Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của tài sản

Một phần của tài liệu 048 các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm TPCN hương hoàng (Trang 27 - 29)

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = —ɪ-

• o TSCDbq

Chỉ tiêu này nói lên mức độ đầu tư vốn vào TSCĐ hay còn có thể hiểu là cứ một đồng TSCĐ được đầu tư thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ đo lường hiệu quả quản trị bộ phận TSDH quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng TSCĐ thấp hoặc giảm so với doanh nghiệp khác hay so với năm trước, thường sẽ được đánh giá là sức tạo doanh thu của TSCĐ kém hơn hay công tác quản lí TSCĐ trong doanh nghiệp chưa hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế điều kết luận này chưa hẳn đã chính xác do múc độ và xu hướng của tỷ số này chịu ảnh hưởng của những nhân tố đặc trưng cấu thành nên nó ví dụ như : vòng đời của một donh nghiệp, chu kì sống của sản phẩm, mức độ hiện đại hay lạc hậu của công nghệ, phương pháp tình khấu hao TSCĐ, thời điểm hình thành nên TSCĐ ... Vì vậy, khi phân tích cần phải xem xét 1 cách cẩn trọng những xu hướng diễn biến của tỷ số này.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường tổng quát về năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp. Thể hiện qua một mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp (bao gồm cả DTT, DTHĐTC và thu nhập khác) với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp.

ττ.^ Λ , 1 Tông doanh thu vả thu nhập khác

Hiệu suất sử dụng TTS = —---≡÷---

• b TTSbq

Mối quan hệ này cho phép đo lường hiệu quả đầu tư chung bằng cách dựa vào tác động qua lại của cả TSDH và TSNH. Tỷ số này càng cao thường được đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo thời gian và

việc so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành có thể chỉ ra những hiệu quả hoặc cơ hội tiềm tàng của doanh nghiệp.

- Vòng quay các khoản phải thu và số ngày một vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với các khoản phải thu của doanh nghiệp được xác định như sau:

__________ DTT

VQKPT = -∈-

KPTbq

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào các khỏan phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết của doanh nghiệp, qua đó để đánh giá hiệu quả của một chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

Kỳ thu tiền trung bình là chỉ tiêu phản ánh số ngày trung bình từ khi doanh nghiệp xuất giao hàng đến khi doanh nghiệp thu được tiền về.

KTTTB = KPTbq xsố ngày trong kĩ

DTT

So với năm trước, vòng quay các khoản phải thu giảm hay thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn thể hiện vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều hơn ở khâu thanh toán, dẫn tới nhu cầu vốn doanh nghiệp gia tăng (trong điều kiện qui mô sản xuất kinh doanh không đổi). Điều này có thể do một chính sách tín dụng kém hiệu quả hoặc chính sách nới lỏng tín dụng với bạn hàng nhằm mở rộng doanh số hoạt động. Ngược lại, vòng quay các khoản phải thu tăng thường nói lên rang doanh nghiệp đang quản lí các khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn. Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải thu tăng có thể do khâu tín bán hàng không hiệu quả do doanh nghiệp thắt chặt chính sách tín dụng hoặc cũng có thể do công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt.

- Vòng quay hàng tồn kho (HTK) và số ngày một vòng quay HTK:

Vòng quay HTK phản ánh số lần trung bình hàng tồn khi luân chuyển trong kìđược xác định bằng:

VQHTK =

Số ngày một vòng quay HTK là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua nguyên liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian lưu kho.

r,A , ʌ. , ττrτ,τ^ HTKbqxsongaytrongki

Số ngày một vòng quay HTK =---TTTT--- —

Các chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá chính sách đầu tư HTK hay hiệu quả quản trị HTK của doanh nghiệp. Thông thường so với kì trước, vòng quay HTK giảm hay số ngày một vòng quay HTK tăng cho thấy HTK luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng trong điều kiện qui mô sản xuất không đổi. Tuy nhiên, có trường hợp vòng quay HTK giảm là do kết quả của việc dự trữ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng, nhu cầu mùa vụ hay một sự dự đoán xu hướng càu tăng, hoặc vòng quay HTK tăng do tình trạng cạn kho của doanh nghiệp hay sự thu hẹp về qui mô sản xuất.

Một phần của tài liệu 048 các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm TPCN hương hoàng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w