Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 016 ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 70)

Tái cấu trúc nguồn vốn

Thực trạng đã cho thấy rằng nhiều công ty kinh doanh ngành BĐS còn có quy

mô vốn nhỏ nên khả năng tài chính của các công ty này còn rất hạn chế. Để cải thiện được vấn đề này thì các công ty này nên thúc đấy gia tăng nguồn vốn nội sinh sẽ giúp

nâng cao khả năng tự chủ tài chính của các công ty này, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp này có thể vượt qua các thời điểm khó khăn khi mà các ngân hàng giảm hạn mức cho vay, thắt chặt tín dụng hay tăng lãi suất. Để tránh các trường hợp nêu trên, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BĐS có thể gia tăng vốn tự có bằng cách:

- Gia tăng lượng lợi nhuận giữ lại, khai thác triệt để nguồn vốn nội sinh từ lợi nhuận giữ lại. Đây chính là nguồn lực tài chính giúp doanh nghiệp chủ động cung ứng nguồn vốn kinh doanh, kịp thời nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh,

giữ quyền kiểm soát hoạt động tài chính, tránh tạo ra gánh nặng về chi phí lãi vay và trả nợ đúng hạn cho chủ nợ, từ đó đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.

- Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần là một trong những biện pháp phổ biến đối với DN cần tiến hành công tác tái cấu trúc một cách toàn diện. Doanh nghiệp có thể đàm phán, tìm phương án hiệu quả nhất để tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài như phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn liên doanh, liên kết. Với các điều kiện kinh doanh như hiện nay, thị trường Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các DN có thể xem xét khai thác nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài như FDI hay tập trung khai thác tiềm năng thông qua hình thức phát hành riêng lẻ nhằm thu hút các vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tiếp cận

với kỹ thuật công nghệ hiện đại và kỹ năng quản trị từ các doanh nghiệp của nước ngoài.

- Các DN có thể mở rộng quy mô, kêu gọi thêm thành viên cũng như cổ đông góp vốn nhằm giúp doanh nghiệp có thêm một lượng vốn nội sinh rất lớn.

- Các DN có KNSL cao, có nhiều cơ hội tăng trưởng nên mở rộng quy mô, tung ra thị trường thêm cổ phiếu để huy động vốn nhiều hơn trên thị trường này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xem xét phát hành cổ phiếu ưu đãi (không tham gia quản lý) với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm để huy động vốn. Bên cạnh các giải pháp nhằm thức đẩy gia tăng vốn tự có, các doanh nghiệp ngành Bất động sản cũng nên xem xét đến việc tìm kiến thêm các nguồn tài trợ vốn khác. Đối với các doanh nghiệp ngành Bất động sản, việc sử dụng các tài sản ngắn hạn để thế chấp hoặc bán những tài sản tương lai đều là những phương pháp tương đối tốt để huy động vốn hiệu quả. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng nên tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với ngân hàng cũng như các đối tác kinh doanh để có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác khi cần thiết. Mặt khác, một trong những

hình thức khá phổ biến trên thế giới đó là thuê tài chính, hình thức này không đòi hỏi

đảm bảo có trước, vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận các loại hình tín dụng mới, vừa giúp giảm bớt áp lực về tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đén công tác thu hồi các khoản nợ tồn đọng từ các dự án. Các doanh nghiệp cần có biện pháp mạnh đối với các khoản nợ dây dưa, khó đòi. Đối với các gói thầu xây dựng và các công trình đã được doanh nghiệp giao khoán, thì giám đốc đơn vị, đội trưởng phụ trách phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các khoản công nợ tại các gói thầu, công trình.

Tăng cường kiểm soát nợ và chi phí lãi vay

Lý thuyết tài chính kết hợp với kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời. Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao nhưng quản lý sử dụng nguồn tài trợ này không hợp lý sẽ gây ra lãng phí các tác động tích cực của đòn bẩy tài chính ngược lại còn ngày càng làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp.

Mục đích cuối cùng trong kinh doanh đối với bất kỳ công ty nào cũng là tạo ra lợi nhuận và phát triển bền vững, vì vậy việc tiết kiệm chi phí cũng là một trong biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nợ. Cụ thể, cần kiểm soát tốt chi phí, đặt biệt là những chi phí lãi vay, chi phí tài chính liên quan đến chi phí sử dụng vốn. Bên

cạnh đó, cũng cần quan tâm đến các chi phí khác như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Hiểu rõ được CCV của doanh nghiệp cũng như các chi phí sử dụng

vốn từ các nguồn tài trợ khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được chi phí, qua đó tiết kiệm, điều tiết dòng tiền hiệu quả hon và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Để làm được vậy, doanh nghiệp cần xem xét và dánh giá những tác động của sử dụng nợ và đưa ra một co cấu vay nợ với chi phí hợp lý song song với các kênh huy động khác sao cho tạo ra được một CCV tối ưu cho doanh

nghiệp trong từng thời kỳ. Việc xây dựng ngân sách hoạt động cho các năm là cách làm mà doanh nghiệp có co hội để nhìn lại năng lực của chính doanh nghiệp, xem xét

vị thế của mình ở đâu trên thị trường. Ngân sách định hướng cho chiến lược kinh doanh trong tưong lai, giúp cho doanh nghiệp nắm băt rõ được những nguồn lực đang

có và năng lực tài chính của DN nhằm ra các giải pháp quản lý và sử dụng các nguồn

lực này hiệu quả. Từ đó, DN sẽ có thể kiểm soát được chi phí tốt hon. • Nâng cao hiệu suất sử dụng của tài sản cố định

Qua nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ TSCĐ có tác động tiêu cực đến KNSL của doanh nghiệp. Do đó, để cải thiện và nâng cao KNSL, các nhà quản lý cần tập trung xem xét điều chỉnh co cấu vốn thay vì tập trung mở rộng quy mô đầu tư tài sản của DN. Nếu đầu tư các TSCĐ không hiệu quả có thể dẫn đến lưu chuyển vận động dòng

tiền không linh hoạt khiến hoạt động SXKD bị ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp bất động sản có nhu cầu về sản xuất, khai thác, xây dựng và đầu tư TSCĐ, có xu hướng thuê tài sản sẽ là một giải pháp. Thực chất, cho thuê cũng là một loại hình tín dụng tưong tự như ngân hàng, tuy nhiên lại là hình

thức cấp tín dụng bằng tài sản. Sử dụng cách này sẽ giúp các DN đầu tư lĩnh vực BĐS

tiết kiệm thời gian và giảm bớt chi phí trong trường hợp có như cầu vay vốn để tăng TSCĐ.

Ngoài ra, để có thể cải thiện được vấn đề này các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu suất sử dụng của tài sản cố định tại doanh nghiệp. Điều này cần được xem xét và đánh giá một cách thường xuyên thông qua tính toán các chỉ số tài chính liên quan

đến hiệu quả của tài sản cố định như vòng quay tài sản cố định, khả năng sinh lời của

tài sản cố định... Hon nữa các DN kinh doanh BĐS cần thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ. Đánh giá đúng tài sản cố định góp phần nhận định chính xác sự thay đổi của vốn cố định, quy mô vốn cần bảo toàn. Bên cạnh đó, cần tiến hành điều

chỉnh giá trị của TSCĐ một cách kịp thời, nhanh chóng sẽ giúp đơn vị kinh doanh tính đủ và chính xác chi phí khấu hao tài sản cố định, không để mất vốn cố định. Neu

khấu hao nhỏ hơn mức hao mòn thực tế sẽ khiến doanh nghiệp có thể không thu hồi đủ vốn khi hết thời gian sử dụng, nếu mức khấu hao quá lớn sẽ khiến chi phí tăng lên

một cách phi thực tế, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút.

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giải quyết được vấn đề về vốn trong việc mở rộng đầu tư kinh doanh. Sự gia tăng quy mô tài sản đầu tư có xu hướng làm giảm

KNSL của một công ty. Đầu tư tài sản cần xem xét đến hiệu quả hoạt động của tài sản, tránh đầu tư dàn trải, quá mức, không tận dụng được hết công suất của tài sản sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh đòn bẩy

tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp thì cấu trúc tài sản với tỷ lệ TSCĐ cao cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến KNSL của doanh nghiệp. Do đó, để cải thiện vấn đề này, nhà đầu tư cần cân nhắc cơ cấu vốn và tập trung đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trước khi triển khai mở rộng quy mô đầu tư của doanh nghiệp. Tránh sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định

Một phần của tài liệu 016 ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 70)