 3.

BĐS liên quan đến rất nhiều ngành kinh tế khác, một công trình hoàn thành cần có sự tham gia của nhiều ngành nghề khác nhau như xây dựng, sản xuất VLXD, du lịch, môi giới, ngân hàng... Cho nên việc chững lại của ngành BĐS trong giai đoạn

năm 2019 - 2020 ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế nói chung, những điểm

sáng của thị trường BĐS được ghi nhận cuối năm 2020 sẽ là động lực giúp ngành này

khôi phục tăng tưởng nói riêng và là động lực hồi phục nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu 016 ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w